ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Chưa có chính sách giảm giá và tăng chiết khấu để cạnh tranh với Hoa Sen
Đại hội đồng cổ đông tổ chức ngày 24/6 của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) đã thông qua toàn bộ tờ trình.
Cụ thể, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 4.560 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 581 tỷ đồng, tăng 10%, cổ tức tối thiểu 50%/lợi nhuận sau thuế.
Kế hoạch được xây dựng trên giả định giá nguyên liệu đầu vào tương đương mức bình quân năm 2019. Nửa đầu năm, biến động giá nguyên liệu nhựa vẫn rất bất thường, có lúc giảm hơn 20%, nhưng chỉ trong thời gian ngắn và có xu hướng tăng trở lại dù chưa quay về mức trước dịch.
Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BMP cho biết, giá nguyên liệu nhựa không chỉ phụ thuộc giá dầu, mà còn phụ thuộc vào cung cầu trên thế giới, bảo dưỡng máy móc thiết bị, hoạt động sản xuất công nghiệp…
Trong 5 tháng đầu năm, giá nguyên vật liệu giảm mạnh và thấp hơn so với kế hoạch – một diễn biến chưa từng có tiền lệ.
Theo đó, tranh thủ những thời điểm giá thấp, BMP tăng nhập nguyên liệu để có tồn kho giá thấp và sẽ phản ánh vào kết quả kinh doanh 6 tháng. Thông thường, Công ty dùng đến 98% nguyên vật liệu mua trong nước, không tồn kho mà khoảng 2 – 3 ngày nhận nguyên liệu một lần.
Hiện nay, cổ đông lớn nhất của BMP là Nawapalstic (nằm trong hệ thống thành viên của SCG Thái Lan) đang sở hữu 54,39%, công ty thành viên của Tập đoàn mẹ SCG là TPCVina đang là một trong những đơn vị cung cấp nguyên liệu cho BMP.
Ông Ngân cho biết, tỷ lệ nhập từ TPC Vina khoảng 50 – 55% và không đổi qua các năm.
Video đang HOT
Ngoài ra, kế hoạch trên còn xây dựng dựa trên kế hoạch của các nhà thầu xây dựng lớn cũng giảm mạnh năm nay, nên tăng trưởng đột biến cũng khó xảy ra với BMP trong 2020.
Ông Ngân cho rằng, tình trạng thừa cung sẽ tiếp tục là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhựa tiếp tục cạnh tranh bằng chính sách duy trì chiết khấu cao, chấp nhận lợi nhuận rất thấp để tồn tại. Minh chứng là chiến dịch “khuyến mãi khủng” của các đối thủ lớn trong cả năm 2019 và đầu năm 2020.
Hơn nữa, dịch Covid-19 tiếp tục là ẩn số chưa đánh giá được đầy đủ mức độ nghiêm trọng tác động đến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động của công ty nói riêng.
Trả lời câu hỏi cổ đông về việc BMP có chính sách gì để cạnh tranh với Hoa Sen, ông Ngân cho biết, chưa có bất kỳ chính sách giảm giá và tăng chiết khấu để cạnh tranh với Hoa Sen. Nhựa Bình Minh có lợi thế về chất lượng, Công ty chưa có dự kiến thay đổi trong dài hạn về chính sách chiết khấu, nhưng ngắn hạn sẽ có một số chính sách cụ thể.
Tại thời điểm cuối năm 2019, theo thống kê từ SCG Research, BMP chiếm 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng khu vực miền Nam, 5% thị phần miền Bắc và tổng 28% thị phần cả nước.
Chia sẻ về kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm, BMP cho biết, sản lượng 44.752 tấn, tăng nhẹ 6%, doanh thu đạt 1.883 tăng 8%, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 262 tỷ đồng và 209 tỷ đồng, cùng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, ông Ngân không quá lạc quan cho nửa cuối năm, khi mà từ quý III trở đi, thị trường sẽ chịu tác động rõ ràng hơn khi hoạt động xây dựng mới giảm.
CEO Nhựa Bình Minh: Lợi nhuận 5 tháng tăng 18%, giá nguyên liệu giảm sẽ phản ánh vào kết quả 6 tháng
5 tháng đầu năm, dù ảnh hưởng dịch Covid-19, doanh nghiệp vẫn ghi nhận lãi tăng 18% so cùng kỳ.
Nhựa Bình Minh lên kế hoạch trả cổ tức tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế năm 2020.
Trong giai đoạn giá nguyên liệu giảm sâu, doanh nghiệp tranh thủ nhập về để hưởng lợi.
Báo cáo tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đánh giá năm 2020, có điểm thuận lợi cho hoạt động kinh doanh là hệ thống phân phối sau tái cấu trúc hoạt động ổn định hơn, các yếu tố liên quan đến quản trị nội bộ cũng từng bước vận hành hiệu quả hơn.
Tổng giám đốc báo cáo tại đại hội. Ảnh: MH
Tuy nhiên, dự báo khả năng tăng trưởng của thị trường bất động sản, xây dựng tiếp tục chậm do bất cập chính sách kéo dài từ năm ngoái và khó khăn chung của nền kinh tế. Tình trạng "thừa cung" sẽ tiếp tục là nguyên nhân để các doanh nghiệp nhựa tiếp tục canh tranh bằng chính sách duy trì mức chiến khấu cao, lợi nhuận thấp hoặc rất thấp để tồn tại. Minh chứng là chiến dịch "khuyến mãi khủng" của các đối thủ lớn trong cả năm 2019 và đầu năm 2020. Hơn nữa, dịch Covid-19 tiếp tục là ẩn số chưa đánh giá được đầy đủ mức độ nghiêm trọng tác động đến nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động của công ty nói riêng.
Theo đó, công ty đề ra chỉ tiêu doanh thu tăng 5% đạt 4.560 tỷ đồng, lãi sau thuế tăng 10% đạt 465 tỷ đồng. Lãnh đạo Nhựa Bình Minh chia sẻ trong bối cảnh khó lường dịch Covid-19 và thị trường bất động sản dự báo khó khăn, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh nhưng ban điều hành quyết định giữ nguyên.
Trong kế hoạch kinh doanh 2020, doanh nghiệp vẫn sử dụng giá nguyên liệu bình quân của năm 2019. Công ty dùng đến 98% nguyên vật liệu mua trong nước, không tồn kho mà khoảng 2 hoặc 3 ngày nhận nguyên liệu một lần.
Giá nguyên liệu nhựa không chỉ phụ thuộc vào giá dầu mà còn phụ thuộc vào cung cầu trên thế giới, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong các tháng đầu năm, biến động giá của nguyên liệu nhựa rất bất thường, có thời điểm giá giảm hơn 20% nhưng trong thời gian ngắn và hiện nay có xu hướng tăng trở lại dù chưa quay về mức trước dịch. Trong thời điểm giá thấp, Nhựa Binh Minh cũng tranh thủ nhập nguyên liệu và sẽ phản ánh vào kết quả kinh doanh 6 tháng.
Cập nhật kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm, lãnh đạo doanh nghiệp ước doanh thu đạt 1.883 tỷ đồng, tăng 8% và lợi nhuận sau thuế 209 tỷ đồng, tăng 18% cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm của Nhựa Bình Minh. Ảnh: MH
Nguyên nhân được CEO lý giải dù thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 4 nhưng các hoạt động xây dựng diễn ra bình thường, đồng thời các cơ sở lưu trú và đơn vị làm dịch vụ lưu trú cấm hoạt động nên tranh thủ sửa chữa. Do đó, sản phẩm ống nhựa xây dựng của công ty không thuộc nhóm ảnh hưởng xấu bởi dịch Covid-19 mà có vẻ hưởng lợi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia dự báo sẽ có những khó khăn rơi vào quý III hoặc quý IV. Dịch Covid-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát nhưng tình hình tệ hơn ở các nước khác. Các hợp đồng ký cho nửa cuối năm khá khó khăn.
Là đơn vị chuyên sản xuất ống nhựa dùng trong xây dựng, ông Ngân cho rằng Nhựa Bình Minh có thể được hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công nhưng hiện chưa thể hiện rõ.
Báo cáo năm 2019, doanh thu đạt 4.343 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm trước và vượt 1% kế hoạch; sản lượng 105.020 tấn, tăng 11,1% và vượt 6,6% kế hoạch năm. Theo đó, lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng, tăng khoảng 4% và vượt 2% kế hoạch. Tuy nhiên, thực hiện theo yêu cầu của Tập đoàn SCG, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng thôi việc cho 100% cán bộ công nhân viên, tương đương 21 tỷ khiến lợi nhuận sau thuế cả năm giảm tương ứng xuống 440 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch và tăng 3% so năm trước. Thị phần đạt 26,3%, duy trì vị trí dẫn đầu tại Việt Nam.
Với kết quả đề ra, HĐQT trình phương án chia cổ tức 50% tiền mặt, tương ứng tổng mức thanh toán 409,3 tỷ đồng, đã tạm ứng 40%. Năm 2020, kế hoạch cổ tức là tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế.
Đại hội kết thúc với việc các tờ tình được thông qua.
PVN ước đạt 203.900 tỷ doanh thu sau 4 tháng đầu năm, dự còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn Theo báo cáo của các đơn vị thành viên PVN, hiện những dự án trọng điểm về tìm kiếm, thăm dò, khai thác đều chịu tác động của dịch bệnh Covid-19. Nhiều nhà thầu sẽ không thể điều động nhân sự sang triển khai các phần việc thuộc các dự án; tiến độ cung cấp vật tư thiết bị cho dự án từ...