ĐHCĐ Vinaconex: An Quý Hưng phủ quyết tờ trình bổ sung chương trình đại hội của Star Invest
Hôm nay (28/6), Tổng công ty Vinaconex (HNX: VCG) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Trước thềm đại hội, cổ đông lớn Star Invest – hiện đang sở hữu 7,57% vốn điều lệ – đã có đơn kiến nghị về việc bổ sung một số nội dung vào chương trình họp. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung này đã bị phía An Quý Hưng phủ quyết.
An Quý Hưng đang nắm giữ 57, 71% vốn tại Vinaconex.
Theo đó, Star Invest yêu cầu bổ sung báo cáo của HĐQT Vinaconex về việc sửa đổi quy chế hoạt động của HĐQT và quy chế tài chính của Tổng công ty.
Phía Star Invest đặt câu hỏi: “Việc sửa đổi quy chế hoạt động của HĐQT và quy chế tài chính của Tổng công ty có đảm bảo tính cẩn trọng, tuân thủ pháp luật và nguyên tắc quản trị công ty đại chúng?”
Star Invest cho rằng: “Theo quy chế hoạt động của HĐQT và quy chế tài chính của Tổng công ty sửa đổi thì Chủ tịch HĐQT được quyết định các giao dịch lên đến 10% tổng giá trị tài sản của Tổng công ty (tức khoảng 950 tỷ đồng) và Tổng giám đốc được quyết định các giao dịch đến 5% tổng giá trị tài sản của Tổng công ty (khoảng 475 tỷ đồng). Quy định này đã có tiền lệ ở Việt Nam hay chưa?”.
Liên quan đến vấn đề nhân sự cấp cao, Star Invest đặt vấn đề: “Việc trao quyền quá lớn cho Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc có phải là hình thức thâu tóm quyền lực vào nhóm cổ đông An Quý Hưng hay không? Cơ chế, biện pháp giám sát và hạn chế nguy cơ lạm quyền của Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc?”
Video đang HOT
Liên quan đến việc mua cổ phiếu quỹ theo Quyết định số 0139/2019/QĐ-HĐQT ngày 26/02/2019, Star Invest yêu cầu làm rõ 4 điểm: một là căn cứ pháp lý và mục đích của việc HĐQT quyết định mua lại 23.578.299 cổ phiếu VCG làm cổ phiếu quỹ; hai là nguồn tiền sử dụng để mua cổ phiếu quỹ lấy từ Quỹ đầu tư phát triển có trái với quy định tại quy chế tài chính của Tổng công ty;
Ba là căn cứ nào để HĐQT thông qua mức giá mua cổ phiếu quỹ tối đa 30.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá thị trường tại thời điểm đó, việc ấn định mức giá này có trái với quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2014; bốn là vì sao đến nay việc mua cổ phiếu quỹ chưa được thực hiện và trong tương lai HĐQT có kế hoạch tiếp tục thực hiện mua cổ phiếu quỹ hay không.
Cổ đông lớn Star Invest cũng yêu cầu bổ sung báo cáo của Ban kiểm soát về giám sát hoạt động chi tiêu tài chính của Vinaconex, cụ thể: tổng số tiền Tổng công ty chi tạm ứng cho các tổ chức, cá nhân từ đầu năm 2019 đến nay; căn cứ, mục đích của việc chi các khoản tạm ứng trên; việc chi tạm ứng cho cá nhân thời gian qua có đúng nguyên tắc tài chính không; tình hình thu hồi các khoản tiền Tổng công ty đã tạm ứng; những rủi ro đối với Tổng công ty trong trường hợp không thu hồi được khoản tiền tạm ứng.
Star Invest kiến nghị đại hội đồng cổ đông giao nhiệm vụ HĐQT xây dựng bộ các quy chế, ưu tiên quy chế tài chính và quy chế quản trị điều hành cho phù hợp với thông lệ của công ty đại chúng niêm yết, xem lại ngay những quyết định không phù hợp, gây rủi ro cho công ty. Nội dung này phải được đưa vào nghị quyết của Đại hội
Về công tác nhân sự, Star Invest muốn HĐQT báo cáo về tình hình biến động nhân sự quản lý của Tổng công ty và các công ty con trong thời gian qua, phân tích nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng chảy nhiều máu nhân sự chất lượng cao.
“Theo thông tin chúng tôi được biết, hiện nay có 16 Chủ tịch và 08 Tổng giám đốc được thay thế và chúng tôi cũng rất bức xúc là các vị trí lãnh đạo tập trung hết vào nhóm người do An Quý Hưng đề cử, sự thiếu minh bạch thông tin trong HĐQT và các cổ đông, gây nhiều rủi ro cho các hoạt động của công ty”, đơn kiến nghị của Star Invest nêu.
Tuy nhiên, tờ trình bổ sung vào chương trình đại hội những nội dung mà Star Invest kiến nghị đã bị phủ quyết do phía An Quý Hưng không tán thành. Hiện, An Quý Hưng đang nắm giữ 57, 71% vốn tại Vinaconex.
