Dệt may tìm cách thoát ‘cửa tử’
Nhiều doanh nghiệp dệt may sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020, thiệt hại của ngành có lên tới 3.000 tỷ đồng mỗi tháng nếu dịch bệnh kéo dài. Để tránh kịch bản xấu nhất, các doanh nghiệp dệt may xin được xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch ngay trong tháng 3.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp dệt may, trong thời gian từ trung tuần tháng 3/2020 liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020.
Mỗi tháng có thể thiệt hại tới 3.000 tỷ đồng
Thương hiệu càng cao thì tỷ lệ cắt giảm hàng càng lớn, và chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi. Dự đoán tình hình thị trường nội địa cũng sẽ sụt giảm khi kinh tế tăng chậm.
Theo đánh giá của Tập đoàn Dệt may Việt Nam ( Vinatex), nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020. Lao động thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5/2020. Thiệt hại ước tính với ngành dệt may Việt Nam lên tới trên 5.000 tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020 (riêng tập đoàn Dệt may Việt Nam ước tính thiệt hại 403 tỷ đồng); và nếu tình hình kéo dài thêm thì mỗi tháng ngành sẽ thiệt hại tới 3.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Số hàng tồn kho trong hai tháng 4 và tháng 5/2020 của toàn ngành sẽ mất 50% giá trị
Bên cạnh đó, ngành dệt may đang nhập khẩu khoảng 1,5 tỷ USD nguyên liệu/tháng (Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhập khoảng 120 triệu USD nguyên liệu/tháng), nếu giả thiết khách hủy 20% đơn hàng thì sẽ ngành có 300 triệu USD vật tư đã nhập về nhưng không được sử dụng (Tập đoàn là 24 triệu USD), tiềm ẩn thành hàng tồn kho khó luân chuyển.
Ước đến hết năm 2020, số hàng tồn kho trong hai tháng 4 và tháng 5/2020 của toàn ngành sẽ mất 50% giá trị, tương ứng khoảng 300 triệu USD (Tập đoàn mất khoảng 24 triệu USD).
Đáng chú ý, Tập đoàn Dệt may đưa ra giả thiết, nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5, và kinh tế phục hồi từ tháng 6/2020 thì ước tính ngành dệt may Việt Nam thiệt hại 11.000 tỷ đồng, và tập đoàn sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng.
Kiến nghị cho XK khẩu trang gấp
Trước tình hình khó khăn trên, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex yêu cầu các đơn vị thành viên cần tận dụng cơ hội tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu sản phẩm phòng dịch như khẩu trang, quần áo y tế dùng vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt; Áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm xuống còn khoảng 32 – 40 giờ/tuần, làm việc luân phiên, trên cơ sở thảo luận thống nhất với người lao động.
Đáng chú ý, tập đoàn cũng kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trong tháng 3/2020 cho phép được xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch; miễn, giảm, hoãn các loại bảo hiểm, thuế, tiền thuê đất, chính sách sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động thiếu việc làm; các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cho ân hạn các khoản phải trả dài hạn đến hạn năm 2020, kéo dài thời gian khoản nợ ngắn hạn lên 11 tháng, không giảm hạn mức…
Tương tự, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan Tp.HCM Phạm Xuân Hồng cũng khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may nên chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang để phục vụ chống dịch Covid-19. Đồng thời, doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất, kéo dài hoạt động bằng cách sản xuất cầm chừng chờ dịch được khống chế.
Trước đó, tìm cách giải cứu cho ngành dệt may, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu các doanh nghiệp cần quan tâm đến thị trường nội địa.Có thể ít tiền hơn xuất khẩu song thị trường trong nước vẫn là nơi trú ẩn an toàn cho doanh nghiệp.
Lê Thúy
Dệt may thiệt hại 5.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp dự báo mất thanh khoản vào tháng 4
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều doanh nghiệp trong ngành sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4.
Theo Vinatex, ngành dệt may sẽ thiệt hại 5.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp dự báo mất thanh khoản vào tháng 4 nếu dịch COVID-19 kéo dài
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, tại cuộc họp ngày 25/3 với 22 đơn vị trọng yếu của tập đoàn, hàng loạt đơn vị thành viên đã thông báo về việc từ trung tuần tháng 3 liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020. Theo đó, các doanh nghiệp thương hiệu càng cao thì tỷ lệ cắt giảm đơn hàng càng lớn, và chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi. Dự đoán tình hình thị trường nội địa cũng sẽ sụt giảm khi kinh tế tăng chậm.
Theo báo cáo của các đơn vị thuộc Vinatex, áp lực lớn đang đè nặng lên các doanh nghiệp (DN) ngành dệt may cả về tài chính và lao động. Nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều DN sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020. Dự báo lao động sẽ thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5/2020.
Thiệt hại ước tính với toàn ngành dệt may lên tới trên 5.000 tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020. Trong đó, riêng Vinatex ước tính thiệt hại 403 tỷ đồng. Nà nếu tình hình kéo dài thêm, mỗi tháng ngành dệt may của Việt Nam sẽ thiệt hại tới 3.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc tồn kho lên tới 300 triệu USD vật tư mà các DN ngành dệt may đã nhập khẩu về thời gian qua nhưng không được sử dụng do không có đơn hàng đang khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Ước đến hết năm 2020, số hàng tồn kho trong hai tháng 4 và tháng 5/2020 của toàn ngành dệt may sẽ mất 50% giá trị, tương ứng khoảng 300 triệu USD (Vinatex mất khoảng 24 triệu USD).
"Nếu dịch COVID-19 kết thúc cuối tháng 5 và kinh tế phục hồi từ tháng 6, ước tính ngành dệt may Việt Nam thiệt hại 11.000 tỷ đồng. Tập đoàn sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng", Vinatex cho hay.
Lãnh đạo Vinatex cho biết, đã yêu cầu các đơn vị tận dụng cơ hội tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu sản phẩm phòng dịch như khẩu trang, quần áo y tế dùng vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt; Áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm xuống còn khoảng 32h-40h/tuần, làm việc luân phiên, trên cơ sở thảo luận thống nhất với người lao động. Cùng đó tiết giảm chi phí, hoãn đầu tư, giảm lương khối gián tiếp tương ứng với công nhân trực tiếp và làm thủ tục xin miễn, hoãn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn... Vinatex cũng kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trong tháng 3 cho phép được xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch và miễn, giảm, hoãn các loại bảo hiểm, thuế, tiền thuê. Cùng đó, các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cho ân hạn các khoản phải trả dài hạn đến hạn năm 2020, kéo dài thời gian khoản nợ ngắn hạn lên 11 tháng, không giảm hạn mức, không chuyển loại nợ, cho vay trả lương cho đối tượng bị thiếu việc.
PHẠM TUYÊN
Ngành dệt may 40 tỷ USD gặp khó vì nhiều đơn hàng bị hủy, CEO Vinatex vẫn ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động Đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện nay, chúng ta xuất khẩu đi Châu Âu 60% bằng đường biển, 39% bằng đường hàng không. Trong thời gian tới, các chuyến bay bị hoãn, cắt giảm ảnh hưởng lưu thông hàng hoá. Việc giãn đơn hàng, nếu có chỉ là của một số công ty đơn lẻ, không phải chính sách chung của...