ĐHCĐ Rồng Việt (VDSC): Không đánh đổi thị phần bằng mọi giá
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra chiều nay (7/4/2021), ông Nguyễn Miên Tuấn, Chủ tịch HĐQT của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – mã chứng khoán VDS) cho biết, quý I/2021, Công ty ước đạt lợi nhuận trước thuế 123 tỷ đồng, hoàn thành 68% kế hoạch.
Đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng
Thông tin cụ thể về kết quả kinh doanh quý I/2021 tại Đại hội, ông Tuấn cho biết, về cơ cấu doanh thu quý I, mảng môi giới doanh thu 52,5 tỷ đồng, hoàn thành 40% kế hoạch cả năm, mảng cho vay 60 tỷ đồng, khoảng 25% kế hoạch, mảng IB 33,5 tỷ đồng, hoàn thành 67% kế hoạch năm.
Về hoạt động đầu tư, so với diễn biến chung thì VN-Index tăng trưởng gần 8%, còn kết quả tự doanh VDSC đạt tăng trưởng vượt trội, tỷ suất sinh lời bình quân trên vốn đầu tư trên 30%.
Năm 2021, Rồng Việt đặt kế hoạch doanh thu riêng công ty mẹ năm 2021 là 528 tỷ đồng, tăng 13% và lợi nhuận sau thuế 144 tỷ đồng, giảm nhẹ 4%. Kế hoạch trên đưa ra dựa trên giả định VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.000 – 1.300 điểm, thanh khoản bình quân khoảng 9.000 – 10.000 tỷ đồng/phiên.
Trong đó, cơ cấu doanh thu gồm mảng kinh doanh môi giới tăng 22% lên 130 tỷ đồng, dịch vụ chứng khoán tăng 20% lên 238 tỷ đồng, ngân hàng đầu tư tăng 170% lên 50 tỷ đồng, riêng hoạt động đầu tư giảm 30% xuống 90 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động dự kiến tăng 27% lên 348 tỷ đồng, tăng mạnh hơn mức tăng của doanh thu, đây là lý do kế hoạch doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm nhẹ. Cổ tức dự kiến 8% .
Cổ đông cho rằng, kế hoạch này quá thận trọng, vì năm 2020 rất khó khăn, quý I/2020 thậm chí lỗ mà Rồng Việt vẫn đạt kết quả ấn tượng. Chưa kể, kế hoạch mảng đầu tư cũng tăng mạnh so với năm ngoài. Vậy sao không đặt kế hoạch cao hơn.
Ông Miên Tuấn chia sẻ, trong quý I/2021, dù thị trường có giai đoạn biến động mạnh, nửa đầu tháng 1 thị trường tăng tốt từ 1.004 điểm lên gần 1.200 điểm, phần tăng của thị trường nhờ số lượng nhà đầu tư mới rất nhiều. Năm nay, cổ đông Rồng Việt cũng nhiều hơn, có thể trong đó có nhiều cổ đông mới.
Từ đầu năm 2021 đến thời điểm chốt danh sách để trả cổ tức 3%, số lượng cổ đông Rồng Việt tăng từ 800 – 900, lên hơn 2.600 cổ đông, gấp 3 lần chỉ trong hơn nửa tháng cho thấy số lượng nhà đầu tư F0 rất lớn. Điều này cũng giúp giá cổ phiếu VDS tăng từ 10.000 lên 14.000 đồng, thanh khoản cải thiện đáng kể. Nhưng ngày thị trường giảm, khoảng từ 18/1 đến 31/1, thì giá cổ phiếu cũng rớt nhanh.
Video đang HOT
Trong bối cảnh như vậy, HĐQT Rồng Việt khi đặt kế hoạch cũng trên quan điểm thận trọng. Theo đó, quan điểm HĐQT khi đặt kế hoạch trình cổ đông và vui mừng báo cáo là làm được và chắc chắn là không có chuyện đối phó là đặt kế hoạch thấp rồi xin khen thưởng khi vượt.
“Quan trọng là mức kế hoạch là chắc chắn làm được. Quý I/2020, Rồng Việt lỗ 88 tỷ đồng, HĐQT vẫn đưa kế hoạch lãi 45 tỷ đồng, lúc đó, mọi người cũng quan ngại có đạt được hay không và thực tế đạt được tích cực như cổ đông đã biết”, ông Tuấn nói.
Theo đó, HĐQT Rồng Việt mong cổ đông đồng thuận với kế hoạch này, ở góc độ HĐQT, Ban điều hành, sẽ cam kết đạt lợi nhuận cao nhất và mong cổ đông uỷ quyền cho HĐQT được điều chỉnh kế hoạch theo điều kiện thị trường cho phù hợp.
Chưa tăng vốn trong năm 2021, nhưng 2022 có thể tăng mạnh
Nội dung được nhiều cổ đông quan tâm nữa tại đại hội là việc nhiều công ty chứng khoán có kế hoạch tăng vốn mạnh nhằm gia tăng năng lực cung cấp dịch vụ tài chính cho nhà đầu tư, tận dụng làn sóng mở tài khoản từ các nhà đầu tư mới, Rồng Việt có kế hoạch này hay không? Đồng thời, chiến lược hoạt động của Công ty sẽ ra sao để phù hợp với bối cảnh mới. Ngoài ra, Rồng Việt mới mua chi phối Công ty Quản lý quỹ Việt Long, vậy công ty này đang hoạt động ra sao, chiến lược của Rồng Việt sẽ như thế nào.
Ông Miên Tuấn cho biết, về việc tăng vốn, có liên quan đến chi trả cổ tức 8%, trong khi EPS 1.500 đồng. Hiện quy mô vốn Rồng Việt 1.000 tỷ đồng, đứng thứ 26 trong các công ty chứng khoán. Năm 2020, tính về lợi nhuận, Rồng Việt đứng thứ 18. Hiệu quả sinh lời ROE 13,58%, đứng thứ 11. Mục tiêu của HĐQT là phải xây dựng được hệ thống, tạo hiệu quả sinh lời tốt, ROE hàng năm trên 20%, khi đó tăng vốn thì mới thu hút được cổ đông, nhà đầu tư.
Rồng Việt xác định 5 mảng tạo doanh thu là môi giới, cho vay margin (dịch vụ chứng khoán), đầu tư (tự doanh), IB và quản lý tài sản.
Trong tháng 1/2021, HĐQT quyết định mua lại 51% cổ phần Công ty Quản lý quỹ Việt Long. Công ty đang tái cơ cấu, có thể bổ sung lại chức năng hoạt động, có phối kết hợp giữa VDSC và Việt Long. Rồng Việt là số ít công ty chứng khoán có công ty con là quản lý quỹ, có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho khách hàng.
Hiện công ty quản lý quỹ này có quy mô vốn 40 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5 tỷ đồng.
Theo ông Tuấn, nếu giờ tăng vốn thì lại kêu gọi cổ đông hiện hữu. Dù hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân, muốn thành nhà đàu tư của Rồng Việt. nhưng HDTQ thấy chưa vội, mà phải xây dựng nền tảng hệ thống trên mức vốn hiện nay. Khi đó sẽ tăng vốn, khả năng từ 2022 tăng vốn mạnh từ lợi nhuận tích luỹ lại và có thể tìm kiêm nhà đầu tư mới để đồng hành.
Chấp nhận giảm thị phần trong ngắn hạn, không chạy đua thị phần
Theo ông Tuấn, hiện nay, công ty vốn chủ sở hữu lớn nhất trên 10.000 tỷ đồng là SSI, theo sau là Mirae Asset. Nếu Rồng Việt cạnh tranh với các công ty chứng khoán bạn mà dựa trên điểm mà Công ty không mạnh bằng họ, đó là năng lực tài chính, nguồn vốn giá rẻ, thì chưa cạnh tranh đã thua.
Với Rồng Việt, định hướng mảng kinh doanh môi giới và dịch vụ là hướng vào thị trường ngách, dựa trên thế mạnh, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ, đa dạng sản phẩm và chất lượng tư vấn đầu tư. Với mục tiêu là mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua tư vấn đúng, mang lại hiệu suất đầu tư vượt trội so với thị trường.
Minh chứng cho điều này, ông Tuấn cho biết, Rồng Việt đo lường bằng giá trị tài sản ròng của khách hàng. Cuối 2020, g iá trị tài sản ròng của khách hàng tại VDSC là 37.800 ty đồng, cuối quý I/2021 là 46.800 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm . Con số này thể hiện hiệu quả của Rồng Việt trong tư vấn khách hàng và giúp họ tìm kiếm lợi nhuận tốt.
Về mảng tự doanh, nhiều cổ đông có e ngại rủi ro, theo ông Tuấn, cái này đúng, trong quá khứ Rồng Việt từng trải qua. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, đó là các môi giới thắc mắc, tự doanh kinh doanh lỗ thì sao tư vấn cho khách hàng tốt được. Theo đó, trong cơ cấu thu nhập, Rồng Việt sẽ hài hòa các mảng. Quý I/2021, các mảng hoạt động đều có đóng góp tương đối, mảng IB đóng góp 207 tỷ đồng, chiếm 33%, trong khi các năm trước chỉ 3 – 4%.
Rồng Việt xem đầu tư là thế mạnh, nhưng không dồn hết tài sản vào, mà sử dụng lợi thế hiểu thị trường để tư vấn khách hàng và mình cũng tự đầu tư mang lại hiệu quả tốt cho cổ đông.
“Rồng Việt không sợ mất cơ hội, chỉ sợ mất tiền. Còn tiền thì còn cơ hội, đây là tinh thần cho mảng đầu tư của Rồng Việt”, ông Tuấn nói trước cổ đông.
Với IB, tập trung nhiều vào 2 mảng mang lại doanh thu lớn cho VDSC là thu xếp vốn thông qua tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu quy mô lớn, kết hợp xây dựng hệ thống giữa đầu tư trái phiếu, phân phối lại trái phiếu cho khách hàng… Công ty đã triển khai hệ thống này 8 tháng. Trong quý I/2021, Công ty đã tiến hành thu xếp và phân phối lại 800 tỷ đồng cho khách hàng, mang lại doanh thu tích cực.
Mảng tiếp theo là tư vấn M&A, với dự báo nhu cầu vốn và nhu cầu M&A ở thị trường Việt Nam lớn, Rồng Việt đang đầu tư mạnh cho đội ngũ IB.
Năm 2020, Rồng Việt ghi nhận kết quả khả quan, doanh thu tăng 36% đạt 466 tỷ đồng, lợi nhuận gấp 3,3 lần, đạt 150 tỷ đồng. Kết quả này chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư khi doanh thu tăng mạnh từ 17 tỷ đồng lên 128 tỷ đồng. Với kết quả này, Rồng Việt trình cổ đông chia cổ tức năm 2020 là 8%, trong đó 3% tiền mặt đã tạm ứng tháng 1/2021 và 5% còn lại chia bằng cổ phiếu.
Theo đó, Rồng Việt sẽ phát hành thêm hơn 5 triệu cổ phiếu để chia cổ tức, vốn điều lệ dự kiến tăng từ 1.001 tỷ đồng lên 1.051 tỷ đồng. Thời điểm thực hiện trong năm 2021.
Tại đại hội, cổ đông cũng tiến hành bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 – 2021, kết quả bà Nguyễn Thị Thu Huyền trúng cử. Hiện bà Huyền cũng là Tổng giám đốc Rồng Việt.
Thị trường giằng co, cổ phiếu VIX vẫn tăng trần 3 phiên liên tiếp
Bất chấp thế giằng co của thị trường chứng khoán, cổ phiếu VIX tăng trần 3 phiên liên tiếp và đạt kỷ lục về số lượng lẫn giá trị giao dịch hôm 23/2.
Kết phiên giao dịch ngày 23/2, giá cổ phiếu VIX của Công ty cổ phần Chứng khoán VIX đạt 31.900 đồng, tăng gần 7% so với giá kết phiên hôm trước. Trong hai phiên trước đó, giá cổ phiếu VIX cũng tăng trần, lần lượt đạt 27.900 đồng và 29.850 đồng.
Cũng trong ngày 23/2, số lượng cổ phiếu VIX trao tay cũng đạt mức lớn nhất trong 5 phiên, đạt hơn 7,9 triệu đơn vị, tương đương hơn 243 tỷ đồng.
Đà tăng mạnh của cổ phiếu VIX bắt nguồn từ kỳ vọng của giới đầu tư đối với triển vọng của công ty. Hồi tháng 1, Công ty cổ phần Chứng khoán VIX công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với sự tăng trưởng đột biến cả về doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu hoạt động trong quý IV/2020 của Chứng khoán VIX tăng 74% lên 226 tỷ đồng, trong đó doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng tới 4,5 lần lên 18 tỷ đồng. Mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu là lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) cũng tăng 67% lên 186 tỷ đồng.
Trong khi đó, Chứng khoán VIX cắt giảm đáng kể chi phí hoạt động, chủ yếu là do khoản lỗ từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ giảm 61%, tương đương 55 tỷ đồng, xuống còn 35 tỷ đồng.
Kết quả, công ty báo cáo lợi nhuận trước thuế và sau thuế quý IV/2020 tăng lần lượt 797% và 787% lên 166 tỷ đồng và 133 tỷ đồng.
Cả năm 2020, Chứng khoán VIX ghi nhận 719 tỷ đồng doanh thu, tăng 64% và lãi sau thuế 328 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với con số 116 tỷ đồng trong năm 2019. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử công ty.
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản của công ty đạt 2.115 tỷ đồng, tăng 349 tỷ đồng so với hồi đầu năm, trong đó phần lớn là các khoản cho vay, đạt 869,5 tỷ đồng.
Năm 2020 đánh dấu bước chuyển mình của Chứng khoán VIX khi ban lãnh đạo công ty đã thông qua nghị quyết đổi tên từ CTCP Chứng khoán IB (IBSC) thành CTCP Chứng khoán VIX nhằm thống nhất nhận diện thương hiệu giữa tên gọi và mã chứng khoán niêm yết trên sàn.
VIX cũng chuyển toàn bộ hơn 127,7 triệu cổ phiếu VIX từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE).
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/11 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/11 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. * CVT: Ông Dương Quốc Chính, Chủ tịch HĐQT CTCP CMC (CVT - HOSE) đã bán ra 500.000 cổ phiếu CVT trong ngày 26/11 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, ông Chính đã giảm sở hữu tại CVT...