Tùng Linh
Theo vietnamfinance.vn
OCH nói gì về khoản nợ hơn 600 tỷ đồng của cựu Chủ tịch Hà Trọng Nam?
Trước thông tin như Infonet đã đăng tải về khoản phải thu 626 tỷ đồng đối với ông Hà Trọng Nam, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (Ocean Hospitality - OCH), đại diện công ty cho hay OCH "đang từng bước tìm cách tháo gỡ đối với khoản nợ này".
Theo đó, OCH khẳng định ông Hà Trọng Nam không thoái thác trách nhiệm và vẫn cam kết và hứa sẽ tìm nguồn để trả nợ.
Khoản nợ 626 tỷ đồng này là công nợ phát sinh liên quan đến hợp đồng OCH ứng trước 500 tỷ đồng cho ông Hà Trọng Nam để nhận chuyển nhượng 634.700 cổ phần CTCP Tràng Tiền (là công ty mẹ của Kem Tràng Tiền và là công ty con của OCH) từ một nhóm cổ đông năm 2010.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phiếu không được thực hiện và số tiền chuyển thành khoản phải thu kèm lãi vay đối với ông Hà Trọng Nam trong báo cáo tài chính. Tới cuối tháng 3/2019, khoản phải thu với ông Hà Trọng Nam ở mức 626 tỷ đồng.
Khoản công nợ này từng làm nóng Đại hội cổ đông năm 2018 của OCH và công ty mẹ là Ocean Group. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của OCH diễn ra ngày 25/6 vừa qua, bà Nguyễn Lan Hương, thành viên HĐQT, Chủ tọa đại hội cho biết Ban lãnh đạo đang rất tích cực phối hợp với ông Hà Trọng Nam để xử lý khoản công nợ.
"Thời gian qua, HĐQT đã phối hợp với ông Hà Trọng Nam tìm đối tác để chào bán lượng cổ phiếu tại CTCP Tràng Tiền. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn còn nghi ngại đối với lượng cổ phần của công ty liên quan đến ông Hà Văn Thắm ( cựu Chủ tịch OCH, anh trai ông Hà Trọng Nam - PV), cùng với triển vọng của doanh nghiệp nên vẫn chưa thể thực hiện," bà Nguyễn Lan Hương nói.
CTCP Tràng Tiền có vốn điều lệ 60 tỷ đồng, trong khi đang có nghĩa vụ nợ rất lớn khoảng 500 tỷ đồng trái phiếu với với ngân hàng, cùng nhiều khoản phải thu khác. Đây cũng là lý do HĐQT quyết định không tiến hành ghi nhận lượng cổ phần của ông Nam để hợp nhất vào báo cáo của Ocean Hospitality.
Đại hội đồng cổ đông năm 2019 của OCH đã bầu ra HĐQT mới nhiệm kỳ 2019-2024 gồm 5 thành viên gồm: Bà Nguyễn Thị Dung, ông Nguyễn Thành Trung, ông Nguyễn Giang Nam, bà Nguyễn Thu Hằng, và ông Nguyễn Thế Vinh. Như vậy, toàn bộ các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2014-2018 đã rút lui khỏi HĐQT nhiệm kỳ mới.
Theo OCH, nhiệm kỳ vừa qua là một nhiệm kỳ rất khó khăn và nhiều thách thức khi HĐQT bắt đầu nhiệm kỳ từ tháng 4/2014 nhưng đến tháng 10/2014 Công ty rơi vào khủng hoảng do nguyên Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm bị khởi tố do liên quan đến "đại án OceanBank".
Khi đó, nhiều nhân sự cao cấp của công ty thôi việc, làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoạt động của Công ty đã có giai đoạn bị ảnh hưởng lớn, đình trệ và cầm chừng cho tới khi Đại hội thành công vào tháng 5/2015.
Một số dự án tại công ty con đang trong quá trình triển khai xây dựng đã bị ngân hàng cầm chừng giải ngân như: Dự án StarCity Nha Trang vay vốn tại Ocean Bank chi nhánh Nha Trang đã hoàn thiện việc xây dựng 90% phải dừng triển khai do thiếu vốn; dự án StarCity Airport đang trong bước đầu triển khai cũng không thực hiện được tiếp do việc dừng giải ngân của OceanBank, đối tác hợp tác triển khai dự án với OCH thiếu vốn và không có khả năng thanh toán nợ...
Sau 2 năm khó khăn liên tục báo lỗ, đến năm 2018 OCH đã có lợi nhuận sau thuế đạt 44 tỷ đồng. Nhờ đó, cổ phiếu OCH duy trì giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.
Theo infonet.vn
Viglacera, Vinaconex: "Có gì đâu mà ồn ào?" Trong tuần này, Tổng công ty Viglacera - CTCP và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019. Với không ít ồn ào quanh tiến trình Nhà nước thoái vốn, câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư quan tâm là tới đây, 2 tổng công ty...