Đó là nhận định của biên tập viên tạp chí The Diplomat Zachary Keck, theo ông này thì tên lửa hành trình mới là “sát thủ diệt tàu sân bay thực sự”.
Hầu hết các chuyên gia quân sự thế giới đều coi tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với tàu sân bay Mỹ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương, nhưng ông Zachary Keck – biên tập viên The Diplomat (trụ sở tại Tokyo) cho rằng, tên lửa hành trình mới là “sát thủ tàu sân bay thực sự”.
Tên lửa hành trình chống tàu tầm xa C-602 (hay còn gọi là YJ-62) bắn thử nghiệm trên đất liền.
Video đang HOT
Trích dẫn một báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Nội vụ Quân sự Trung Quốc – Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia, ông Keck cho rằng, yếu tố quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập của Quân đội Trung Quốc là phát triển và triển khai số lượng lớn các loại tên lửa hành trình chống tàu chính xác cao và tên lửa hành trình đối đất trên bờ, trên không, trên biển.
Báo cáo cũng trình bày chi tiết một số lợi thế của tên lửa hành trình chống tàu sân bay Mỹ, các tác giả lưu ý rằng tên lửa hành trình có thể phóng từ nhiều nền tảng trên bộ, biển và trên không. Với tín hiệu hồng ngoại thấp, các tác giả nói rằng tên lửa hành trình rất khó bị phát hiện từ các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.
“Với tốc độ siêu âm, diện tích phản xạ sóng radar nhỏ và độ cao bay cực thấp sẽ giúp tăng khả năng thâm nhập, vượt qua hệ thống phòng không đối phương của tên lửa hành trình”, báo cáo cho biết.
“Trong khi đó, Trung Quốc với tiềm lực quốc phòng của mình có thể sản xuất tên lửa hành trình với giá rẻ và có thể dự trữ số lượng rất lớn”, ông Keck cho biết.
Ông này kết luận, Quân đội Trung Quốc có thể khai thác giải pháp số lượng bên cạnh chất lượng để tăng khả năng tiếp cận, tấn công tàu sân bay Mỹ.
Thực vậy, hiện nay Quân đội Trung Quốc được cho là sở hữu kho tên lửa hành trình đa dạng không thua kém Nga, Mỹ. Thậm chí ở lĩnh vực tên lửa chống tàu thì Mỹ không còn là đối thủ của Trung Quốc.
Máy bay ném bom H-6 có thể mang được tên lửa chống tàu tầm xa vài trăm km tới tên lửa đối đất tầm vài nghìn kim.
Theo đó, công nghệ quốc phòng Trung Quốc đã phát triển cho hải quân, không quân nước này khoảng 30 kiểu tên lửa từ cận âm tới siêu âm. Điển hình như các loại tên lửa hành trình chống tàu trang bị trên tàu hộ vệ và tiêm kích đa năng YJ-82 (và các biến thể khác) đạt tầm bắn từ 120-300km; tên lửa hành trình chống tàu phóng từ tàu hộ vệ – khu trục và bệ phóng mặt đất C-602 đạt tầm bắn đến 400km; tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh YJ-12 đạt tầm tới 400km…
Trong lĩnh vực tên lửa hành trình đối đất, Trung Quốc đã phát triển hơn 20 kiểu khác nhau với một số là biến thể của tên lửa chống tàu. Điển hình như: tên lửa hành trình tầm xa phóng từ trên không CJ-10 (đạt tầm bắn khoảng 2.500km); tên lửa hành trình DH-10 đạt tầm phóng tới 4.000km; seri tên lửa HN-1/2/3 đạt tầm phóng 600-3.000km. Tất cả các mẫu tên lửa này đều có thể phóng từ máy bay ném bom H-6, tàu khu trục cỡ lớn như Type 052D.
Theo Kiến Thức
Tin mới nhất
Châu Âu tìm cách đối phó với Trung Quốc trong cuộc chiến xe điện, thuế quan
21:06:31 01/01/2025
Nếu diễn ra, những khoản đầu tư này có thể thúc đẩy hợp tác công nghệ, tạo việc làm địa phương và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực pin, thành phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh của EU.
Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025
20:34:30 01/01/2025
Việc thiếu vắng sự dẫn dắt từ trục Phác-Đức, vốn đã từng giúp dự án hội nhập châu Âu vượt qua khó khăn vào những năm 1980, đang là một trở ngại lớn cho viễn cảnh phục hồi và thống nhất của khối.
Công nghệ từ thế kỷ 19 đe dọa vị thế dẫn đầu AI của Mỹ
20:30:57 01/01/2025
Dù có nhiều nhận định cho rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm, quốc gia này vẫn dẫn trước Trung Quốc trong cuộc đua giành ưu thế về trí tuệ nhân tạo (AI).
Hàng chục nghìn người biểu tình tại Istanbul phản đối cuộc chiến tại Gaza
20:26:54 01/01/2025
Lực lượng chức năng Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các biện pháp an ninh nghiêm ngặt do cuộc biểu tình, bao gồm cả việc phong tỏa các tuyến đường và các biện pháp phòng vệ an ninh quy mô lớn xung quanh cầu Galata.
Ba năm RCEP có hiệu lực: Khẳng định vai trò trong nền kinh tế mở, đa phương
20:20:39 01/01/2025
Các chuyên gia đánh giá cao vai trò của hiệp định này trong việc tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng khu vực, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên và đối tác toàn cầu tăng cường hợp tác để xây dựng nền kinh tế thế giới mở.
Nga tiếp tục thống trị năng lượng hạt nhân toàn cầu với các dự án mới
20:16:07 01/01/2025
Ông Boris Titov, đại diện đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bền vững, đã nhấn mạnh tham vọng của Nga trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times.
Thái Lan tiêm thuốc tránh thai cho voi hoang dã để giảm thiểu các vụ tấn công
20:09:12 01/01/2025
Bên cạnh đó, kể từ năm 2012 đến nay, Thái Lan đã ghi nhận ít nhất 240 người đã tử vong và 208 người bị thương do bị voi hoang dã tấn công.
Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Hoàn tất trích xuất dữ liệu ghi âm buồng lái
20:05:04 01/01/2025
Hộp đen thứ hai, thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay, đã bị hư hỏng nghiêm trọng trong vụ tai nạn và sẽ được gửi đến Mỹ để phân tích, do các nhà điều tra Hàn Quốc không thể khôi phục dữ liệu từ thiết bị này.
Khi Elon Musk và ông Trump ở cách nhau chỉ một cánh cửa
19:02:14 01/01/2025
Việc "đóng đô" ngay trên khuôn viên nhà ông Trump đã giúp ông Musk dễ dàng tiếp cận vị Tổng thống đắc cử. Ông có thể ghé các bữa tối của ông Trump, chẳng hạn như bữa tối gần đây với đối thủ của ông Musk, người sáng lập Amazon, Jeff Bezo...
Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc đại 'Xuân vận' 2025
19:00:07 01/01/2025
phối hợp làm tốt công tác vận chuyển than đá, lương thực, hàng hóa mùa lễ, đảm bảo hoạt động kinh tế xã hội và nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz chỉ trích tỷ phú Musk trong thông điệp Năm mới
18:57:39 01/01/2025
Đây được coi là một lời đáp trả gián tiếp dành cho tỷ phú Elon Musk, người gần đây công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD, khi vị tỷ phú này gọi đây là "tia hy vọng cuối cùng" của nước Đức.
'Ngọn hải đăng' trong thế giới phân mảnh
18:55:45 01/01/2025
Thành tựu nổi bật nhất là Việt Nam đã trở thành một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, duy trì xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp, duy trì nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP.