ĐHCĐ Taseco Airs: Đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2019 tăng 30%, rút khỏi dự án khách sạn À La Carte Hạ Long trước thời hạn
Taseco Airs đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2019 gần 1.131 tỷ đồng – tăng hơn 30% so với năm 2018 và lợi nhuận trước thuế kế hoạch là 245,7 tỷ đồng – tăng hơn 20%. Tỷ lệ cổ tức nằm trong khoảng 25%-40%. Năm 2018, công ty này trả cổ tức với tỷ lệ 40% (25% bằng cổ phiếu, 15% bằng tiền mặt).
Sáng ngày 09/04, CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (mã chứng khoán: AST) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2019, thông qua kết quả kinh doanh năm 2018, kế hoạch kinh doanh năm 2019, kế hoạch phân phối lợi nhuận và các vấn đề khác.
Theo đó, Taseco Airs đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2019 gần 1.131 tỷ đồng – tăng hơn 30% so với năm 2018 và lợi nhuận trước thuế kế hoạch là 245,7 tỷ đồng – tăng hơn 20%. Tỷ lệ cổ tức nằm trong khoảng 25%-40%. Năm 2018, công ty này trả cổ tức với tỷ lệ 40% (25% bằng cổ phiếu, 15% bằng tiền mặt).
Như vậy, để trả cổ tức đợt 2/2018, AST sẽ phát hành 9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 25%) và tăng vốn điều lệ sau phát hành từ 360 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng.
Rút chân khỏi dự án À La Carte Hạ Long
Đáng chú ý, ĐHCĐ đã thông qua tờ trình Thanh lý Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án À La Carte Hạ Long trước thời hạn. Taseco Airs cho biết, chủ đầu tư đã thay đổi phương án thiết kế, kiến trúc và chất lượng vật liệu nội thất làm thay đổi tổng mức đầu tư dự án này lên khoảng trên 2.500 tỷ đồng, trong đó phần giá trị Taseco Airs sẽ phải tham gia đầu tư vào khoảng 446,6 tỷ đồng – tức phát sinh tăng 198,4 tỷ đồng, vượt xa so với dự kiến ban đầu.
Qua nghiên cứu, khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh các khách sạn tại Bãi Cháy – Hạ Long, Quảng Ninh, công ty nhận thấy với quy mô khách sạn 5 sao có khoảng 800 phòng là rất lớn, vượt quá năng lực vận hành của các đơn vị quản lý khách sạn trong nước và Taseco Airs.
Xét về lâu dài, công ty đánh giá đây là dự án có tiềm năng kinh doanh tốt nhưng chắc chắn khó tránh thua lỗ đáng kể trong 2-3 năm đầu khi khách sạn đi vào hoạt động. Việc thua lỗ này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của Taseco Airs và tác động lớn đến các nhà đầu tư ngắn hạn.
Do đó, Hội đồng quản trị công ty quyết định thanh lý trước thời hạn hợp đồng đầu tư này và rút lại số tiền đã tham gia góp vốn đầu tư là 150,22 tỷ đồng, tìm cơ hội đầu tư khác hiệu quả và phù hợp hơn.
Đối với khách sạn À La Carte Đà Nẵng, doanh thu năm 2018 khoảng 186 tỷ và lợi nhuận sau thuế là 38 tỷ. Năm 2019, công ty dự báo mảng kinh doanh khách sạn sẽ có cạnh tranh tương đối khốc liệt do có 1 lượng lớn khách sạn mới đi vào hoạt động. Dự kiến khách sạn đạt khoảng 140 tỷ doanh thu và 15 tỷ lợi nhuận sau thuế trong năm 2019.
Năm 2019, AST cũng dự kiến sẽ ghi nhận 1 khoản lợi nhuận từ việc hợp tác đầu tư 1 dự án bất động sản từ năm 2017. Cụ thể, Công ty có hợp tác đầu tư dự án có quy mô khoảng 1,1 ha tại Đà Nẵng và đã chuyển nhượng khoảng 1,07 ha trong năm 2017. Dự án còn khoảng 400m2 đất chưa được chuyển nhượng, và dự kiến sẽ được chuyển nhượng nốt trong năm 2019. Nếu được theo kế hoạch, công ty có thể sẽ được phân chia lợi nhuận khoảng 2,5 tỷ đồng từ phần còn lại của dự án này.
