Dệt may thiệt hại 5.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp dự báo mất thanh khoản vào tháng 4
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều doanh nghiệp trong ngành sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4.
Theo Vinatex, ngành dệt may sẽ thiệt hại 5.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp dự báo mất thanh khoản vào tháng 4 nếu dịch COVID-19 kéo dài
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, tại cuộc họp ngày 25/3 với 22 đơn vị trọng yếu của tập đoàn, hàng loạt đơn vị thành viên đã thông báo về việc từ trung tuần tháng 3 liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020. Theo đó, các doanh nghiệp thương hiệu càng cao thì tỷ lệ cắt giảm đơn hàng càng lớn, và chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi. Dự đoán tình hình thị trường nội địa cũng sẽ sụt giảm khi kinh tế tăng chậm.
Theo báo cáo của các đơn vị thuộc Vinatex, áp lực lớn đang đè nặng lên các doanh nghiệp (DN) ngành dệt may cả về tài chính và lao động. Nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều DN sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020. Dự báo lao động sẽ thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5/2020.
Thiệt hại ước tính với toàn ngành dệt may lên tới trên 5.000 tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020. Trong đó, riêng Vinatex ước tính thiệt hại 403 tỷ đồng. Nà nếu tình hình kéo dài thêm, mỗi tháng ngành dệt may của Việt Nam sẽ thiệt hại tới 3.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc tồn kho lên tới 300 triệu USD vật tư mà các DN ngành dệt may đã nhập khẩu về thời gian qua nhưng không được sử dụng do không có đơn hàng đang khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Ước đến hết năm 2020, số hàng tồn kho trong hai tháng 4 và tháng 5/2020 của toàn ngành dệt may sẽ mất 50% giá trị, tương ứng khoảng 300 triệu USD (Vinatex mất khoảng 24 triệu USD).
“Nếu dịch COVID-19 kết thúc cuối tháng 5 và kinh tế phục hồi từ tháng 6, ước tính ngành dệt may Việt Nam thiệt hại 11.000 tỷ đồng. Tập đoàn sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng”, Vinatex cho hay.
Lãnh đạo Vinatex cho biết, đã yêu cầu các đơn vị tận dụng cơ hội tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu sản phẩm phòng dịch như khẩu trang, quần áo y tế dùng vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt; Áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm xuống còn khoảng 32h-40h/tuần, làm việc luân phiên, trên cơ sở thảo luận thống nhất với người lao động. Cùng đó tiết giảm chi phí, hoãn đầu tư, giảm lương khối gián tiếp tương ứng với công nhân trực tiếp và làm thủ tục xin miễn, hoãn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn… Vinatex cũng kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trong tháng 3 cho phép được xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch và miễn, giảm, hoãn các loại bảo hiểm, thuế, tiền thuê. Cùng đó, các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cho ân hạn các khoản phải trả dài hạn đến hạn năm 2020, kéo dài thời gian khoản nợ ngắn hạn lên 11 tháng, không giảm hạn mức, không chuyển loại nợ, cho vay trả lương cho đối tượng bị thiếu việc.
PHẠM TUYÊN
Cổ phiếu của Tập đoàn CIC Kiên Giang chính thức lên sàn HOSE
Mới đây, CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group) đã đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSe thành công.
Sự kiện này càng khẳng định hơn vị thế của công ty trên trường chứng khoán. Với số vốn điều lệ mới lên đến 500 tỷ đồng, công ty đã cho triển khai nhiều dự án chiến lược của tỉnh.
CIC Group cũng đã cập nhật báo cáo tình hình quản trị của công ty. Bản báo cáo tiết lộ thành phần cổ đông với phần trăm cổ phần của từng vị (cổ phiếu có mã là CKG).
Đáng chú ý hơn là sự xuất hiện nà Nguyễn Ngọc Tiền - CEO Công ty Bất động sản Đảo Vàng (GIS), trong danh sách này. Căn cứ theo bản báo cáo này, CIC Group có 3 cổ đông lớn, gồm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trần Thọ Thắng và Thành viên HĐQT Phạm Văn Lợi sở hữu lần lượt 8,30% và 7,02% vốn.
Là nhân tố mới, bà Nguyễn Ngọc Tiền - CEO Công ty Bất động sản Đảo Vàng, sở hữu tổng tỷ lệ cổ phần cao thứ hai trong các cổ đông lớn. Cụ thể là 8,18% vốn (gồm 5,54% vốn cá nhân và 2,63% của Công ty Bất động sản Đảo Vàng, do bà Tiền đại diện vốn).
Với vai trò là người nắm số lượng cổ phiếu lớn của tập đoàn CIC, bà Nguyễn Ngọc Tiền dù không trực thuộc trong HĐQT CIC nhưng vẫn sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với những quyết định của tập đoàn này.
Hiện nay, Công ty Đảo Vàng là đơn vị đầu tư phát triện dự án tại Phú Quốc, Trong đó, có dự án do CIC làm chủ đầu tư. CIC là đơn vị hàng đầu tại thành phố Rạch Giá với hơn 70% thị phần trong các dự án trung tâm thương mại, khu dân cư, khu nghỉ dưỡng.
Trong giai đoạn tới, Tập đoàn CIC chủ trương tăng cường mở rộng các dự án tại Phú Quốc và TP.HCM.
Theo ban lãnh đạo của Tập đoàn CIC, việc đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE là một bước tiến vô cùng quan trọng trong lộ trình phát triển của doanh nghiệp này.
Bởi ngoài tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu thì việc minh bạch hóa hoạt động và tài chính theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp niêm yết cũng sẽ giúp CIC Kiên Giang đẩy mạnh thương hiệu và tạo niềm tin với khách hàng.
Tồn kho bất động sản đang tăng quá nhanh Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đang tăng quá nhanh. Theo đó, giá trị hàng tồn kho tính đến cuối năm 2019 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, hiện lên đến 223.474 tỷ đồng. Ảnh minh họa....