ĐHĐCĐ quỹ mở VCBF: Hầu hết các rủi ro đã phản ánh vào giá cổ phiếu
Chiến lược đầu tư của VCBF trong năm 2019 vẫn tiếp tục tập trung các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, thương mại điện tử, du lịch và dịch vụ tài chính, các công ty tiện ích, logistic và khu công nghiệp.
Cuối tuần qua (12/4), Công ty Liên Doanh Quản Lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF) đã tổ chức Đại hội Nhà Đầu tư Thường niên của Quỹ Đầu tư Cân bằng Chiến lược VCBF và Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hàng đầu VCBF với hơn 100 nhà đầu tư đã đến tham dự Đại hội của hai quỹ.
Tại Đại hội, công ty VCBF đã cập nhật triển vọng thị trường, chiến lược đầu tư, cũng như kết quả hoạt động của các quỹ mở của VCBF.
VCBF đánh giá, Việt Nam có cơ sở vững chắc để tăng trưởng trong 2019, bao gồm nhu cầu nội địa vẫn tốt, được củng cố bởi tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư. Đối với thị trường chứng khoán, TS. Vũ Quang Đông, Tổng Giám Đốc của VCBF cho rằng, hầu hết các rủi ro đã phản ánh vào giá cổ phiếu, trong khi dự báo tăng trưởng lợi nhuận các công ty vẫn ở mức tốt.
Cuối năm 2018, hệ số giá trên thu nhập (P/E) của VN-Index là 15,6 lần, ngang với mức trung bình 16 lần và thấp hơn hẳn so với mức 21,8 lần tại thời điểm VN-Index đạt đỉnh lịch sử vào tháng 4/2018. Mức định giá hiện tại đã hấp dẫn hơn so với hầu hết các thị trường trong khu vực dù cho mức định giá này đã bị “bóp méo” bởi một số cổ phiếu vốn hoá lớn đang được định giá rất cao.
Thống kê cho thấy, P/E và hệ số thị giá trên giá trị sổ sách (P/B) của 30 công ty lớn nhất trong rổ VN-Index chiếm tới 82% vốn hoá của chỉ số, lần luợt là 29,9 lần và 4,4 lần. Trong khi P/E và P/B trung vị của các công ty niêm yết chỉ là 9,1 lần và 0,9 lần. Điều này có nghĩa, nhiều cổ phiếu đang giao dịch ở mức chiết khấu lớn. Trong khi đó, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết được dự báo tăng trưởng ở mức bình quân 13% trong năm 2019.
Chiến lược đầu tư của VCBF trong năm 2019 vẫn tiếp tục tập trung các lĩnh vực hưởng lợi từ việc gia tăng thu nhập khả dụng như hàng tiêu dùng, bán lẻ, thương mại điện tử, du lịch và dịch vụ tài chính, các công ty tiện ích như sản xuất điện, các công ty hưởng lợi từ việc đẩy mạnh giải ngân cho cơ sở hạ tầng, nhóm ngành hưởng lợi từ hiệp định thương mại như logistic và khu công nghiệp.
Lợi nhuận của Quỹ Đầu tư Cân bằng Chiến lược VCBF đã đạt trung bình 13,92% mỗi năm kể từ khi thành lập ngày 24/12/2013 tính đến 31/03/2019. Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hàng đầu VCBF đạt lợi nhuận trung bình 14,61% mỗi năm kể từ khi thành lập ngày 22/8/2014 tính đến 31/03/2019.
Tổng Giám Đốc của VCBF cho biết, các quỹ mở của VCBF đã tận dụng cơ hội trong năm 2018 để mua các cổ phiếu ở mức định giá hấp dẫn. Với sức mạnh nội tại của quỹ bao gồm nhân sự và sự vững vàng của nền kinh tế Việt Nam, các quỹ mở của VCBF có tiềm năng tăng trưởng cao khi thị trường lấy lại đà tăng trưởng và luôn có thể đem lại tăng trưởng tài sản trong dài hạn cho các nhà đầu tư của Quỹ.
Video đang HOT
Trong quý I/2019, Quỹ Đầu tư Cân bằng Chiến lược VCBF đạt lợi nhuận 4,82% và Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hàng đầu VCBF đạt 5,56%. Hai quỹ mở này của VCBF đang quản lý tổng tài sản hơn 818 tỷ đồng của gần 3.500 nhà đầu tư tính đến ngày 31/3/2019.