Video đang HOT
Mảng kinh doanh quảng cáo dự kiến đem lại 19 tỷ lợi nhuận sau thuế
Từ tháng 5/2018, toàn bộ mảng kinh doanh quảng cáo, dịch vụ đón tiễn, viễn thông du lịch đã được chuyển từ Taseco Airs sang Taseco Media.
Năm 2018, Taseco Media ghi nhận 66,3 tỷ doanh thu và 17,4 tỷ lợi nhuận. Mảng kinh doanh quảng cáo đóng góp 54,2 tỷ doanh thu. Công ty đã phát triển thêm mới 49 vị trí quảng cáo (trong tổng số 196 vị trí quảng cáo trong năm 2018), bao gồm 13 vị trí tại Nội Bài và 36 vị trí tại Đà Nẵng. Kế hoạch 2019, Công ty sẽ triển khai phát triển sớm thêm các vị trí quảng cáo tại Nội Bài và Đà Nẵng với các khách hàng/ thương hiệu mới như BIDV, Vietcombank.
Dự kiến kế hoạch trình ĐHĐCĐ của Taseco Media là 102 tỷ doanh thu và 19 tỷ lợi nhuận sau thuế.
Mở thêm cửa hàng mới, sáp nhập một số công ty cùng ngành
Thông tin tại đại hội, lãnh đạo AST cho biết, tại Vân Đồn, Taseco Airs là 1 trong 2 đơn vị đầu tiên kinh doanh, phát triển các điểm kinh doanh mới. Và thời gian tới khi có những đường bay quốc tế mới từ sân bay Vân Đồn, Công ty sẽ mở thêm các cửa hàng mới.
Tại Tân Sơn Nhất và Phú Quốc, Công ty đã đấu thầu và tiến hành đàm phán các điều khoản hợp tác kinh doanh, thuê mặt bằng. Khi hoàn thiện quá trình này, Công ty sẽ công bố thông tin cụ thể.
Về kế hoạch phát triển chuỗi cửa hàng miễn thuế JDV, AST cho biết JDV là đơn vị liên doanh giữa Jalux và Taseco. Jalux là đơn vị kinh doanh hàng miễn thuế có uy tín ở Nhật Bản với mạng lưới kinh doanh rộng khắp ở 27 sân bay tại Nhật Bản và các quốc gia khác. Jalux làm việc rất chuyên nghiệp với mục tiêu chính là đẩy mạnh phát triển thị trường, phát triển hình ảnh tại các sân bay ở Việt Nam.
Trong năm 2019, Hội đồng quản trị cũng có kế hoạch sát nhập một số công ty cùng ngành nghề kinh doanh thông qua việc mua cổ phần của công ty đó, như Công ty CP Giao nhận hàng không AAL, và đang nghiên cứu một vài công ty khác, nhưng chưa triển khai thực hiện nên chưa thể công bố thông tin.
Đối với Công ty AAL, TASECO hiện đang sở hữu 36% cổ phần. Đây là 1 đơn vị hiện diện tại rất nhiều sân bay, cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, đã ký hợp đồng đại lý cho các hãng hàng không lớn của Việt Nam, có nhiều điểm phân phối giao nhận hàng hóa với hệ thống xe nhiều, và đã có lãi sau 3 năm hoạt động. Công ty AAL có vốn tương đối ít (25 tỷ Vốn điều lệ) với trên 100 nhân viên.
Taseco Airs mong muốn sẽ tăng cường chuỗi dịch vụ phi hàng không và các dịch vụ liên quan có khả năng hỗ trợ cho nhau, vì vậy mua cổ phần tại AAL cũng là 1 trong những chiến lược quan trọng của Công ty trong năm 2019.
