ĐHCĐ Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên – Chính thức xem xét ý kiến niêm yết trên sàn HOSE
Ngày 24/06/2020 tới đây, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên chính thức xin ý kiến đại hội cổ đông về việc niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) ngay trong quý III năm nay.
Việc trở thành một trong những bệnh viện đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán khiến Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đã trở thành cái tên nhận được sự quan tâm và chú ý đến từ nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng như các quỹ đầu tư lớn trong thời gian vừa qua.
Chính thức đi vào hoạt động từ 2014 với vốn điều lệ là 415 tỷ đồng, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên hoạt động chính trong các lĩnh vực chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, với quy mô ban đầu là 150 giường bệnh, được tổ chức thành 12 khoa và 3 phòng chức năng.
Sau 6 năm đi vào hoạt động, hiện nay quy mô của bệnh viện đã lên tới 3 cơ sở, gần 2000 giường bệnh cùng đội ngũ y bác sĩ chất lượng cao. Bệnh viện sở hữu cơ sở vật chất hàng đầu của cả khu vực đông bắc và trở thành địa chỉ uy tín cho nhân dân khi có nhu cầu khám chữa bệnh ở Thái Nguyên và các tỉnh lân cận: Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn…
Tuy nhiên, công suất hoạt động của bệnh viện hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thăm khám của nhân dân quanh vùng. Theo số liệu thống kế mới nhất năm 2019, dân số trên toàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay là 1,364 triệu người – một trong những tỉnh đông dân nhất khu vực. Đây chính là yếu tố then chốt đảm bảo về doanh thu và lợi nhuận của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên sẽ còn tăng trưởng lớn trong tương lai.
Năm 2018 ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán là 89 tỷ đồng. Năm 2019 ghi nhận doanh thu đã kiểm toán 270 tỉ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh của bệnh viện mang lại hơn 93 tỷ đồng.
Video đang HOT
Doanh thu của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên luôn giữ số liệu tăng trưởng đạt kì vọng qua từng năm. Dự đoán lợi nhuận năm 2023 lên tới 200 tỷ đồng.
Với doanh thu hiện tại, chỉ số lãi trên 1 cổ phiếu (EPS) của TNH đang rơi vào khoảng 3 – 4.000 VNĐ. Chỉ số EPS của TNH dự đoán sẽ tăng lên đáng kể dựa trên Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2019-2023 mà bệnh viện công bố. Dự đoán lợi nhuận năm 2023 lên tới 200 tỷ đồng (EPS có thể sẽ xấp xỉ 5 – 6.000 VNĐ).
Bên cạnh đó, dự án Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên giai đoạn II đã đi vào hoạt động trong tháng 6/2020, tăng tổng quy mô thêm 400 giường bệnh, với lợi thế nằm ngay cạnh khu công nghiệp Yên Bình – nơi tọa lạc của một trong những nhà máy lớn nhất Thế giới của tập đoàn Samsung với số lượng lao động rất lớn. Theo một thống kê mới đây từ lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên với 200.000 công nhân và cán bộ trong KCN đã đóng góp 92% thu nhập cả tỉnh. Như vậy, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên giai đoạn II hứa hẹn sẽ tiếp tục là nguồn tăng lợi nhuận đáng kể. Dự kiến doanh thu của bệnh viện trong năm 2020 đạt 370 tỷ, lãi 120 tỷ.
Với nền tảng kinh tế vững chắc và lợi thế phát triển như hiện tại, hội đồng quản trị Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên đã chính thức đề xuất ý kiến lên cuộc họp đại hội cổ đông sắp tới về quyết định niêm yết chứng khoán trên sàn Giao dịch Tp Hồ Chí Minh (HOSE) với mã cổ phiếu là TNH vào quý III/2020.
Trong bối cảnh hiện nay, khi ngành y tế dành được sự quan tâm lớn trên thị trường chứng khoán không chỉ tại Việt Nam mà còn trên các thị trường Thế giới, cùng đặc điểm là một trong số ít những ngành hiếm khi bị ảnh hưởng trong thời kì kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng, cổ phiếu TNH của Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên được dự đoán sẽ trở thành điểm sáng đáng lưu tâm dành cho các nhà đầu tư trên thị trường.
Lộc Trời lấn sân điện mặt trời, gia hạn niêm yết HoSE sang 2022
Công ty gia hạn thời gian hoàn thành niêm yết HoSE sang 2022.
Lộc Trời lên kế hoạch lợi nhuận năm 2020 tăng 7,45% lên 360 tỷ đồng.
Quý I, công ty lỗ 37 tỷ đồng do ảnh hưởng dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, Ban lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) dự kiến trình cổ đông việc bổ sung ngành nghề kinh doanh là sản xuất điện, chi tiết sản xuất điện mặt trời.
HĐQT cho biết hiện nay công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, không thuận lợi để niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE. Do đó, HĐQT trình cổ đông gia hạn thời gian dự kiến hoàn tất việc niêm yết cổ phiếu trên HoSE trong năm 2022 với điều kiện được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Năm 2020, công ty đề ra kế hoạch doanh thu thuần 7.352 tỷ đồng, giảm 15,6% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế 360 tỷ đồng, tăng 7,45%.
Quý I, doanh thu của Lộc Trời giảm hơn phân nửa xuống 733 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu ngành thuốc bảo vệ thực vật và ngành lương thực giảm dưới tác động của dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thay đổi cơ cấu đại lý và chính sách bán hàng ngành thuốc, thay đổi trong chính sách điều hành của Chính phủ liên quan đến xuất khẩu gạo.
Cụ thể, doanh thu ngành thuốc giảm 65%, giảm mạnh nhất là nhóm thuốc bệnh và thuốc sâu. Do quý IV/2019, các đại lý đã nhập hàng theo kế hoạch bình thường không tính đến tác động dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu làm tồn kho tăng cao, công ty đã hỗ trợ để giải phóng hàng tồn thay vì theo đuổi mục tiêu doanh số. Dự kiến quý II khi lượng tồn kho giảm, các địa lý sẽ đẩy mạnh nhập hàng mới.
Mảng kinh doanh thuốc BVTV của LTG.
Ngành lương thực ghi nhận doanh thu xuất khẩu giảm 73% và nội địa giảm 15%. Philippines là thị trường xuất khẩu gạo chính của Lộc Troiwfm, chiếm 56% doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh thu thị trường này cũng giảm do không thỏa thuận được giá bán với các nhà nhập khẩu, giá bán hầu hết ở mức thấp trong tương quan giá mua lúa nguyên liệu đã tăng từ đầu quý I.
Doanh thu ngành lương thực của LTG quý I.
Ngành giống của doanh nghiệp cũng giảm 8% do nhu cầu thị trường giảm. Đơn vị lý giải kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm làm thu nhập của nông dân giảm và khả năng tài chính để đầu tư cho các vụ gieo trồng tiếp theo giảm. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khắc nghiệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến nhu cầu về giống theo hướng gia tăng các sản phẩm có đặc tính chịu hạn, mặn, năng suất cao.
Kết quả mảng kinh doanh giống của LTG.
Theo đó, công ty lỗ 37 tỷ đồng, quý đầu tiên báo lỗ kể từ 2017.
Tháng 3, có 227 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch và gần 31.950 tài khoản trong nước mở mới Thông tin từ VSD cho biết, trong tháng 3/2020, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 227 nhà đầu tư nước ngoài gồm 38 tổ chức và 189 cá nhân. Ngoài ra, VSD đã chấp thuận thay đổi thông tin cho 29 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 3 tổ chức và 26 cá nhân; hủy mã số...