ĐHCĐ Vinhomes: Không lo thiếu dự án lớn, đẩy mạnh chiến lược bán buôn 35% tổng nguồn hàng
Ngày 29/5, Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) tiến hành tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Chủ tịch HĐQT Vinhomes – Nguyễn Diệu Linh khẳng định tại đại hội, năm 2020 sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai nhiều dự án lớn tại Hà Nội và bán buôn tiếp tục chiếm 30-35% nguồn hàng.
Báo cáo với các cổ đông tham dự đại hội, ông Phạm Thiếu Hoa – Tổng giám đốc Vinhomes cho biết, năm 2019 Vinhomes tiếp tục giữ vị trí số 1 trên thị trường bất động sản Việt Nam. Doanh thu thuần đạt 51.600 tỷ đồng, tăng trưởng 34% so với năm 2018.
Kết quả kinh doanh quý I/2020, Công ty ghi nhận doanh thu 6.519,2 tỷ đồng, lợi nhuận 7.645,1 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 11,39% và 184,52% so với cùng kỳ.
Vinhomes đặt kế hoạch năm 2020 với doanh thu 97.000 tỷ đồng, lợi nhuận 31.000 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 87,9% và 27,5% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận năm 2019 giữ lại và không chia cổ tức, cách làm khá tương đồng với Vingroup và Vincom Retail.
Trong định hướng phát triển của Ban Giám đốc, ngoài tập trung mảng cốt lõi, Vinhomes lên kế hoạch phát triển danh mục tài sản mang lại thu nhập ổn định. Cụ thể, Vinhomes sẽ phát triển bất động sản khu công nghiệp tại các thành phố lớn, có hạ tầng tốt như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và phát triển hạng mục văn phòng nằm trong các khu đô thị Vinhomes
Về hoạt động phát triển dự án, Vinhomes sẽ tiếp tục tập trung triển khai mạnh mẽ 3 dự án Đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park.
Về hoạt động bán hàng, Vinhomes tiến hành chuyển đổi từ mô hình phân phối sản phẩm qua mạng lưới đại lý sang bán hàng trực tiếp tại một số dự án lớn. Song song với đó, Công ty duy trì mạng lưới cộng tác viên trên khắp cả nước nhằm đảm bảo độ phủ sóng toàn thị trường.
Năm 2020, Vinhomes cho ra mắt nền tảng sàn giao dịch bất động sản trực tuyến, ứng dụng công nghệ cao, kết nối trực tiếp giữa chủ đầu tư và người bán hàng, cho phép thực hiện toàn bộ quá trình mua nhà từ xa với lợi ích “3 nhất”: Tiện nhất, nhanh nhất, chi phí thấp nhất.
Phần hỏi đáp:
Video đang HOT
Cổ đông: Xin HĐQT cho biết mới đây Vinhomes công bố chính sách bán hàng không qua đại lý nhưng hiện nay tại sao có tình trạng phân khu thấp tầng Manhatan, dự án Vinhomes Grand Park lại được các đại lý giới thiệu ra thị trường với giá chênh khá lớn?
Chủ tịch HĐQT Vinhomes – Nguyễn Diệu Linh: Năm 2020, Vinhomes đã dịch chuyển một số dự án sang hình thức bán hàng trực tiếp tuy nhiên mô hình này chỉ thí điểm tại một số dự án Miền Bắc, các dự án Miền Nam vẫn bán hàng thông qua các đại lý.
Như chúng ta đã biết, số lượng các đại lý bán hàng cho Vinhomes rất lớn, vì vậy để tránh rủi ro Vinhomes sẽ chuyển đổi hình thức bán hàng trực tiếp dần từng khu vực, không triển khai ồ ạt.
Về giá chênh, dự án có giá chênh chứng tỏ được thị trường quan tâm, cầu vượt cung, đây là điều rất mừng. Nếu dự án không có giá chênh mới là điều đáng lo ngại.
Cổ đông: Xin HĐQT cho biết phân khúc khu công nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng thế nào tại Vinhomes và giá thuê được áp dụng thế nào cho Vinfast?
Chủ tịch HĐQT Vinhomes – Nguyễn Diệu Linh: Phân khúc BĐS khu công nghiệp là chiến lược của Vinhomes trong năm 2020 với tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng trong vòng 2 năm tới. Khách thuê mục tiêu là chuỗi doanh nghiệp cung ứng cho nhà máy Vinfast sau đó mới đến khách thuê ngoài. Về giá thuê cho Vinfast sẽ được áp dụng như mức giá thuê cho các đơn vị thuê khác.
Cổ đông: Năm 2020, Vinhomes còn kế hoạch phát hành trái phiếu thêm ngoài khoản 12.000 tỷ trái phiếu vừa được công bố mới đây? Vốn từ nguồn trái phiếu sẽ được sử dụng thế nào?
Chủ tịch HĐQT Vinhomes – Nguyễn Diệu Linh: Vinhomes xác định tổng mức 12.000 tỷ trái phiếu là hạn mức tối đa sẽ dùng cả năm. Nhu cầu cần dùng đến đâu giải ngân đến đấy. Hiện tại nguồn vốn từ 12.000 tỷ trái phiếu đã tạm đủ, nếu còn có cơ hội Vinhomes sẽ phát hành thêm.
Cổ đông: Công ty đánh giá thế nào về nhu cầu nhà ở sau dịch Covid-19?
Chủ tịch HĐQT Vinhomes – Nguyễn Diệu Linh: Nhu cầu của khách hàng là sự quan tâm của các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng các doanh nghiệp cần có chiến lược, chính sách bán hàng, chính sách kích cầu hợp lý, tăng sức hấp dẫn lên. Đối với Vinhomes, công ty đang tiếp tục tăng cường thương hiệu, dịch vụ và chất lượng sản phẩm.
Thời gian cách ly vừa qua, Vinhomes đã ra mắt nền tảng bán hàng trực tiếp để phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Cổ đông: Xin Ban giám đốc nói rõ hơn về chiến lược bán buôn của Vinhomes. Kế hoạch phát triển các dự án của Vinhomes thời gian tới khi 3 đại dự án tại Hà Nội và TPHCM sắp hết hàng?
Chủ tịch HĐQT Vinhomes – Nguyễn Diệu Linh: Chúng tôi có chiến lược bán buôn khoảng 30-35% tổng nguồn hàng. Việc bán buôn sẽ giúp các nhà đầu tư thành phần không mất công xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ. Bên cạnh đó họ sẽ mang lại nguồn tiền, thương hiệu tốt tăng thêm sự đa dạng cho các sản phẩm trong các đại đô thị của Vinhomes. Tuy nhiên, Vinhomes cũng đã có những thỏa thuận về tiến độ, chất lượng dịch vụ đối với những đối tác này để đảm bảo chất lượng tổng thể toàn bộ dự án.
Cổ đông: Sau 3 đại đô thị, Vinhomes sẽ triển khai tiếp dự án nào?
Chủ tịch HĐQT Vinhomes – Nguyễn Diệu Linh: Về 3 đại đô thị, chúng tôi đã bán khoảng 70-80%. Trong năm nay, chúng tôi dự kiến triển khai thêm một số dự án như Vinhomes Đan Phượng sẽ ra mắt cuối quý 2 hoặc đầu quý 3. Ngoài ra các dự án Cao Xà Lá, Giảng Võ sẽ được thúc đẩy ra hàng sau đó. Vinhomes sẽ không bao giờ thiếu hàng bởi quỹ đất dồi dào, phong phú. Vinhomes sẽ tập trung phát triển các dự án lớn tại vùng ven, xây dựng thành các trung tâm đô thị lớn quanh các khu đô thị Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng.
Cổ đông: Việc bán buôn trong năm 2020 còn dự án nào nữa không? Doanh thu mang lại thế nào?
Chủ tịch HĐQT Vinhomes – Nguyễn Diệu Linh: Đầu năm 2020 Vinhomes ghi nhận 1 giao dịch bán buôn khoảng gần 2.000 tỷ đồng. Nguyên tắc của Vinhomes, bán buôn nhưng Margin tương đương bán lẻ để đảm bảo cho mô hình tài chính, đương nhiên sẽ có những ưu đãi nhưng giá đảm bảo lợi nhuận không thấp hơn bán lẻ. Trong năm nay sẽ còn 1-2 giao dịch bán buôn nữa.
