ĐHCĐ Viglacera: Nhà nước sẽ thoái hết vốn vào quý IV
Tại ĐHCĐ Tổng công ty Viglacera (VGC) sáng 19/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho biết, Bộ đang có kế hoạch thoái toàn bộ vốn khỏi Viglacera vào cuối năm 2020. Phương án thoái vốn đang được Bộ xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ.
Ông Khánh cho biết thêm, sau khi có báo cáo bán niên, sẽ ra được bản định giá cổ phần. Dự kiến, tháng 11 – 12/2020, Bộ sẽ hoàn thành thoái vốn nhà nước tại VGC.
Hiện Bộ Xây dựng hiện đang nắm giữ 38,85% cổ phần Viglacera. Nhóm cổ đông chiến lược Gelex đang nắm giữ xấp xỉ 25% cổ phần. Nhóm này có kế hoạch gia tăng sở hữu chi phối khi Bộ Xây dựng thoái vốn.
Tại ĐHCĐ thường niên 2020 tổ chức ngày 18/6, Gelex đã lên kế hoạch lãi trước thuế 975 tỷ đồng trong năm 2020 nếu hoàn tất hợp nhất Viglacera trong quý IV.
Video đang HOT
ĐHCĐ Viglacera đã thông qua mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 8.300 tỷ đồng; trong đó, Công ty mẹ đạt 3.600 tỷ đồng; Lãi trước thuế hợp nhất đạt 750 tỷ đồng; Công ty mẹ đạt 600 tỷ đồng; Thực hiện chia cổ tức tối thiểu ở mức 10,5%.
Viglacera cho biết, trong 5 tháng đầu năm, Công ty ước đạt 343 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 46% kế hoạch năm.
Tại đại hội, một số cổ đông cho rằng với con số thực hiện 5 tháng như vậy thì kế hoạch 750 tỷ đồng lợi nhuận cả năm 2020 là khá thấp và đề nghị tăng kế hoạch lên 850 tỷ đồng.
Tuy vậy, ban lãnh đạo Viglacera cho biết, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 đã được xem xét đến các yếu tố bất lợi do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tổng công ty trong quý 1/2020 và các quý còn lại của năm.
Đối với lĩnh vực vật liệu, năm 2020 Tổng công ty phát triển các bộ sản phẩm đồng bộ mới: Sứ vệ sinh – sen vòi – gạch ốp lát chất lượng cao, mang thương hiệu cao cấp Eurotile và Platinum; Sản phẩm công nghệ cao, Xanh – thân thiện với môi trường như Kính siêu trắng, kính tiết kiệm năng lượng, tấm Panel và gạch bê tông khí…
Lĩnh vực Bất động sản sẽ tập trung phát triển hạ tầng các Khu công nghiệp cho thuê nhằm đi trước đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, sẵn sàng quỹ đất sạch để đón các nhà đầu tư.
Trả lời cổ đông về định hướng phát triển khu công nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cho biết, hiện nay VGC là công ty liên kết của GEX. GEX có lợi thế là nhà nước thoái vốn hết toàn bộ năm 2015 nên đã xong quá trình tái cấu trúc từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần. VGC khá mạnh về khu công nghiệp phía Bắc, nhưng chưa làm ở phía Nam. Do đó, GEX mong muốn hỗ trợ VGC phát triển khu công nghiệp phía nam.
VGC cũng đang chờ Bộ Xây dựng thoái vốn nên việc phát triển khu công nghiệp phía nam sẽ mất thời gian do phải xin ý kiến Bộ. Do đó, trước mắt GEX sẽ đi phát triển quỹ đất các khu công nghiệp phía Nam, sau đó VGC sẽ trở thành nhà phát triển hạ tầng, sản phẩm, bán cho các nhà đầu tư.
Đại hội đã thông qua việc sửa đổi điều lệ công ty. Theo đó, Viglacera sẽ bổ sung điều lệ HĐQT có quyền hạn quyết định tham gia các liên danh để làm chủ đầu tư các dự án bất động sản, liên danh sản xuất kinh doanh và tham gia liên danh các dự án đầu tư khác (trừ những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.
Sau Viglacera, Gelex mua đầu tư thêm vào một doanh nghiệp khu công nghiệp khác
Gelex mua thêm 15,8 triệu cổ phiếu PXL, nâng sở hữu của cả nhóm lên 23% cổ phần.
Gelex cũng đầu tư mua thêm cổ phần VCW trong mảng nước sạch.
Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex thông báo đã mua mới hơn 15,8 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (UPCoM: PXL) ngày 5/6, tương đương sở hữu 19,1% cổ phần sau giao dịch. Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, HoSE:GEX), công ty mẹ sở hữu 100% của Năng lượng Gelex, đang sở hữu 3,3 triệu cổ phần, tỷ lệ 3,95%. Như vậy tổng sở hữu của nhóm Gelex tại PXL là 23%.
PXL đang có những thay đổi rất lớn về cơ cấu cổ đông. Mới đây Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) đăng ký bán toàn bộ 13,2 triệu cổ phiếu PXL với mục đích thoái vốn trong thời gian 3/6-2/7. Trong khi đó Tổng Giám đốc Lê Công Trung cũng thông báo đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu cá nhân từ 9/6 đến 3/7.
Việc Gelex đầu tư vào PXL không khó hiểu khi tổng công ty này có định hướng đầu vào 2 nhóm ngành chính là sản xuất công nghiệp và ngành hạ tầng. Với ngành hạ tầng, Gelex đang muốn mua cổ phần chi phối tại Tổng công ty Viglacera (đang sở hữu 25% vốn), đơn vị sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn tại miền Bắc. Còn với PXL, đơn vị này cũng sở hữu khoảng 800 ha đất khu công nghiệp tại Bà Rịa Vũng Tàu.
Hiện cổ phiếu PXL đang giao dịch trên vùng mệnh giá 10.000 đồng/cp, đây cũng là mức đỉnh gần 10 năm của cổ phiếu này.
Không chỉ đầu tư thêm vào khu công nghiệp, Gelex mới đây cũng quyết định rót thêm vốn vào mảng nước sạch. Cụ thể, Năng lượng Gelex vừa đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu Đầu tư Nước sạch Sông Đà (UPCoM: VCW) từ ngày 11/6 đến 10/7. Trước giao dịch, công ty nắm giữ 45,4 triệu cổ phiếu, tương đương 60,5% vốn VCW.
Gelex lên kế hoạch lợi nhuận 975 tỷ đồng năm 2020 nếu hợp nhất Viglacera Gelex đặt kế hoạch lợi nhuận 975 tỷ đồng năm 2020, giảm 12% trong trường hợp hợp nhất được báo cáo của Viglacera. Công ty trình việc Chủ tịch HĐQT và bên liên quan được tăng sở hữu lên mức 36% cổ phần. Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, HoSE: GEX) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ...