ĐHĐCĐ Nam Long: Muốn ‘mở khóa’ 40% quỹ đất BĐS thương mại, hoãn phát hành cổ phiếu thưởng 2019
Chủ tịch HĐQT Nam Long đánh giá năm 2020 là năm bản lề hiện thực hóa mục tiêu đã hoạch định từ 10 năm trước, lọt top 3 nhà phát triển khu đô thị tại Việt Nam.
Nam Long dự kiến tiếp tục triển khai phát triển hơn 681 ha quỹ đất sạch sẵn có, mở bán hơn 2.300 sản phẩm trong năm nay.
HĐQT đề xuất tạm hoãn phát hành 10% cổ phiếu thưởng năm 2019 do thị trường chứng khoán giảm, giá cổ phiếu NLG thấp nhất 3 năm.
Sáng nay (25/4), CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 theo hình thức trực tuyến. Tới 8h45 phút, cuộc họp có sự tham dự của 164 cổ đông, đại diện 198,1 triệu cổ phiếu, chiếm 79,3% vốn.
2020 mở bán hơn 2.300 sản phẩm, “mở khóa” 40% quỹ đất bất động sản thương mại
Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT cho biết năm 2019, trong bối cảnh thị trường bất động sản giảm cả về nguồn cung dự án, sản phẩm và số lượng giao dịch, Nam Long vẫn có tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) về lợi nhuận trước thuế đạt 34% trong giai đoạn 2017 – 2019. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 vẫn tăng 26% so với năm trước.
Trong năm này, Nam Long đã tiếp tục triển khai 3 khu đô thị Mizuki Park (37 ha), Akari City (8,5 ha) và Waterpoint (355 ha); bàn giao thành công 2.300 sản phẩm.
Ông Quang nhấn mạnh, 2020 là một năm bản lề của Nam Long với thách thức đạt được mục tiêu và tầm nhìn đã được hoạch định từ 10 năm trước. Nam Long sẽ hiện thức hóa tầm nhìn trở thành top 3 nhà phát triển nhà ở “vừa túi tiền” và top 3 nhà phát triển khu đô thị đáp ứng tốt nhất nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng.
Chi tiết quỹ đất 681 ha của Nam Long. Nguồn: Nam Long
Video đang HOT
Công ty dự kiến tiếp tục triển khai phát triển hơn 681 ha quỹ đất sạch sẵn có; tiếp tục thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư hạ tầng và đầu tư các tiện ích đô thị; tìm kiếm đối tác để hợp tác phát triển các dự án: Đồng Nai Waterfront – 170 ha; Nam Long Đại Phước – 45 hecta và VCD giai đoạn 2 – 120 ha. Ngoài ra, Nam Long còn tiếp tục mở rộng thị trường ra các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, hay gia nhập vùng ven TP HCM như Đồng Nai, Bình Dương… Mục tiêu của Nam Long là tìm kiếm các quỹ đất mới phù hợp với việc phát triển các dòng sản phẩm hoặc khu đô thị, mỗi năm tăng thêm ít nhất 10 – 20 ha.
Theo kế hoạch, Nam Long sẽ tiếp tục đồng hành cùng các đối tác quốc tế chiến lược như Hankyu Hanshin Properties, Nishi Nippon Railroad, Keppel Land… trong phát triển đô thị.
Đối với việc phát triển dự án nhà ở, trong năm nay, khoảng 2.330 sản phẩm đa dạng phân khúc được mở bán tại các dự án Mizuki, Akari, Southgate, Nam Long – Hải Phòng, Waterfront đem về giá trị bán hàng dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng. Nam Long còn dự kiến nghiên cứu và hợp tác với các đối tác Keppel Land, Hankyu Hanshin, Nishitetsu… để phát triển các sản phẩm mới ở phân khúc trung cấp, cao cấp, phù hợp với nhu cầu có thực của thị trường ở từng địa phương khác nhau.
Năm 2020 cũng là năm đầu tiên, Nam Long quyết định “mở khóa” khoảng 40% trên tổng số 113 hecta quỹ đất bất động sản thương mại nhằm tạo nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định hàng năm. Mảng bất động sản thương mại dự kiến đóng góp khoảng 30% doanh thu, lợi nhuận của công ty trong các năm tiếp theo.
Dự báo tình hình bị ảnh hưởng từ Covid-19, HĐQT công ty trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2020 với doanh thu 1.520 tỷ đồng, giảm 40% thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 820 tỷ đồng, giảm 15%.
Tạm hoãn phát hành cổ phiếu thưởng năm 2019
Tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên 2019, ngoài 20% cổ tức, cổ đông còn thông qua việc chia 10% cổ phiếu thưởng, tương ứng 23,9 triệu cổ phiếu, dự kiến thực hiện trong quý II/2020.
Tuy nhiên, HĐQT trình cổ đông tạm hoãn việc thực hiện việc phát hành này. Lý do, thị trường chứng khoán những tháng đầu năm 2020 chứng kiến xu hướng giảm điểm do tác động của Covid-19. Nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. VN-Index đã giảm hơn 31% trong 3 tháng đầu năm, tương tự giá cổ phiếu NLG cũng giảm hơn 27%. Hiện, giá cổ phiếu NLG dao động quanh vùng 20.000 – 22.000 đồng/cp, thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Việc tiếp tục chi trả cổ phiếu thưởng sẽ tác động pha loãng và tiếp tục giảm giá cổ phiếu NLG, trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh về giá trị.
Do đó, HĐQT đề xuất cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm phát hành thích hợp. Nếu phát hành trước ĐHCĐ thường niên năm 2021, HĐQT được quyết định thời điểm phù hợp, giá trị phát hành không quá 239 tỷ đồng. Trong trường hợp phát hành sau ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 thông qua chi tiết về số lượng và phương án phát hành.
Kế hoạch chi trả cổ tức 2019 và 2020
Năm 2019, công ty có kế hoạch trả cổ tức 10% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu. Công ty đã tạm ứng 5% bằng tiền vào ngày 11/12/2019 và 5% còn lại dự kiến thực hiện trong năm nay. Với 10% bằng cổ phiếu, Nam Long dự kiến phát hành tương ứng tối đa gần 24 triệu cổ phiếu. Thời gian thực hiện chi trả dự kiến trong quý III.
Cho năm 2020, HĐQT trình kế hoạch chi trả cổ tức 15%, bao gồm 10% bằng tiền và 5% bằng cổ phiếu. Trong đó, cổ tức bằng tiền được chi trả làm 2 lần, từ quý IV/2020 đến quý II/2021. Với 5% cổ tức bằng cổ phiếu, công ty sẽ thực hiện sau ĐHĐCĐ năm 2021, dự kiến trong quý II.
Đối với chương trình phát hành cổ phiếu khuyến khích dài hạn cho lãnh đạo cao cấp (ESG), năm 2020, Nam Long dự kiến phát hành tối đa hơn 1,85 triệu cổ phiếu.
Phát hành cổ phiếu ESG được Nam Long thực hiện liên tục từ năm 2018 và kéo dài đến 2020 nếu công ty đạt 100% kế hoạch lợi nhuận sau thuế và 100% doanh số. Năm 2018, công ty đã phát hành 1,53 triệu cổ phiếu ESG và năm 2019 là 1,38 triệu cổ phiếu ESG.
Khổng Chiêm
VietinBank giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với khách hàng
Việc tiếp tục duy trì các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng đã ảnh hưởng đến thu nhập từ phí của VietinBank, từ đó tác động tới lợi nhuận của ngân hàng.
Giao dịch tại VietinBank. (Ảnh: CTV/VietinBank)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1. Kết quả của VietinBank trong kỳ phản ánh tình hình chung của các ngân hàng khi dốc sức, sát cánh tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân vượt qua COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực của dịch COVID-19, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn, VietinBank luôn chủ động, tiên phong trong thực thi các định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để đồng hành, chia sẻ với khách hàng, cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn và dịch vụ tài chính ngân hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp và người dân.
Theo đó, VietinBank đã chủ động triển khai chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất trong nhóm thấp nhất thị trường, quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm đến 2%/năm so với các chương trình tín dụng đã từng triển khai trước đây (trước thời điểm có dịch). Đặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân trong giai đoạn đại dịch COVID-19; miễn, giảm lãi, cơ cấu lại nợ, hỗ trợ thanh khoản theo tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư số 01 và giảm nhiều loại phí dịch vụ...
Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất không giới hạn quy mô, triển khai mới chương trình tín dụng với lãi suất thấp nhất từ trước tới nay, triển khai các chương trình ưu đãi phí bao gồm cả phí chuyển tiền ngoài hệ thống, phí tài trợ thương mại... sẽ ảnh hưởng giảm thu nhập lãi, thu nhập từ phí của VietinBank, từ đó tác động tới lợi nhuận của ngân hàng.
Tính đến 31/3, tổng tài sản của VietinBank đạt 1,2 triệu tỷ đồng, giảm 1,46% so với cuối năm 2019. Tiền gửi khách hàng tại thời điểm 31/3 đạt 896.000 tỷ đồng, tăng 0,33% so với cuối năm 2019. Dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/3 đạt 924.000 tỷ đồng, giảm 1,25% so với cuối năm 2019 do ảnh hưởng từ suy giảm nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng vẫn có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao như bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (tỷ trọng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 56% dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/3).
Tăng trưởng hoạt động kinh doanh quý 1 của VietinBank gắn với hiệu quả tăng trưởng, tích cực thu hồi nợ và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng.
Tổng thu nhập hoạt động của VietinBank lũy kế 3 tháng đầu năm 2020 đạt 10.685 tỷ đồng, tăng 10,93% so với cùng kỳ năm 2019. Cơ cấu thu nhập từng bước được cải thiện, tỷ trọng thu ngoài lãi đã tăng từ 20% lên 23% tổng thu nhập hoạt động. Lũy kế 3 tháng năm 2020, thu nhập ngoài lãi (bao gồm cả bảo lãnh) của VietinBank đạt 2.462 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2019.
VietinBank đang thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động, ưu tiên cho những nhu cầu quan trọng, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng chi phí, tối ưu chi phí huy động vốn để tạo nền tảng, cơ sở cho giảm lãi suất cho vay. Chi phí hoạt động của VietinBank tiếp tục được quản trị hiệu quả, tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) 3 tháng đầu năm 2020 đạt 31,05%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 (33,61%).
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietinBank trong quý 1 tăng 35,52% so với cùng kỳ năm 2019 do tăng trích lập cho nợ nhóm 3 tăng lên. Việc đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro xuất phát từ chính sách quản trị rủi ro thận trọng của VietinBank. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất lũy kế 3 tháng năm 2020 đạt 2.974 tỷ đồng.
Tác động của dịch bệnh tới ngành ngân hàng có độ trễ so với tác động tới doanh nghiệp. Hơn nữa, những diễn biến của dịch bệnh trên thế giới vẫn rất phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ ở Việt Nam. Tuy nhiên, VietinBank đã chuẩn bị nhiều phương án và đã triển khai các giải pháp tiết kiệm chi phí, cơ cấu lại nguồn vốn để giảm chi phí vốn, dự phòng về tài chính cho những biến động của thị trường...
VietinBank đang tiếp tục chủ động bám sát diễn biến dịch bệnh để chủ động có các phương án, biện pháp, giải pháp ứng phó dịch bệnh, đánh giá những tác động tới hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chủ động triển khai ngay các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế khi dịch bệnh được đẩy lùi./.
Hồng Hạnh
Giá trao đổi USD "hạ nhiệt" sau nhiều phiên tăng liên tục Sáng nay (25/4), các ngân hàng thương mại đảo chiều giảm giá trao đổi USD. Thị trường tự do đi ngang giá mua - bán USD so với phiên hôm qua. Giá trao đổi USD giảm nhẹ, sau nhiều phiên tăng liên tục từ đầu tuần. Ảnh minh họa. Hôm qua, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm cặp đồng...