ĐHCĐ Kido Food: 5 tháng, lợi nhuận trước thuế dự kiến 86 tỷ đồng, tăng 333%
Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HDQT CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO – Kido Food (KDF) cho biết, 5 tháng đầu năm, doanh thu dự kiến 600 tỷ đồng, hoàn thành 41% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 86 tỷ đồng, tương ứng 57% kế hoạch.
Với kết quả trên, KDF đang có mức tăng trưởng 18% về doanh thu và 333% về lợi nhuận so với cùng kỳ.
Tại ĐHCĐ đang diễn ra sáng 12/6, trả lời thắc mắc của cổ đông về kế hoạch niêm yết trên HOSE của KDF chưa thực hiện trong năm 2018, ông Thành cho biết, do tình hình kinh doanh chưa như kỳ vọng, nên chưa thuận lợi để chuyển sàn. Năm 2019, nếu hoạt động kinh doanh tốt hơn, KDF sẽ dễ dàng chuyển sàn hơn.
Năm 2018, KDF đạt doanh thu thuần 1.258 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 31,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 27,4 tỷ đồng. Cổ tức tiền mặt 14%/mệnh giá (đã tạm ứng trong tháng 8/2018). Theo KDF, năm 2018 là một năm kinh doanh không hiệu quả và kết quả này không phản ánh đúng với tiềm lực của công ty trên thị trường.
Ông Thành cho biết, ngành lạnh đầu tư lớn mới có doanh thu, gồm xe lạnh, kho lạnh, thiết bị… Năm 2018, Công ty triển khai hàng loạt đầu tư cho ngành lạnh, nếu không thành công sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Nhưng khi nửa đầu năm, thị trường không thuận lợi, công ty chủ động giảm bớt đầu tư và chỉ duy trì ở mức cầm chừng, tập trung cho sản phẩm cốt lõi, có lợi thế. Nửa cuối năm còn lại, riêng quý IV là vào mùa lạnh nên kết quả 2018 không như kỳ vọng.
Ngoài ra, bà Trần Thị Thùy Linh, Phó tổng giám đốc KDF cho biết, tăng trưởng của ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) suy giảm từ quý IV/2017 đến hết năm 2018, từ mức 6,9% trong quý III/2017, đã có lúc tăng trưởng âm 0,2% trong quý I/2018. Bình quân cả năm chỉ đạt mức tăng trưởng 1,9%, cách xa so với dự báo là 6-7%.
Video đang HOT
Ngành kem có sự cạnh tranh khốc liệt, bên cạnh những doanh nghiệp nổi tiếng lâu năm đã hiện hữu, nhiều thương hiệu kem nổi tiếng nước ngoài cũng đã ồ ạt thâm nhập thị trường Việt Nam. Thời tiết cũng có những diễn biến bất lợi cho ngành khi mưa bão nhiều.
Với ngành sữa chua đối diện cuộc đua khuyến mãi, giảm giá và hàng nhái (sữa chua bịch). Còn ngành thực phẩm lạnh có những biến động đột ngột, sức mua sụt giảm.
Trong bối cảnh đó, KDF ưu tiên phát triển sản phẩm cốt lõi, tung sản phẩm mới có lựa chọn, với sữa chua thì không chạy theo cuộc đua giảm giá và hoãn tung sản phẩm mới, ngành hàng lạnh duy trì sản phẩm hiện hữu trên các kênh hiện đại. Ở khâu sản xuất, cũng có sự sắp xếp giữa 2 nhà máy Bắc – Nam hợp lý khi vào mùa kinh doanh thấp điểm để giảm định phí trong sản xuất.
Theo bà Linh, năm 2019, KDF hoạt động trong ngành lạnh nên yếu tố về giá điện tăng sẽ tác động hoạt động của Công ty. Thêm vào đó, các yếu tố như lương tối thiểu, giá xăng dầu… đều tăng; nguyên liệu chính là bột sữa cũng đã tăng 30%.
Tuy nhiên, bà Linh cho rằng, Công ty vẫn tin tưởng sự tăng trưởng của ngành kem (theo dự báo của Euromonito là tăng trưởng kép 7%/năm trong giai đoạn 2017-2022).