Taseco đã đầu tư vào AAL từ vài năm nay, và khi có lãi sẽ chuyển nhượng lại cho Taseco Airs. Công ty sẽ xin ý kiến của cấp có thẩm quyền (Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông, tùy theo phân cấp) trước khi thực hiện thương vụ này.
Mảng suất ăn hàng không kỳ vọng hết lỗ
AST đang nắm giữ 26,67% Vinacs, đây là 1 trong những mảng kinh doanh trọng tâm trong chuỗi ngành nghề kinh doanh dịch vụ phi hàng không mà AST đang hướng tới. Năm 2018, VinaCS vẫn lỗ.
Nhưng năm 2019, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng không, với các đường bay quốc tế mới mở và sự phát triển của các hãng hàng không mới, VinaCS đã có những khách hàng mới và có một bức tranh rất khả quan cả về doanh thu và lợi nhuận. Dự kiến năm 2019, doanh thu của VinaCS khoảng 350 tỷ và lợi nhuận đạt khoảng 15 tỷ. VinaCS hiện đang phục vụ 18 hãng hàng không, với 2 nhà máy tại Nội Bài và Cam Ranh.
Đối với thị trường Cam Ranh, VinaCS hiện đang phục vụ hầu hết các chuyến bay quốc tế. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 của VinaCS Cam Ranh sẽ là nghiên cứu thay đổi thực đơn và đơn giá sản phẩm, dịch vụ.
Tại Nội Bài, từ cuối 2018 và đầu 2019, VinaCS Nội Bài đã phục vụ các khách hàng mới và quan trọng, như Vietjet Airs từ đầu 2019 với tần suất bay rất cao, và Bamboo Airways từ tháng 1/2019. Với tham vọng và kế hoạch phát triển thêm tàu bay, mở thêm đường bay của Bamboo Airways, lãnh đạo công ty đánh giá, mức độ tăng trưởng doanh thu của Nội Bài sẽ có nhiều ẩn số nhưng theo hướng tích cực với hoạt động kinh doanh của VinaCS và kết quả chung của AST.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Tổng giám đốc mua vào, cổ phiếu Traphaco vẫn lặng sóng
Việc Tổng giám đốc Công ty cổ phần Traphaco (mã TRA, sàn HOSE) đang thực hiện đợt mua vào cổ phiếu TRA chưa tạo ra nhiệt lượng đủ để đẩy cổ phiếu đại gia ngành dược này nổi sóng.
Sóng vẫn lặng
Theo kế hoạch mua vào cổ phiếu TRA của ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc Traphaco, thời gian mua vào kéo dài tới ngày 10/1/2019. Theo đó, nếu việc mua vào được thực hiện theo đúng kế hoạch, thì tỷ lệ cổ phiếu TRA mà ông Mã nắm giữ sẽ tăng từ 1,86% lên 3,07%.
Dù có sự góp sức của nhà máy dược mới, nhưng doanh thu và lợi nhuận thời gian qua của Traphaco sụt giảm so với năm ngoái
Thông lệ thị trường cho thấy, khi những nhân vật có vai trò quan trọng mua cổ phiếu, sẽ kích thích lượng cầu khiến giá cổ phiếu đó có xu hướng tăng. Tuy nhiên, thông lệ này không diễn ra với cổ phiếu TRA trong đợt mua vào này của Tổng giám đốc Traphaco.
Cổ phiếu TRA trong suốt thời gian từ đầu tháng 12 tới nay vẫn chỉ rùng rình đi ngang, bám quanh mốc 71.000 - 72.000 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch cổ phiếu này trong giai đoạn gần đây cũng chỉ duy trì mức khá thấp. Nếu nhìn về mốc thời gian xa hơn, cổ phiếu TRA thậm chí còn đang trong xu hướng đi xuống về mặt trung hạn. Cụ thể, hồi đầu tháng 10/2018, TRA đã từng đạt thị giá trên 90.000 đồng/cổ phiếu, nhưng đuối dần trong suốt hơn 2 tháng qua.