FPT Retail: Mở mới 220 nhà thuốc Long Châu, kỳ vọng doanh thu mảng dược phẩm sớm đạt 5.000 tỷ đồng
FPT Retail dự kiến mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu lên 220 cửa hàng trong năm 2020, kỳ vọng mảng dược phẩm sẽ đóng góp khoảng 5.000 tỷ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu trong 3-4 năm tới.
Mảng dược phẩm sẽ đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của FRT, kỳ vọng ở mức 5.000 tỷ đồng trong 3-4 năm tới
Chiều ngày 28/5, tại Tòa nhà FPT Tân Thuận (Q.7, TP.HCM), Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Đại hội đã thông qua các mục tiêu cơ bản và sẵn sàng chinh phục những cột mốc mới.
Theo báo cáo của Ban lãnh đạo Công ty, năm 2019, công ty đạt doanh thu 16.634 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2018. Đáng chú ý, doanh thu online đạt mức 3.899 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 23,4% tổng doanh thu của công ty, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 278 tỷ đồng, giảm 36%.
Những tháng đầu năm 2020, dich bệnh Covid-19 lan rộng, tác động mạnh và đa chiều tới các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy vậy, FPT Retail đã nhanh chóng thích ứng, tìm kiếm cơ hội trong thách thức và thu về một số kết quả khả quan trong quý I.
Cụ thể, doanh thu đạt 4.093 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 47 tỷ đồng, tăng 61 tỷ đồng so với quý IV/2019. Doanh số Long Châu đạt 239 tỷ đồng tăng 20% so với quý 4 năm 2019, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ 2019.
Do đó, năm 2020, FPT Retail đặt kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 15.320 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 220 tỷ đồng. Đặt trong bối cảnh vừa phải đương đầu khó khăn, vừa phải phục hồi hoạt động kinh doanh sau dịch Covid-19, đây là kế hoạch đã được công ty cân đối và tính toán kỹ lưỡng.
Mục tiêu lớn của FPT Retail trong năm 2020 là đẩy mạnh kinh doanh dược phẩm. Sau khi tìm được công thức thành công cho chuỗi Long Châu, trong năm 2020, FPT Retail dự kiến mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu lên 220 cửa hàng và gia tăng độ phủ sóng ra toàn quốc.
Ngành bán lẻ dược phẩm phân chia thành ba kênh, gồm: kênh bệnh viện, kênh phòng khám và kênh nhà thuốc. Do đó, FPT Retail kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần kênh bán lẻ dược phẩm qua nhà thuốc trong 3 - 4 năm tới, mảng dược sẽ đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của công ty ở mức khoảng 5.000 tỷ đồng.
Theo khảo sát, FPT Retail đánh giá dược phẩm là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong dài hạn và công ty tin tưởng rằng sự lớn mạnh của công ty sẽ đi theo 'sự bùng nổ' của ngành này trong thời gian tới.
Trong kế hoạch dài hạn, FPT Retail định hướng phát triển mảng dược phẩm một cách quy hoạch và kiểm soát bài bản giống như việc vận hành hệ thống bán lẻ sản phẩm kỹ thuật số của công ty.
Công ty sẽ tập trung xây dựng mảng hậu cần logistic, tăng số lượng nhà thuốc, phát triển đội ngũ nhân sự có trình độ quản lý và chuyên môn để tăng hiệu quả hoạt động.
Với ngành dược, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh. Dân số già đi cũng đồng nghĩa với việc chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn. Chính vì thế, thị trường dược phẩm ở Việt Nam được xem là khá hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Theo Hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%. Bên cạnh đó, hãng nghiên cứu thị trường Ken Research cũng dự báo doanh số thị trường dược phẩm tại Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2020 - 2022, cụ thể là từ 7,6 tỷ USD lên 10,1 tỷ USD.
Ngân hàng bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận 2020 Trước khó khăn do tác động bởi dịch Covid-19, các ngân hàng cân nhắc kỹ hơn khi đưa ra mục tiêu lợi nhuận 2020 giảm so với mức đạt được năm rồi và nhiều nhà băng bỏ ngõ. Trong bối cảnh đó, VietinBank tiếp tục định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2020 với tốc độ hợp lý, đồng thời đẩy mạnh tái...