ĐHCĐ bất thường Pymepharco (PME): Nới room ngoại 100%, cổ đông ngoại muốn nâng tỷ lệ sở hữu
ĐHCĐ bất thường CTCP Pymepharco diễn ra sáng 19/10 đã thông qua tờ trình nới room ngoại từ 49% lên 100%. Đồng thời, cổ đông cũng thống nhất thông qua tờ trình Stada Service Holding B.V (Stada) và/hoặc tổ chức có liên quan đến Stada Service Holding B.V được nâng tỷ lệ sở hữu từ 49% lên tối đa 72% mà không cần thực hiện chào mua công khai.
HĐQT PME nhiệm kỳ 2016-2021
Việc nới room, theo ông Huỳnh Tấn Nam, Chủ tịch HĐQT PME là để tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu, thu hút thêm nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài cũng như tạo điều kiện thuận cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới.
Tham vọng của PME là trở thành doanh nghiệp sản xuất dược lớn nhất Việt Nam với chất lượng tốt, tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
Vào ngày 8/10, cổ đông lớn chiến lược của PME là Stada đã có thư đề nghị về việc nâng tỷ lệ sở hữu từ 49% lên tối đa 72% mà không cần phải chào mua công khai.
Cổ đông này đang sở hữu 49% vốn PME (hơn 36,75 triệu cổ phiếu) và gắn bó với PME từ năm 2008. Từ đó đến nay, Stada đã có nhiều hỗ trợ để PME đạt được những phát triển về mặt kỹ thuật thông qua đầu tư nhà máy theo tiêu chuẩn GMP-EU; hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị và hoạt động công ty.
Hiện PME đang sở hữu 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-EU và dự kiến trong năm 2019 sẽ có thêm 1 nhà máy đạt tiêu chuẩn này với sự đồng hành của Stada.
Video đang HOT
Sau khi được ĐHCĐ bất thường thông qua, Stada sẽ tiến hành mua thêm tối đa khoảng hơn 17,2 triệu cổ phần PME để nâng tỷ lệ sở hữu. Thời gian thực hiện dự kiến ngay trong năm 2018.
Đại diện Stada chia sẻ tại Đại hội, PME nằm trong Top 10 nhà máy của Stada trên toàn cầu.
“Chiến lược của chúng tôi có cùng định hướng, mục tiêu như của PME, tức hướng đến sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt, kỹ thuật cao và giá hợp lý. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng với PME trong mọi hoạt động công ty, từ đầu tư, đến kỹ thuật, marketing và cả phân phối”.
Hiện nay, PME đang hoạt động trong ngành sản xuất và phân phối dược phẩm – ngành nghề có điều kiện nên tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài chỉ được tối đa 49%. Theo đó, để nới room ngoại lên 100%, PME sẽ điều chỉnh, bổ sung ngành nghề kinh doanh, chẳng hạn như bỏ ngành nghề “xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc, mua bán vacxin, sinh phẩm y tế” do quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 0%, bỏ nội dung “dinh dưỡng” trong ngành nghề kinh doanh là “kinh doanh thực phẩm chức năng dinh dưỡng” điều chỉnh thành “kinh doanh thực phẩm chức năng do công ty sản xuất”…
Ngoài ra, Đại hội cũng thông qua việc từ nhiệm của ông Choo Yan Ho, Thành viên HĐQT độc lập PME nhiệm kỳ 2016-2021, đồng thời thống nhất tăng số lượng thành viên HĐQT từ 8 lên 11 thành viên trong nhiệm kỳ này.
Theo đó, cổ đông đã bầu bổ sung thêm 4 thành viên HĐQT, danh sách trúng cử bao gồm: ông Mark Burgess Keatley, ông Miguel Pagan Pernandez, ông Ludwig Otto Friedrich Kloter, và ông Carsten Patrick Cron. Các nhân sự này đều đến từ Stada.
Như vậy, HĐQT PME trong nhiệm kỳ 2016-2021 bao gồm 5 thành viên người Việt Nam và 6 thành viên người nước ngoài.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tibaco giảm lãi mạnh, sắp họp cổ đông bất thường
CTCP Ắc quy Tia Sáng (Tibaco, mã chứng khoán TSB) dự kiến họp Đại hội cổ đông bất thường để bầu bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị công ty trong bối cảnh kinh doanh không thuận lợi, lợi nhuận 6 tháng đầu năm giảm 91,6% so với cùng kỳ.
Tibaco sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự phiên họp Đại hội cổ đông bất thường vào 18/10. Dự kiến, phiên họp sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây.
Tibaco sắp họp Đại hội cổ đông bất thường để hoàn thiện công tác nhân sự.
Đại hội cổ đông bất thường của Tibaco diễn ra giữa lúc hoạt động kinh doanh không được như kỳ vọng. Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét của TSB cho thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng 28,9% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 91,6% so cùng kỳ 2017.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm nay, Tibaco đạt doanh thu thuần hơn 113,9 tỷ đồng, trong khi cùng thời điểm năm trước chi đạt 88 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do giá vốn hàng hóa ở mức khá cao hơn 100,1 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 13,8 tỷ đồng, giảm nhẹ so cùng kỳ.
Chi phí tài chính trong kỳ là 1,7 tỷ đồng, cao hơn mức 1,4 tỷ đòng của năm trước, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay, hơn 1,3 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng không chênh lệch nhiều.
Trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của Tibaco 6 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 208 triệu đồng, giảm mạnh so với hơn 2,4 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước, tức giảm 91,6%.
Tibaco cho biết nguyên nhân chủ yếu do biến động tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của thị trường kim loại, hóa chất.
Chốt phiên giao dịch ngày 5/10, giá cổ phiếu TSB của Tibaco đang giao dịch mức 11.500 đồng. Khi mới tung ra sàn hồi 19/1/2011, giá cổ phiếu TSB là 29.500 đồng, cao hơn mức hiện tại 61,01%.
CTCP Ắc quy Tia Sáng, trước đây là Nhà máy ắc quy Tam Bạc được thành lập 2/9/1960. Tháng 10/2004 chuyển đổi thành CTCP thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Bị FPT Capital khởi kiện ra tòa: Bầu Đức nói gì? Bầu Đức vừa xác nhận thông tin Hoàng Anh Gia Lai bị FPT Capital kiện ra tòa. Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa có công văn giải trình lên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) về vụ việc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital) khởi kiện ông Đoàn Nguyên Đức và công ty. Theo đó, HAGL...