ĐHĐCĐ Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR): Thoái vốn Nhà nước và kế hoạch niêm yết HNX trong năm 2020, quý 2 dự báo tiếp tục lỗ 2.000 tỷ đồng
Ghi nhận bởi Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thỏa thuận cắt giảm 10 triệu thùng dầu bắt đầu có hiệu lực cùng với việc các nước đang dần mở cửa trở lại đã giúp giá dầu thoát đáy. Mặc dù BSR đặt kế hoạch tiếp tục lỗ hơn 2.000 tỷ đồng trong quý 2/2020, BVSC kỳ vọng với kịch bản dịch bệnh suy giảm trong các tháng tiếp theo, giá dầu sẽ hồi phục nhẹ và đi ngang trong thời gian còn lại của năm, giai đoạn xấu nhất của 2020 đã qua.
Ngày 26/5, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhằm thông qua kết quả kinh doanh 2019, đồng thời lên kế hoạch cho năm 2020 với một vài điểm đáng chú ý.
Ghi nhận tại Biên bản và Nghị quyết sau Đại hội, BSR lên kế hoạch sẽ niêm yết cổ phiếu Công ty trên HNX trong năm 2020 khi đủ điều kiện. Thời gian cụ thể sẽ do HĐQT quyết định. Cùng với đó, ban lãnh đạo cũng đặt trọng tâm thực hiện thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại BSR trong năm 2020. Hiện cổ đông nhà nước sở hữu 92,12% cổ phần tại BSR.
Về hoạt động kinh doanh, 2019 là năm khó khăn của ngành công nghiệp lọc hóa dầu khi giá dầu biến động và khoảng chênh lệch giá giữa sản phẩm và dầu thô (crack margin) bị thu hẹp rất nhiều so với dự báo. Kết thúc năm 2019, BSR đạt 102.824 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 2.873 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2018.
Năm 2020 giảm chỉ tiêu LNST 60% xuống còn 1.185 tỷ đồng, giả định giá dầu 60 USD/thùng
Đặc biệt những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát kết hợp với cuộc khủng hoảng giá dầu khiến BSR gặp rất nhiều khó khăn, tồn kho của nhà máy có thời điểm trên 90%. Kết thúc quý 1/2020, BSR báo lỗ ròng kỷ lục 2.348 tỷ – là đơn vị ngành dầu khí đầu tiên báo thua lỗ giữa khủng hoảng Covid-19 và giá dầu. BSR cho biết trong kỳ giá dầu thô chứng kiến đà suy giảm mạnh mẽ, từ 67 USD/thùng bình quân tháng 12/2019 xuống còn 31,8 USD/thùng bình quân, giảm 47%.
Video đang HOT
Lên kế hoạch cho năm 2020, BSR dự kiến sản lượng đạt 5,56 triệu tấn, doanh thu 80.685 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.185 tỷ đồng – giảm gần 60% so với thực hiện năm 2019. Song, đây là kịch bản kinh doanh với giả định giá dầu ở mức 60 USD/thùng. HĐQT đã trình và được cổ đông thông qua ủy quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch khi có đủ thông tin về ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm.
Dự báo lỗ 2.000 tỷ trong quý 2/2020
Ghi nhận bởi Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thỏa thuận cắt giảm 10 triệu thùng dầu bắt đầu có hiệu lực cùng với việc các nước đang dần mở cửa trở lại đã giúp giá dầu thoát đáy. Mặc dù BSR đặt kế hoạch tiếp tục lỗ hơn 2.000 tỷ đồng trong quý 2/2020, BVSC kỳ vọng với kịch bản dịch bệnh suy giảm trong các tháng tiếp theo, giá dầu sẽ hồi phục nhẹ và đi ngang trong thời gian còn lại của năm, giai đoạn xấu nhất của 2020 đã qua.
BVSC giả định thận trọng BSR sẽ hoạt động ở 103% công suất thiết kế trong suốt thời gian còn lại của năm 2020, 2 tháng đầu năm hoạt động ở 107% công suất thiết kế. TA4 theo kế hoạch kéo dài 51 ngày. Như vậy, tổng cộng năm 2020, BSR sẽ hoạt động liên tục khoảng hơn 10/12 tháng với công suất trung bình 103,8% công suất thiết kế. Tình hình triển khai nhà máy nâng cấp mở rộng dự kiến sẽ tiếp tục chậm trễ so với kế hoạch, do các khúc mắc tồn động trong việc thu xếp vốn.
Chuyển nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa DN về ngân sách nhà nước
Đây là nội dung được Bộ Tài chính đề xuất tại dự thảo Nghị định hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
Theo quy định hiện nay, toàn bộ nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập và nguồn thu từ thoái vốn nhà nước được thu tập trung về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để chi phục vụ cho quá trình sắp xếp, tái cơ cấu DNNN và chi chuyển vào ngân sách nhà nước (NSNN) để đầu tư phát triển theo Nghị quyết của Quốc hội.
Thống kê cho thấy, từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 đã chuyển từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp vào NSNN tổng số tiền 205.000 tỷ đồng.
Chuyển trực tiếp nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa DN về ngân sách nhà nước. (Ảnh minh họa: KT)
Tuy nhiên, trên thực tế, cơ chế quản lý nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn đang bị điều chỉnh bởi các nhóm văn bản quy phạm pháp luật khác nhau dẫn đến việc thực hiện không thống nhất.
Việc duy trì cách quản lý thu như hiện nay khiến cho việc tập trung nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước chưa được thực hiện triệt để do một số địa phương được Chính phủ, Quốc hội cho giữ lại nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước (TPHCM, Hà Nội và tỉnh Bình Dương).
Công tác quản lý thu, đối chiếu nợ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp vẫn phụ thuộc khối cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các địa phương và hiệu quả không cao, khó xử lý dứt điểm các khoản nợ Quỹ của các doanh nghiệp địa phương. Ngoài ra, việc điều hành Quỹ không đảm bảo công bằng giữa các địa phương, nguồn thu được cân đối theo Luật Ngân sách nhà nước tương ứng với số các địa phương nộp về Quỹ.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị thay đổi mô hình quản lý nguồn thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hiện nay sang thu trực tiếp về ngân sách nhà nước; phân cấp thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, việc ban hành Nghị định này là cần thiết nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu này. Khoản thu này phải nộp đầy đủ, kịp thời và phải được đưa vào dự toán NSNN hàng năm, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn, ưu tiên đầu tư cho các dự án quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đồng thời, đảm bảo nguồn lực hỗ trợ quá trình cơ cấu lại, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN.
Theo dự thảo, nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước sau khi nộp vào NSNN được ưu tiên bố trí dự toán chi cho các nội dung sau:
Các khoản chi thường xuyên để bù đắp, hỗ trợ cho quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, gồm: Chi hỗ trợ để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, tinh giản biên chế; chi bù đắp chi phí liên quan đến cổ phần hóa và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi khác; chi bù đắp chi phí chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm và quyền góp vốn.
Các khoản chi đầu tư phát triển gồm: Chi đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nhà nước; chi bổ sung vốn nhà nước cho doanh nghiệp; chi mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp; các khoản chi khác theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, việc thay đổi mô hình này sẽ mang lại nhiều tác động tích cực về kinh tế - xã hội, sẽ giúp NSNN quản lý được triệt để hơn khoản thu này. Bên cạnh đó, thay đổi mô hình cũng thuận lợi hơn vì hiện tại ngân sách nhà nước đã có tài khoản thu hồi vốn của nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước trung ương và Kho bạc Nhà nước địa phương, đảm bảo thu đúng, kịp thời nguồn thu cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp... vào NSNN./.
PV
Năm 2020, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đặt mục tiêu doanh thu 80.315 tỷ đồng Ngày 3/1/2020, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - UPCoM) tổ chức Hội nghị Người lao động, tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 (phiên thứ hai). UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng Bằng khen cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đã đạt mốc 20 triệu...