Diễn biến đối với cổ phiếu TRA như trên cho thấy, "sức bật" của đại gia ngành dược này trong bối cảnh hiện nay khá yếu. Bởi lẽ, ngoài thông tin hỗ trợ từ việc đang trong giai đoạn Tổng giám đốc mua vào cổ phiếu, thì TRA còn đang được hỗ trợ bởi thông tin chia cổ tức. Tỷ lệ chia cổ tức lần này sẽ là 20%, tương đương mỗi cổ phiếu sẽ được chia 2.000 đồng. Ngày chốt danh sách cổ đông dự kiến diễn ra vào ngày 7/1/2019 và thời gian chi trả dự kiến diễn ra vào ngày 30/1/2019. Với kế hoạch chi trả cổ tức lần này, tổng số tiền cổ tức mà các cổ đông Traphaco nhận được sẽ lên tới 82,9 tỷ đồng.
Nhà máy dược chưa đủ "gánh" kinh doanh
Năm 2018 là năm Traphaco đặt ra nhiều kỳ vọng, nhưng đến nay có vẻ nhiều kỳ vọng chưa thành hiện thực. Trong đó, một trong những niềm hy vọng lớn nhất là việc nhà máy dược chính thức "tham chiến" từ cuối năm 2017.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 46.288 m2, đặt tại Khu công nghiệp Văn Lâm - Hưng Yên, với tổng vốn đầu tư theo kế hoạch là 477 tỷ đồng, gồm 3 phân xưởng và 5 dây chuyền sản xuất. Nhà máy có công suất 1,2 tỷ đơn vị sản phẩm mỗi năm, giảm 50% số người tham gia vận hành sản xuất so với quy trình cũ, nhưng năng suất tăng gấp 3 lần. Nhà máy ứng dụng công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn sản xuất tốt của Tổ chức Y tế thế giới (GMP- WHO).
Theo Traphaco, nhà máy dược hiện đại đi vào hoạt động là bước quan trọng hiện thực hóa chiến lược phát triển của Traphaco, thể hiện quyết tâm bứt phá và khẳng định vị thế của Traphaco không chỉ trong lĩnh vực đông dược mà còn cả trong lĩnh vực tân dược.
Quá trình xây dựng Dự án có một số sai lệch so với dự toán ban đầu, số chi thực tế là 483 tỷ đồng, cao hơn khoảng 6 tỷ đồng so với kế hoạch. Theo giải thích của bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Traphaco tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hồi đầu năm, đây là Dự án quan trọng đòi hỏi trình độ khoa học và kỹ thuật cao. Đây cũng là lần đầu tiên Công ty thực hiện một dự án quy mô lớn như trên, nên việc chênh lệch hơn 6 tỷ đồng, tức chỉ tương đương khoảng 1,3% cũng là mức phù hợp.
Trong các khoản chi cụ thể của Dự án, khoản dẫn đến chi vượt trội lớn nhất là chi phí thiết bị. Theo đó, kế hoạch chi là 244 tỷ đồng, như chi thực tế lên tới 283 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí đền bù cũng có vượt dự toán chút ít.
Khi có sự góp sức của đại nhà máy tân dược, Traphaco đã tỏ ra khá tự tin đặt ra mục tiêu kinh doanh năm 2018, với doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 20%, lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 300 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017. Tuy nhiên, thực tế không thực sự xuôi chiều mát mái như kỳ vọng.
Dù có thêm sự góp sức của nhà máy dược được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam, nhưng doanh thu và lợi nhuận của Traphaco không những không tăng trưởng, mà còn sụt giảm so với năm ngoái. Tổng doanh thu 9 tháng của Traphaco đạt 1.274 tỷ đồng, giảm 3,2% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 103,6 tỷ đồng, giảm 40,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Chí Tín
Theo baodautu.vn
Gần 468 triệu cổ phiếu của PV Power sẽ hủy đăng ký giao dịch trên Upcom từ 28/12 tới đây PV Power đã giao dịch trên Upcom từ tháng 3/2018. Sở GDCK Hà Nội vừa thông báo hơn 467,8 triệu cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) sẽ bị hủy đăng ký giao dịch trên Upcom từ 28/12/2018 tới đây. Phiên giao dịch cuối cùng tại Upcom vào 27/12/2018. Lý do hủy đăng...