ĐH Bách Khoa TP HCM đứng đầu cuộc thi An toàn thông tin
Vòng chung kết cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin đã kéo dài trong suốt 8 tiếng, bắt đầu từ 8h30 ngày 23/11 với những vòng thi thú vị, gay cấn và giải nhất đã thuộc về đội của BKITIS của ĐH Bách Khoa TP HCM.
Cuộc thi toàn quốc Sinh viên với An toàn thông tin 2012 được Hiệp hội an toàn thông tin VNISA phối hợp tổ chức với Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cuộc thi thu hút 49 đội đến từ 25 trường Đại học ở ba miền Bắc, Trung và Nam. Sau vòng sơ khảo, 6 đội lọt vào vòng chung kết là BKITIS (ĐH Bách Khoa TP HCM), ISIT1-DTU (ĐH Duy Tân, Đà Nẵng), HSEC (ĐH Hoa Sen, TP HCM), INFOSEC (HV Kỹ thuật mật mã, Hà Nội), K54CNTT (ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội) và ACT (HV Kỹ thuật mật mã).
Chủ đề cuộc thi gồm 5 nội dung: An toàn mạng máy tính, cơ sở dữ liệu và ứng dụng; An toàn Internet và thương mại điện tử; Phân tích thiết kế hệ thống an toàn thông tin và tiêu chuẩn đánh giá an toàn thông tin; Quy định và luật pháp về an toàn thông tin; Các kỹ thuật cơ bản trong an toàn thông tin (mã hóa, chứng thực số, chống mã độc hại, tường lửa…)
Đại diện đội ISIT1-DTU bốc thăm đề thi.
Ban tổ chức cho hay, đề thi năm nay có nhiều đổi mới và không còn khô khan như các năm trước. Câu hỏi được đưa ra dưới dạng một trò chơi và sinh viên sẽ phải vượt qua các “chướng ngại vật”.
Theo Ban tổ chức, sinh viên ngày nay không chỉ cần kiến thức về an toàn thông tin mà còn cần biết ngoại ngữ. Vì vậy, đề thi được soạn bằng tiếng Anh.
Chính vì thế, nhiều em đã phải nhờ đến công cụ Google Translate để dịch câu hỏi.
Thành viên ban tổ chức khuyến cáo, thí sinh có thể tự do truy cập Internet để tra cứu, tuy nhiên nếu các em chat hoặc gửi đề ra ngoài thì sẽ bị phạt.
Các đội có thể tùy ý tải các công cụ cần thiết để thực hiện bài thi.
Video đang HOT
Thí sinh nữ duy nhất lọt vào vòng chung kết.
Đề thi hấp dẫn nhưng tương đối khó.
Có tất cả 30 câu hỏi và thời gian làm bài lên tới 8 tiếng.
Nhiều thí sinh tỏ ra căng thẳng.
Toàn cảnh cuộc thi chung kết. Các đội có những cuộc rượt đuổi tỷ số ngoạn mục đến phút cuối.
Đội BKITIS (ĐH Bách Khoa TP HCM) nhận giải nhất. Đội trưởng Lê Hồng Thiên bày tỏ niềm vui trước những cố gắng của toàn đội, đồng thời chia sẻ cuộc thi mang đến cho em những kiến thức về an toàn thông tin chưa được dạy ở trường. Giải nhì thuộc về INFOSEC và giải ba được trao cho K54CNTT.
Theo VNE
Top 10 hãng công nghệ đột phá nhất trong kinh doanh (Phần 2)
#5: 10gen - Giúp các cơ sở dữ liệu mở rộng hơn, hoạt động nhanh hơn với chi phí thấp hơn
Đồng sáng lập kiêm CEO Dwight Merriman
Lĩnh vực hoạt động: Phát triển một trong những cơ sở dữ liệu NoSQL (không sử dụng mô hình dữ liệu quan hệ) phổ biến hơn cả, được biết đến dưới cái tên MongoDB. NoSQL là một cách tiếp cận mới tới các CSDL, rất có ích cho các ứng dụng Internet và các ứng dụng dữ liệu lớn. Thị trường của mô hình CSDL NoSQL này có thể đạt giá trị 3,4 tỷ USD trước năm 2018, theo nhận xét của tổ chức phân tích Market Research Media.
Tại sao đó lại là đột phá: Không loại bỏ CSDL SQL của các công ty, NoSQL là một phương thức làm việc mới với các dữ liệu. Khi các công ty sử dụng phương thức này, họ sẽ nhận ra rằng họ có thể viết những ứng dụng mới cho nó mà không phải mua các CSDL truyền thống.
Tác động: Oracle, IBM và Microsoft là những người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất với thành quả này của 10gen. Oracle đang đưa ra CSDL NoSQL mới của riêng mình và cố gắng đưa nó vào ứng dụng trong những hãng công nghệ dữ liệu lớn như Hadoop. Tuy nhiên, MongoDB của 10gen lại sở hữu mã nguồn mở và điều này sẽ khiến các nhà phát triển khác cảm thấy thích thú hơn nhiều. Ngoài ra, một số CSDL mở khác cũng sẽ được "hưởng sái" từ thành công của MongoDB, ví dụ như CouchBase hay Cassandra.
#4: Salesforce.com - Mở rộng tầm nhìn về một kỷ nguyên mới của ngành phần mềm
CEO Marc Benioff.
Lĩnh vực hoạt động: Salesforce.com là một tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực công nghệ điện toán đám mây. Họ không chỉ mang đến cho các khách hàng một dịch vụ đám mây quản trị doanh nghiệp hoạt động linh hoạt mà còn phát triển tích cực mô hình phần mềm dịch vụ, nơi các công ty có thể trả phí cho các phần mềm thông qua Internet. Hiện tại, Salesforce đang tiếp tục tham gia vào nhiều lĩnh vực phần mềm khác, bao gồm phần mềm quản trị nhân lực, truyền thông xã hội và marketing.
Tại sao đó lại là đột phá: CEO Marc Benioff của Salesforce đang góp phần định nghĩa một kỷ nguyên mới của ngành phần mềm toàn cầu. Mọi doanh nghiệp truyền thống có quy mô lớn trên thế giới, bao gồm cả Oracle và SAP, cũng đều đang phải chi hàng tỷ USD để chạy theo những mô hình kinh doanh đám mây của Marc.
Tác động: Những doanh nghiệp lớn đang tham gia vào lĩnh vực đám mây nhưOracle, SAP và Microsoft sẽ chịu tác động khá nhiều từ mô hình của Salesforce, dù rằng những công ty đó đều đang cố gắng hoàn thiện những dịch vụ đám mây riêng của mình. Trong khi đó, những công ty phần mềm dịch vụ khác đang sử dụng mô hình kinh doanh giống với Salesforce sẽ lại được hưởng lợi, ví dụ như Workday.com, Zenoss, Okta, hay ServiceNow.
#3: Amazon - Thách thức quan niệm CNTT không thể làm ra nhiều lợi nhuận
CTO Werner Vogels.
Lĩnh vực hoạt động: Amazon là một nhà bán lẻ trực tuyến mang lại quyền lực rất lớn cho công nghệ điện toán đám mây.
Tại sao đó lại là đột phá: Tất cả những việc lớn mà Amazon từng làm và đang làm đều có thể được coi là sự đột phá. Với tư cách là một doanh nghiệp, họ đã có sáng kiến về điện toán đám mây (ĐTĐM). Đám mây của Amazon hiện tại đang chứa trung tâm dữ liệu nội bộ của chính họ được bán cho các đối tác khác với phí cho mỗi lần sử dụng. Hiện tại, có rất nhiều đám mây điện toán, và đám mây của Amazon là một trong những đám mây lớn nhất.
Tác động: Trên thực tế, ĐTĐM đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho mọi người. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup và các doanh nghiệp nhỏ, đang có xu hướng mua nhiều server, kho lưu trữ và thiết bị mạng hơn để tạo ra những trung tâm dữ liệu riêng cho mình, có cơ chế hoạt động giống như một đám mây điện toán (hay còn gọi là các đám mây tư).
#2: Facebook - Thay đổi cách thức thiết kế phần cứng
Cố vấn phần cứng mã nguồn mở Frank Frankovsky
Lĩnh vực hoạt động: Với mục đích tiếp tục giữ vững vị thế là một trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook đang tiến hành thiết kế tùy biến mọi loại thiết bị trung tâm dữ liệu. Những thiết bị mới này hoạt động nhanh hơn, thân thiện với môi trường hơn và có chi phí rẻ hơn.
Tại sao đó lại là đột phá: Facebook đang chia sẻ thiết kế của mình với cả thế giới với mã nguồn mở và chi phí bằng 0. Đó có thể sẽ mang tới một ngành công nghiệp phần cứng mới, nơi mà các công ty có thể tự yêu cầu server nào là thích hợp đối với mình. Trong hơn 10 năm tới, thế giới sẽ được theo dõi dự án Open Compute của Facebook thay thế ngành phần cứng với cách thức tương tự mà phần mềm mã nguồn mở đang làm với ngành phần mềm như thế nào.
Tác động: Dell, HP, IBM... là những hãng phần cứng truyền thống đã từ chối hợp tác với Facebook trong lĩnh vực này. Trong khi đó, những hãng thiết kế phần cứng mới nổi như Synnex, Avnet, Quanta lại sẵn sàng ký hợp đồng và tham gia dự án của Facebook.
#1: VMware - Một mình thay đổi tất cả
CEO mới của VMware: Pat Gelsinger
Lĩnh vực hoạt động: VMware tạo ra các phần mềm ảo hóa server, cho phép nhiều loại phầm mềm khác nhau chia sẻ cùng một server vật lý nhưng đồng thời cũng khiến các phần mềm đó "nghĩ" rằng chỉ có riêng mình đang sử dụng server đó.
Tại sao đó lại là đột phá: VMware được tạo ra để mang tới những ý tưởng sáng tạo đột phá và mọi cách thức mở rộng của hãng này đều mang tới những sự thay đổi lớn, mà hiện tại là kế hoạch thay đổi thiết kế của mạng Internet và cả các đám mây điện toán.
Tác động: Cisco đang là một trong những đối thủ lớn của VMware trong lĩnh vực công nghệ mạng. Còn về lĩnh vực ĐTĐM, Rackspace và HP có thể phải chịu ảnh hưởng từ các kế hoạch thay đổi của VMware. Họ đã đầu tư khá nhiều vào đám mây điện toán mã nguồn mở có tên OpenStack. Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội thiết kế lại mạng Internet cũng như "nhồi" nhiều server lên mạng hơn với chi phí thấp hơn.
Theo Genk
"Gần 80% website có thể bị tấn công thay đổi nội dung hoặc đánh sập" Trong năm 2012 ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều phần mềm độc hại được "may đo" riêng nhằm tấn công vào các đối tượng cụ thể trong đó có các cơ quan tổ chức nhà nước. Đây là thông tin được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt nam (VNCERT, thuộc Bộ TT-TT) công bố tại Hội thảo về an...