Ngoài ra, mức chi tiêu bình quân của người Việt Nam cho thực phẩm lạnh còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, trong khi Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng, tốc độ đô thị hóa tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng… là những điều kiện tốt cho ngành tăng trưởng.
Theo đó, năm nay, KDF đặt kế hoạch doanh thu 1.464 tỷ đồng, tăng hơn 16%, nhưng lợi nhuận trước thuế lại có sự tăng trưởng mạnh 376% so với năm 2018, ở mức 150 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến 12%.
Tuy nhiên, cổ đông ý kiến, với kế hoạch tăng trưởng thì KDF nên giữ mức cổ tức 14% như năm 2018. Chủ tọa đoàn cũng đồng quan điểm và vấn đề này đã được đưa vào biểu quyết. Kết quả, cổ tức dự kiến năm 2019 thay đổi từ 12% lên 14%.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận Trung Nguyên lại có xu hướng đi ngang
Theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Trung Nguyên duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2009 - 2013. Những năm sau đó, doanh thu của tập đoàn này vẫn tăng nhưng lợi nhuận đã bắt đầu xu hướng đi ngang.
Hình minh họa
Báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (TNG) cho thấy doanh thu của tập đoàn này đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của Trung Nguyên bất ngờ giảm gần 50%, chỉ còn 347 tỷ so với mức gần 681 tỷ đồng năm 2017.
Hiệu suất hoạt động kinh doanh được cho là nguyên dân dẫn đến lợi nhuận trước thuế của Trung Nguyên giảm gần 50% so với năm 2017. Cụ thể, hiệu suất hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên đã giảm liên tục trong 3 năm gần nhất. Biên lợi nhuận gộp từ mức 37,4% năm 2016, giảm xuống 34% năm 2017 và đến năm 2018 chỉ còn 27,9%.
Điều đáng nói là hiệu suất kinh doanh của tập đoàn này giảm liên tục trong 3 năm liên tiếp, nhưng các khoản chi phí của Trung Nguyên đều tăng, đứng đầu là chi phí bán hàng. Số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp này cho biết, Trung Nguyên chi ra gần 725 tỷ đồng cho khoản mục này năm 2018, tăng 19% cùng kỳ và chiếm quá nửa lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh.
Báo cáo tài chính cũng cho thấy, trong khi công ty mẹ giảm lợi nhuận thì các công ty con (các công ty thành viên) lại hoạt động và tăng trưởng tốt.
Cụ thể trong số đó là Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên và Công ty cà phê Trung Nguyên đạt doanh thu lần lượt 134 tỷ và 1.481 tỷ đồng, tăng lần lượt 36% và 28% so với cùng kỳ 2017. Lợi nhuận của hai công ty thành viên này đều tăng hai chữ số.
Tính đến cuối năm 2018, TNG có tổng tài sản hơn 6.000 tỷ đồng với lợi nhuận chưa phân phối gần 1.900 tỷ. Trong khi đó, hai công ty thành viên có tổng tài sản lần lượt là 483 tỷ và 1.002 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2018 là hơn 600 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Trung Nguyên duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2009 - 2013. Tuy nhiên, những năm sau đó, doanh thu của tập đoàn này vẫn tăng nhưng lợi nhuận thì bắt đầu xu hướng đi ngang.
Nếu loại trừ khoản đột biến năm 2014 do chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ, về cơ bản lợi nhuận của Trung Nguyên giữ trong khoảng 700 - 800 tỷ đồng mỗi năm, mức chênh lệch giữa các năm trên dưới 10%. Tuy nhiên đến năm 2018, lợi nhuận của doanh nghiệp này bất ngờ giảm hơn 50% so với giai đoạn trước./.
Thành Trung (t/h)
Theo toquoc.vn
Cổ đông Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) "thúc" dự án nghìn tỷ ại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã VSH) đã thông qua phương án huy động vốn để nâng tổng mức đầu tư Dự án Thủy điện Thượng Kontum lên hơn 9.000 tỷ đồng. Cổ đông tiếp tục "thúc" tiến độ dự án với hy vọng cuối năm nay, Nhà máy sẽ đi vào...