Lợi nhuận tham chiếu của Quỹ Đầu tư Cân bằng Chiến lược VCBF là trung bình cộng giữa tỉ lệ tăng trưởng của VN-Index và lợi nhuận của trái phiếu Chính phủ 10 năm. Lợi nhuận tham chiếu của Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hàng đầu VCBF là tỉ lệ tăng trưởng của VN100 Index. (VN100 Index là chỉ số chứng khoán bao gồm 100 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất và thanh khoản cao trên sàn HSX).
HỒNG QUÂN
Theo bizlive.vn
[Quy tắc đầu tư vàng] Michael Lee Chin - Trở thành tỷ phú đầu tư nhờ chỉ dựa vào 5 phương pháp chọn cổ phiếu
Ông là một trong những tỷ phú giàu nhất Canada hiện nay với tài sản ròng hơn 3 tỷ USD thu được từ các khoản đầu tư của mình...
Michael Lee-Chin (sinh ngày 3 tháng 1 năm 1951), là một ông trùm kinh doanh - nhà đầu tư và nhà từ thiện nổi tiếng. Ông cũng là vị Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Portland Holdings Inc., một công ty đầu tư có trụ sở tại Ontario , Canada. Ông cũng là người có tài sản ròng trị giá 3,95 tỷ đô la CA tính đến tháng 3 năm 2018, và trở thành người giàu thứ 20 ở Canada (theo thống kê Forbes).
Michael Lee-Chin sinh năm 1951 tại Port Antonio, Jamaica trong một gia đình lai giữa hai châu lục Á - Phi. Mẹ của ông là người Jamaica còn bố ông là người Trung Quốc nhập cư. Ngay từ khi còn nhỏ, Michael Lee-Chin đã phải sống một cuộc sống thiếu thốn tình cảm và sự dạy dỗ của người cha vì trước khi Michael Lee-Chin ra đời, cha ông đã bỏ sang đế quốc Anh sinh sống.
Năm ông lên tám tuổi, mẹ của Michael Lee-Chin đã kết hôn với người chồng thứ 2. Hai người đã có thêm 6 người con. Sống trong một gia đình đông người, mẹ chỉ là một nhân viên kế toán bình thường chuyển việc nay đây mai đó còn bố dượng là nhân viên bán hàng tại một cửa hàng bách hóa bán thực phẩm.
Cuộc sống của ông đã trải qua rất nhiều thiếu thốn ngay từ nhỏ nên ngay từ năm 15 tuổi, ông đã xin việc làm thêm dọn dẹp trong một khách sạn nổi tiếng để kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học. Có lẽ do phải chịu nhiều thiệt thòi mà từ khi còn nhỏ, Michael Lee-Chin đã có được một ý chí quyết tâm trong học tập và ý thức độc lập trong cuộc sống. Ông học rất giỏi và trở thành một trong những gương mặt học tập tiểu biểu nhất của địa phương thời bấy giờ.
Năm 1970, ông đến Canada theo chương trình học bổng do chính phủ Jamaica tài trợ để học ngành Kỹ thuật Xây dựng tại Đại học McMaster và tốt nghiệp năm 1974. Trong những năm tháng học đại học, chưa từng một lần nào ông không dành được học bổng cuối kì.
Sau khi tốt nghiệp đai học, Michael Lee-Chin xin được vào làm nhân viên tại bộ phận tài chính của Công ty đầu tư Investors Group tại Hamilton, Ontario. Chính từ công việc này, Michael Lee-Chin đã có được nhiều điều kiện thuận lợi để tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực đầu tư. Trong những năm tháng đó, môi trường đầu tư tại Canada đang trong đà phát triển mạnh, nhiều người đã thành công khi đi bắt đầu đi lên từ con đường kinh doanh và đầu tư. Và Michael cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Sau vài năm chập chững bước vào kinh doanh, Michael Lee-Chin đã có trong tay một khoản vốn kha khá. Với tham vọng ngày một lớn, năm 1983, Michael Lee-Chin đã quyết tâm vay bằng được 500.000 USD của Ngân hàng Continental Bank of Canada để mua cổ phần tại Tập đoàn tài chính McKenzie Financial Corporation.
Trên đà tăng trưởng mạnh mẽ của McKenzie Financial Corporation, chỉ trong vòng 2 năm, số vốn 500.000 USD của Michael Lee-Chin đã tăng lên 35 triệu USD. Trên cơ sở những thành công đó, năm 1985, Michael Lee-Chin quyết định dồn vốn mở công ty đầu tư riêng lấy tên là Berkshire Group chia làm 3 chi nhánh Berkshire Investment Group, Berkshire Securities, Berkshire Insurance Services hoạt động trên lĩnh vực tài chính và bảo hiểm. Berkshire Group là công cụ hữu hiệu đầu tiên giúp Michael Lee-Chin mở rộng hoạt động đầu tư.
