ĐHCĐ Vocarimex: SCIC lên kế hoạch thoái vốn, khả năng năm 2020 chuyển niêm yết HOSE
Chia sẻ tại ĐHCĐ đang diễn ra chiều 12/6, bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex (VOC) cho biết, việc chuyển sàn niêm yết HOSE đang được Công ty xem xét chọn thời điểm phù hợp.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại, SCIC đang trong lộ trình thoái vốn nên công ty cũng phối hợp để thực hiện. Vì vậy, khả năng năm 2020 sẽ thuận lợi cho việc VOC chuyển sang niêm yết trên HOSE. Trong năm, VOC cũng chưa có kế hoạch huy động thêm vốn.
Năm 2018, VOC đạt tổng doanh thu 4,375 tỷ đồng, hoàn thành 91% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 260 tỷ đồng, thực hiện được 87% kế hoạch đề ra.
Bà Liễu cho biết, các doanh nghiệp dầu ăn đối diện khó khăn khi giá dầu giảm liên tục, đặt mua dầu chưa kịp cập cảng đã lỗ giá dầu nguyên liệu. Chưa kể, lợi thế về thuế tự vệ với thị trường nội địa cũng bị dỡ bỏ khiến VOC cũng giảm lợi thế cạnh tranh. Chính vì vậy, VOC đã dịch chuyển kinh doanh, từ thuần mua bán nguyên liệu sang mô hình công nghiệp và kênh xuất khẩu.
Video đang HOT
Hiện công ty đã xuất khẩu dầu mè cho Nhật Bản, Trung Quốc…, VOC cũng sẽ tập trung xuất khẩu dầu chuyên biệt có lợi thế như dầu mè, cải, hướng dương… cho các thị trường mới, phấn đấu tỷ trọng khoảng 30% tổng doanh thu.
“Đối với chiến lược xuất khẩu thì lợi thế là dòng sản phẩm chuyên biệt như dầu mè, cải, hướng dương…; còn công nghiệp thì tập trung công thức hoá”, bà Liễu chia sẻ.
Năm 2019, VOC đặt kế hoạch doanh thu thuần 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 290 tỷ đồng, tăng 12% so thực hiện năm 2018. Cổ tức trả bằng tiền mặt dự kiến tỷ lệ 12%.
Kết thúc quý I, VOC đạt 626 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 43% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 64 tỷ đồng.
Trả lời thắc mắc cổ đông về doanh thu giảm, đại diện VOC cho biết, giá dầu đi xuống khiến VOC phải thực hiện kinh doanh thận trọng. Nếu gia tăng sản lượng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận rất nhiều do giá không thuận lợi. Càng tồn trữ kho càng lớn sẽ ảnh hưởng lợi nhuận. Vì vậy, VOC giảm kênh thương mại, tập trung vào kênh xuất khẩu và kênh công nghiệp, ít bị tác động bởi biến động của giá dầu.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Công ty Mua bán nợ thoái vốn MSB
Ngày 18/6 tới đây, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sẽ bán đấu giá thoái vốn số cổ phần sở hữu tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).
MSB hiện có hệ thống giao dịch gần 300 điểm
Số lượng cổ phần thoái vốn là 4.033.512 cổ phần (40,3 tỷ đồng theo mệnh giá), tương đương 0,34% vốn điều lệ tại Maritime Bank với mức giá khởi điểm 11.800 đồng/cổ phần.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam được thành lập năm 1991 tại Hải Phòng với số vốn điều lệ ban đầu 40 tỷ đồng.
Năm 2010, Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, tăng số phòng giao dịch lên 144 điểm trên toàn quốc và chuyển hội sở về Tòa nhà Sky City 88 Láng Hạ.
Năm 2015, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông được sáp nhập vào MSB, nâng số vốn điều lệ của MSB lên 11.750 tỷ đồng và tổng tài sản khoảng 104.000 tỷ đồng.
MSB hiện có hệ thống giao dịch gần 300 điểm, số lượng khách hàng đạt 1,4 triệu khách hàng cá nhân, gần 30.000 khách hàng doanh nghiệp, trong đó có 600 doanh nghiệp lớn.
Lợi nhuận sau thuế của MSB năm 2018 đạt 868 tỷ đồng, tăng trưởng 7,1 lần so với năm 2017.
Chí Tín
Theo baodautu.vn
Kỳ vọng gì ở cổ phiếu ngành điện? Các cổ phiếu ngành điện đang có thị giá khá tốt, dù cho quyết định tăng giá điện vừa qua khiến dư luận dậy sóng, phản ứng không đồng tình. Tăng tốc thoái vốn Nhà máy điện mặt trời ở Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. Ảnh: PECC2 Dự kiến ngày 25/6 tới đây, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ...