ĐHCĐ ACV: Quý II dự kiến lỗ 400 tỷ đồng
Theo lãnh đạo ACV, việc niêm yết trên HOSE vẫn nổ lực nhưng đang vướng một số cơ chế. Hiện báo cáo kiểm toán của Công ty vẫn có ý kiến loại trừ.
Ngày 26/6/2020, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP (Mã chứng khoán: ACV – UPCoM) tổ chức Đại hội cổ đông năm 2020.
Doanh nghiệp báo cáo kết quả năm 2019, lượng khách hàng thông qua 21 cảng hàng không đạt 116 triệu lượt khách, tăng 12% so với năm 2018. Trong đó, khách quốc tế đạt 41,8 triệu lượt khách, tăng 14% so với cùng kỳ, khách trong nước đạt 74,6 triệu lượt khách, tăng 12% so với năm 2018.
Nhờ vào lượt khách tăng trong năm 2019, tổng doanh thu đạt 20.641 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế đạt 8.214 tỷ đồng, tăng 33% so với thực hiện năm 2018.
Trong năm 2019, Tổng công ty đã đầu tư cải tạo, nâng cấp dây chuyền công nghệ hàng không từ nhà ga hành khách quốc nội thành nhà ga hành khách quốc tế như Vinh, Phù Cát, Tuy Hòa, Trung tâm kiểm soát khai thác tại các cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Xây dựng sân đỗ máy bay tại vị trí quy hoạch số 15 cảng hàng không quốc tế Nội Bài; mở rộng sân đỗ máy bay cảng hàng không Liên Khương và một số dự án khác. Đặc biệt, ngày 29/12/2019, ACV tổ chức khởi công xây dựng dự án Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (công suất 5 triệu hành khách/năm), dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong quý IV/2021.
Ngoài ra, ACV tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để sớm khởi công các dự án xây dựng/mở rộng nhà ga hành khách: Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Mở rộng nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; Xây dựng nhà ga hành khách T2 tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Vinh, Chu Lai… và các dự án sân đỗ máy bay tại các cảng có tần suất khai thác cao: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Liên Khương, Cát Bi, Vinh, Phú Bài…
Năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng hành khách thông qua 21 cảng hàng không là 69,2 triệu khách, giảm 41% so với thực hiện năm 2019. Tổng doanh thu là 11.317 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 2.007 tỷ đồng, lần lượt giảm 38,25% và 80,24% so với thực hiện năm 2019. Trong đó, lợi nhuận tài chính hơn 1.950 tỷ đồng, lợi nhuận chính kỳ vọng không lỗ.
Theo ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc ACV, dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới ngành hàng không và du lịch, ACV bị ảnh hưởng lớn về hoạt động kinh doanh. Trong kế hoạch xây dựng gửi cổ đông là tương đối khả quan với dự kiến tháng 7 – 8 mở cửa đường bay quốc tế, nhưng hiện tại với làn sóng lây nhiễm thứ 2 sẽ dẫn tới kế hoạch mở lại đường bay quốc tế và ngoài dự báo.
Dự báo từ giữa và tới cuối quý III với mở cửa. Như vậy, doanh nghiệp đặt ra kế hoạch năm 2020 không lỗ. Doanh thu quốc tế đóng góp trên 60% của ACV.
Ông Phiệt đề nghị đại hội cho phép ban lãnh đạo điều chỉnh kế hoạch kinh doanh nếu như tình hình xấu đi hoặc khả quan trong thời gian sắp tới.
Theo ACV, thị trường hàng không nội địa dần hồi phục trong tháng 5/2020 và dự kiến trong tháng 6/2020, toàn bộ mạng đường bay nội địa phục hồi. Tại Việt Nam, sản lượng hành khách thông qua Cảng đều giảm: Quý 1/2020 giảm 19%, quý 2/2020 giảm 72%. Trong đó, khách quốc tế lần lượt giảm 35% (quý 1), giảm 99% (quý 2); trong nước giảm 9% (quý 1), giảm 58% (quý 2).
Kết hoạch đầu tư năm 2020 với tổng mức đầu tư 54.897 tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 là 3.980 tỷ đồng.
Cụ thể, tiếp tục tập trung triển khai các dự án theo tiến độ kế hoạch như: Nhà ga hành khách T2 tại Cảng hàng không Phú Bài, Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; mở rộng Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; các dự án cải tạo, mở rộng Nhà ga quốc nội Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, mở rộng nhà ga HK T1 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Nhà ga hành khách Cảng hàng không Liên Khương, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, Cảng hàng không Pleiku.
Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách và hệ thống sân đỗ máy bay đồng bộ tại các cảng hàng không: Đồng Hới, Điện Biên, Nà Sản, Nhà ga T2 Cảng hàng không Tuy Hoà.
Video đang HOT
Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án sân đỗ máy bay tại các Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh, Cát Bi, Phú Bài, Nội Bài. Thực hiện các thủ tục đầu tư các dự án sân đỗ tại Cảng hàng không quốc tế Vinh, Thọ Xuân, Đồng Hới, Buôn Ma Thuột, Tuy Hòa.
Đặc biệt, tập trung tối đa nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để triển khai các bước tiếp theo của dự án “Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành – giai đoạn 1″ theo đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng trình cổ đông kế hoạch cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 9% bằng cổ phiếu và ủy quyền cho HĐQT chọn thời điểm cụ thể.
Câu hỏi đại hội cổ đông
Dự án sân bay Long Thành tiến độ giải phóng mặt bằng hiện tại tới đâu và khi nào thì có thể đền bù xong giai đoạn 1. Hiện tại, đất chưa giải phóng là của công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hay của hộ dân?
Hiện tại, tỉnh Đồng Nai cam kết tháng 10 sẽ bàn giao và thực hiện giữ án. Doanh nghiệp đang rất hy vọng để có thể thực hiện đúng tiến độ nếu được bàn giao đúng tiến độ.
Xin công ty cho biết doanh thu và lợi nhuận quý II/2020?
Dự kiến quý 2 lỗ 400 tỷ đồng, không tính tới doanh thu tài chính. Dự kiến tới quý 3 có khách du lịch quốc tế khi mở cửa trở lại đường bay quốc tế thì lợi nhuận 52 tỷ đồng. Hiện tại, đang đưa giải pháp giảm chi phí thường xuyên, hiện đã giảm 3% chi phí thường xuyên. Doanh nghiệp đang có những biện pháp miễn giảm phí với các khách hàng, hãng hàng không để chia sẻ khó khăn.
Vì sao giải ngân vốn đầu tư năm 2019 thấp?
Do doanh nghiệp hiện 95% sở hữu nhà nước phải tuân thủ các luật về đầu tư, giải ngân, đất đai…, nên ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân, vừa làm thủ tục vừa gỡ cơ chế. Doanh nghiệp đang cố gắng tổ chức giải ngân tốt nhất.
Kế hoạch niêm yết trên HOSE như thế nào?
Hiện nay, việc niêm yết trên HOSE, doanh nghiệp vẫn nổ lực nhưng đang vướng một số cơ chế. Hiện báo cáo kiểm toán vẫn có ý kiến loại trừ, doanh nghiệp đang đợi cơ chế.
ĐHCĐ Vinamilk: Tổ chức trực tuyến để bảo đảm sức khoẻ cho cổ đông, doanh thu quý 2/2020 tăng 2 chữ số so với quý 1
Quý 2/2020 doanh thu nội địa tăng 12,32% so với quý 1 còn doanh thu xuất khẩu tăng 26% so với quý 1.
Sáng nay, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Tại đại hội, ban tổ chức cho biết, để bảo đảm sức khoẻ của cổ đông trong bối cảnh dịch Covid-19 thì công ty tổ chức đại hội theo hình thức trực tuyến.
Tính đến thời điểm 8h40', số cổ đông tham dự đại hội cổ đông trực tuyến đạt hơn 85% và Đại hội đủ điều kiện tiến hành.
Đặt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng bất chấp dịch Covid-19, trả cổ tức ít nhất 50% LNST và phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5:1
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, năm 2020, Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 59.600 tỷ, tăng 5,7%; lợi nhuận sau thuế tương ứng 10.690 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019.
Kết thúc quý 1/2020, Công ty ghi nhận doanh thu 14.206 tỷ đồng, tăng 7%; ngược lại lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ về 2.777 tỷ. So với con số kế hoạch sắp trình cổ đông, Vinamilk sau 3 tháng đã thực hiện được 24% chỉ tiêu doanh thu và 26% chỉ tiêu lợi nhuận.
Năm 2020, Hội đồng Quản trị Vinamilk cũng trình ĐHĐCĐ thường niên phê duyệt chính sách cổ tức bằng tiền năm 2020 tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong đó đợt 1 và đợt 2 dự kiến lần lượt 20% và 10% còn lần chi trả cuối cùng sẽ do ĐHCĐ thường niên 2021 quyết định.
Công ty cũng lên kế hoạch phát hành tối đa 348 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ lệ 5:1. Ngày đăng ký cuối cùng nhằm ngày 30/9/2020, nếu thành công vốn điều lệ của Vinamilk sẽ tăng tối đa thêm gần 3.483 tỷ đồng.
Xin ý kiến cổ đông bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới
Đáng chú ý, Vinamilk dự trình cổ đông kế hoạch bổ sung ngành nghề kinh doanh mới như sản xuất đường; dịch vụ phục vụ đồ uống (café, giải khát); bán lẻ túi, hộp, thùng và các loại bao bì khác trong cửa hàng chuyên doanh; bán buôn thực phẩm như mứt, bánh, kẹo, socola, cacao, ngũ cốc, bột, tinh bột và các loại hạt...; bán buôn ngô và các loại ngũ cốc khác; bán buôn kim loại và quặng kim loại.
Đối với mảng dịch vụ phục vụ đồ uống, Vinamilk đang triển khai dự án mở hệ thống/chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê, đồ uống và một số thức ăn kèm theo với thương hiệu "Hi - Café". Trong năm 2019, Vinamilk đã mở 1 cửa hàng tại Trụ sở chính. Năm 2020 và các năm kế tiếp, Vinamilk dự kiến sẽ phát triển mở rộng chuỗi cửa hàng này tại nhiều địa điểm khác nhau và trực tiếp triển khai vận hành hoạt động kinh doanh.
Mới đây, Vinamilk cũng vừa ký thoả thuận ghi nhớ liên quan đến việc thành lập liên doanh trong lĩnh vực nước giải khát- kem với Tập đoàn Kido (KDC). Trong đó, tỷ lệ vốn góp của VNM là 51%, còn KDC là 49%. Liên doanh sẽ sản xuất kinh doanh nước giải khát, (bao gồm các loại nước có lợi cho sức khoẻ, trà, trà sữa... không bao gồm các loại có gas), sản xuất và kinh doanh các loại kem và thực phẩm đông lạnh với thương hiệu Vibev.
Ngoài ra, đối với lĩnh vực sản xuất đường, Vinamilk dự sẽ phát triển các sản phẩm đường thương mại có chức năng chuyên biệt như đường dành cho người bệnh tiểu đường, người theo chế độ ăn kiêng...
Bầu bổ sung thêm 1 thành viên HĐQT
Tại Đại hội cổ đông, Vinamilk cũng xin ý kiến cổ đông bầu bổ sung 1 thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2017 - 2021 đối với Bà Nguyễn Thị Thắm. Theo sơ yếu lý lịch đại hội cổ đông cung cấp, bà Thắm sinh năm 1985 và từ năm 2017 đến nay là trưởng phòng, Phó Chánh văn phòng - Văn phòng Điều hành, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (Thư ký giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, phụ trách bộ phận thư ký Hội đồng thành viên SCIC...)
Vinamilk đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Tại Đại hội cổ đông, bà Mai Kiều Liên cho biết, Vinamilk hiện đang tăng mạnh việc hợp tác quốc tế trong ngành sữa. Công ty hiện đang có rất nhiều hợp đồng xuất khẩu sữa đi các nước với trị giá nhiều triệu Đô la Mỹ đi Trung Đông, Hàn Quốc hay Nga và liên minh kinh tế Á Âu đã đồng ý cho Vinamilk xuất khẩu sữa vào các thị trường này. Hiện, Vinamilk cũng đã có nhiều hoạt động chăn nuôi bò sữa ở nước ngoài.
Bà Mai Kiều Liên cũng cho biết, Vinamilk đã hoàn tất nâng tỷ lệ sở hữu tại GTNfoods lên trên 75% và nhờ đó đã sở hữu chi phối Mộc Châu Milk và đang phát triển vùng nuôi tại đây.
Q&A (Cổ đông đặt câu hỏi trực tuyến qua phần mềm)
Kế hoạch 2020 dựa trên kế hoạch xuất khẩu và nội địa, xin bà chia sẻ về thị trường xuất khẩu? Kết quả đầu tư vào GTNfoods thế nào?
Bà Mai Kiều Liên: Vinamilk bắt đầu xuất khẩu từ năm 1990 và có rất nhiều kinh nghiệm. Đối thủ của Vinamilk trong ngành sữa trên thế giới rất nhiều. Công ty hiện đã đạt tỷ lệ xuất khẩu lên đến 13% sản lượng. Tuy nhiên, Vinamilk vẫn luôn quan niệm phải chắc chân trên sân nhà đã rồi mới tính đến thị trường xuất khẩu.
Sau khi đầu tư vào GTNfoods thì công ty cũng đã phát triển hệ thống phân phối của Mộc Châu Milk và các hoạt động khác như kế hoạch nâng cấp nhà máy, tăng vốn... Kết quả đầu tư mở rộng Mộc Châu sẽ được thể hiện rõ nét vào cuối năm nay.
Mộc Châu Milk sau khi về với Vinamilk thì lợi nhuận tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Con người Mộc Châu Milk thế nào vẫn giữ nguyên như cũ, lợi nhuận tăng nhờ chúng tôi ứng dụng những công cụ quản lý hiện đại.
Xin cô chia sẻ về tương lai ngành sữa trong 5-10 năm tới? Ở các nước khác thì người tiêu dùng chuyển dịch khá nhiều sang phô mai và các sản phẩm khác?
Tiên tri ngành sữa thì tôi không biết nhưng tôi nhận định ngành sữa vẫn phát triển. Tỷ lệ sinh vẫn cao và nhu cầu sữa cho trẻ em vẫn nhiều. Ngoài ra, tỷ lệ dùng sữa của người dân Việt Nam so với các quốc gia khác vẫn đang rất thấp. Tôi cho rằng ngành sữa Việt vẫn còn rất nhiều cửa để phát triển.
Xin công ty chia sẻ về việc hợp tác với Kido? Hiện Vinamilk đang có biên lợi nhuận gộp rất cao, xin công ty chia sẻ về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp?
Bà Mai Kiều Liên: Về hợp tác với Kido thì Vinamilk và Kido sẽ hợp tácthành lập liên doanh trong lĩnh vực nước giải khát- kem. VNM là 51%, còn KDC là 49%.
Đối với những yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp, Vinamilk hiện là doanh nghiệp có biên lãi gộp cao bậc nhất thế giới. Nhiều người hỏi rằng có phải do giá sữa của Việt Nam cao hay không thì tôi khẳng định là không cao. Chúng tôi đã thu mua sữa của nông dân với giá cao hơn mặt bằng chung của thế giới lên đến 30%.
Cổ đông nước ngoài: Có bao nhiêu sản phẩm của công ty phải sở hữu tủ lạnh. Công ty có phải đầu tư nhiều cho những sản phẩm dạng này không? Ảnh hưởng ra sao đến biên lãi gộp của công ty?
Đối với chuỗi lạnh thì Vinamilk có các sản phẩm cần dùng công cụ giữ lạnh như Sữa chua, kem... Vinamilk hiện đang dùng toàn bộ các công cụ của công ty chứ không thuê ngoài của bên nào khác. Mức tăng trưởng các sản phẩm này rất cao những năm gần đây-lên đến 2 con số. Công ty dự kiến đầu tư thêm vào các sản phẩm này.
Nhiều cổ đông hỏi vì sao các chuỗi cà phê đang thua lỗ và phải đóng cửa mà Vinamilk lại nhảy vào thì chúng tôi xin nói rõ là Vinamilk không có ý định thuê những cửa hàng 15-20.000 USD để triển khai dự án mà chúng tôi tận dụng những lợi thế của mình để đi vào ngành giải khát. Chúng tôi hiện có chuỗi cửa hàng giấc mơ sữa Việt và nếu quý cổ đông nào chưa thử sản phẩm cà phê của chúng tôi cũng có thể đến cửa hàng giấc mơ sữa Việt với độ phủ hàng trăm ngàn cửa hàng trên cả nước để thưởng thức.
Trước đây cổ phiếu của công ty rất ổn định nhưng những năm gần đây lại không? Có phải do công ty đầu tư dàn trải?
Tôi cũng không biết vì sao cổ phiếu của công ty lại giảm. Công ty vẫn đang đầu tư rất tốt và tỷ lệ chia cổ tức vẫn rất cao. Tôi thấy thị trường chứng khoán giờ rất lạ là Dow jone cứ tăng là chứng khoán Việt tăng và ngược lại. Việc mua bán là nhu cầu đầu tư của mọi người nên tôi cũng chỉ có thể khuyến nghị cổ đông là nếu công ty vẫn đạt được kỳ vọng của cổ đông thì cổ đông đồng hành cùng công ty còn nếu không đạt được thì bán còn công ty vẫn đang rất tốt.
Khi nào thì giá mua sữa của Vinamilk bằng sữa quốc tế? Theo tôi được biết thì công ty đang mua cao hơn quốc tế 30%?
Giá mua sữa của nông dân được chúng tôi công bố rộng rãi. Nó liên quan đến liên minh công-nông và chúng tôi sẵn sàng mua để ủng hộ nông dân. Ở các nước họ yêu cầu rất nhiều về số lượng bò/hộ rất khác. Ở ta, có hộ chỉ nuôi mười, hai mươi con, có hộ lên đến hàng trăm con. Việc nông dân nuôi có thể chi phí cao hơn nông dân các nước nhưng chúng tôi cho rằng để thay đổi được điều này cần rất nhiều thời gian.
Chiến lược của công ty để tăng độ phủ dòng sữa organic ở thị trường nước ngoài như thế nào?
Xu hướng organic đang rất rộng mở nên chúng tôi cũng đang từng bước tiếp cận. Ở thị trường nào cũng vậy, có sẵn những sản phẩm hiện hữu. Khi mình đưa sản phẩm mình vào thì mình cũng đi từng bước để tiếp cận thị trường thôi.
Vinamilk nhận biết được xu hướng rộng lớn của dòng sữa organic nên mới đầu tư mạnh vào trang trại bò sữa organic ở Lào.
Kết quả kinh doanh quý 2/2020 so với quý 1/2020 như thế nào?
Quý 2/2020 doanh thu nội địa tăng 12,32% so với quý 1 còn doanh thu xuất khẩu tăng 26% so với quý 1.
ĐHCĐ Vietcombank: Ngân hàng muốn "hạ cánh mềm" Các chỉ tiêu tăng trưởng chính của Vietcombank như tăng trưởng tín dụng, tài sản, vốn chỉ dưới 10% trong năm nay. Sáng ngày 26/6, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Sau năm 2019 lợi nhuận cao kỷ lục, Vietcombank muốn "hạ cánh mềm" Báo cáo tại đại...