Năm 1980, Công ty đầu tư AIC Limited - một trong những doanh nghiệp lớn có tầm hoạt động rộng, đang đứng trên bờ vực phá sản do bị thua lỗ trên thị trường đầu tư bất động sản. Thấy được đây là một trong những doanh nghiệp đã tạo được vị trí trên thị trường đầu tư và có nhiều cơ hội phát triển, năm 1987, Michael Lee-Chin đã tìm cách mua lại AIC Limited.
Mười năm sau dưới sự điều hành của Michael Lee-Chin, AIC Limited không những đã đi vào ổn định mà còn thanh toán được những núi nợ trước đó. Tới năm 1990, những hạng mục đầu tư của AIC Limited đã tăng nhanh tới chóng mặt, chỉ riêng chương trình đầu tư tại Merrill Lynch, số vốn của AIC Limited đã lên tới 8 tỷ USD.
Michael Lee-Chin thừa nhận mình là người theo đuổi các triết lý đầu tư của Benjamin Graham và những học trò của ông, đặc biệt là Warren Buffett. Ông tổng kết phương pháp lựa chọn doanh nghiệp của mình bao gồm 5 điểm chính:
1. Chọn mua cổ phiếu ở một mức biên an toàn (Margin of safety):
Thông thường chúng ta thường có xu hướng yêu thích việc mua hàng khi đang giảm giá. Hoàn toàn tương tự trong việc mua bán cổ phiếu, nhà đầu tư thông thái luôn là người muốn mua được cổ phiếu ở mức giá thấp hơn đáng kể so với giá trị của nó, thường chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng. Mức chênh lệch thấp hơn đó chính là biên an toàn, tức là một khoảng cách an toàn để phòng ngừa rủi ro giá trị nội tại của cổ phiếu bị sụt giảm so với giá trị tại thời điểm nhà đầu tư mua vào.
2. Không mua bán theo đám đông
Như Warren Buffett từng nói "hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và sợ hãi khi người khác tham lam". Michael cho rằng nhà đầu tư giá trị chỉ quan tâm đến giá trị thực sự của cổ phiếu. Thay vì phán đoán tâm lý đám đông, họ cố gắng để hiểu hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.
3. Kiên nhẫn và cẩn trọng
Nhà đầu tư giá trị chỉ hành động khi cơ hội xuất hiện. Họ sẵn sàng bỏ qua hàng loạt cơ hội và không có thêm một khoản đầu tư nào trong suốt thời gian dài, mặc dù thị trường diễn biến rất tốt. Chính vì thế, những nhà đầu tư giá trị vĩ đại như Warren Buffett rất ít khi giải ngân, nhưng mỗi lần giải ngân thường là những khoản đầu tư có giá trị lớn.
4. Không nên quá tập trung vào cơ hội, trước tiên phải hạn chế tối đa mức rủi ro
Michael cho rằng việc hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư chứng khoán quan trọng không kém việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trong tương lai. Thông thường để hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần được trang bị kiến thức về thị trường, chút ít phân tích kĩ thuật đồng thời thành thạo về cả phân tích cơ bản các thành tố của thị trường chứng khoán như: Phân tích môi trường vĩ mô trong và ngoài nước, phân tích các công ty niêm yết (chú ý phân tích làm rõ các khía cạnh như lợi thế cạnh tranh, năng lực quản trị công ty, tình hình tài chính công ty, chu kỳ ngành...). Đồng thời xác định đúng giá trị nội tại của cổ phiếu và hiểu rõ bản chất sự dao động giá trên thị trường chứng khoán, phân tích và lựa chọn thời điểm mua bán có lợi nhất. Cuối cùng là lựa chọn quan điểm đầu tư một cách nhất quán.
5. Tinh thần học hỏi từ những NĐT thành công
Các nhà đầu tư thành công thường học hỏi không ngừng. Họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu hơn các nhà đầu tư bình thường. Họ biết rằng kiến thức của mình sẽ không bao giờ là đủ, và do vậy luôn giữ đầu óc thông thoáng để có thể học bất kỳ lúc nào. Họ năng đọc sách, báo, tạp chí và tham gia các diễn đàn trao đổi cũng như các buổi hội thảo để tự hoàn thiện chính mình.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh tăng trong 2 tháng đầu năm Số doanh nghiệp giải thể và ngừng kinh doanh đang vượt số doanh nghiệp thành lập mới, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm. 92,2% doanh nghiệp giải thể của tháng 8 là công ty quy mô nhỏKhoảng 200 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động mỗi ngày203 doanh nghiệp Việt...