Dệt may Thành Công (TCM): Lợi nhuận tháng 5 tăng đột biến 175%, ước đạt 1,1 triệu USD
CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Mã chứng khoán TCM – sàn HOSE) vừa công bố ước tính kết quả kinh doanh tháng 5/2020.
Cụ thể, trong tháng 5/2020, TCM ước đạt doanh thu 14 triệu USD, tương đương 326 triệu đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận tương ứng thu về 1,1 triệu USD, tăng đột biến 175%, tương đương gần 26 tỷ đồng. Theo đại diện TCM, kết quả khả quan trên có được nhờ đơn hàng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế xuất đi thị trường Mỹ.
Luỹ kế 5 tháng đầu năm, TCM ghi nhận 1.320 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 66 tỷ đồng, tăng tốt so với 5 tháng đầu năm 2019. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Công ty đã tìm kiếm đơn hàng khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế bù đắp cho thiếu hụt đơn hàng truyền thống.
Năm 2020, doanh nghiệp dự kiến kế hoạch kinh doanh gồm doanh thu 3.779,6 tỷ đồng, tăng gần 3% so thực hiện năm trước; lãi trước thuế 236 tỷ đồng, giảm 14%.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu TCM
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/06/2020, cổ phiếu TCM tăng 250 đồng lên mức 20.200 đồng/CP. Kể từ đầu tháng 4 tới nay, cổ phiếu TCM đã tăng 78,8% khi giới đầu tư kỳ vọng việc mở cửa sớm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu khôi phục sản xuất, bên cạnh đó là thông tin hỗ trợ khi Quốc hội đã biểu thông qua phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam.
Thông qua Hiệp định, Việt Nam kỳ vọng sẽ gia tăng hai chiều thương mại, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu nhiều ngành thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, dệt may…
Doanh nghiệp than khó tiếp cận vốn
Dịch Covid-19 ở nước ta đã tạm lắng, các doanh nghiệp (DN) đã bắt tay vào khôi phục sản xuất, kinh doanh. Điều cần nhất hiện nay đối với họ là vốn và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng hứa sẽ hỗ trợ DN. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn "kêu trời" vì thủ tục, điều kiện vay vốn...
Khó tiếp cận vốn vay, DN nhỏ càng khó phục hồi sản xuất
Nguồn vốn hiện tại vẫn luôn là điều mà nhiều DN vừa và nhỏ quan tâm sau mùa dịch Covid-19. Trong báo cáo mới đây của Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC) cho thấy về mong muốn hỗ trợ tài chính trong và sau đại dịch, 89% DN được hỏi cho biết họ muốn tiếp cận các gói vay ưu đãi, và 43% DN cho biết họ muốn nới lỏng hạn mức tín dụng.
Còn theo báo cáo gần đây của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (Vasep), hầu hết các DN thủy sản ở cả 3 nhóm hàng (tôm, cá tra, hải sản khai thác) đều gặp khó khăn trong vấn đề tài chính vì DN thu hồi tiền hàng từ khách hàng rất chậm. Doanh thu xuất khẩu sụt giảm mạnh do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến cho nhiều DN thuỷ sản "không xoay vòng được vốn", không có tiền trả các khoản vay ngân hàng.
Theo Vasep, lãi suất vay cao cũng là một áp lực với các DN. Mặc dù đến nay, đã có một số ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay nhưng việc thực hiện chưa đồng đều tại các ngân hàng thương mại và tại các địa phương. Mức giảm lãi suất chỉ áp dụng đối với các khoản vay mới, các khoản vay cũ không được áp dụng. Và hiện nay một số ngân hàng vẫn yêu cầu DN bổ sung tài sản đảm bảo, trong khi phía DN thuỷ sản lại khó đáp ứng được điều kiện trong giai đoạn này để có thể vay được.
Thực tế cho thấy một số ngân hàng vẫn có tâm lý ngần ngại cho một số DN vay trong giai đoạn hậu đại dịch này. Điều này khiến cho các DN vừa và nhỏ khó tránh khỏi việc hụt vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh.
Chia sẻ với PV Đại Đoàn Kết, một số chủ DN cho biết, trong suốt 3 tháng ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh thu của họ giảm mạnh thậm chí là không có thu nhập. Thế nhưng hồ sơ chứng minh thiệt hại do dịch Covid-19 khá phức tạp khiến cho các DN vừa và nhỏ vốn đã quá khó khăn rồi thì làm gì có báo cáo tài chính mà chứng minh. Và bây giờ, nếu phía ngân hàng không cho vay tiếp thì DN cũng không biết sẽ làm ăn ra sao trong giai đoạn hậu đại dịch.
Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Hoàng Minh- Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, nhấn mạnh rằng, với sự gắn bó lâu nay giữa các DN với các ngân hàng thương mại thì không có lý do gì trong lúc này, trước hệ luỵ của dịch Covid-19 lại tạo khó khăn cho DN.
"Về phía ngân hàng nhà nước, chúng tôi sẽ hỗ trợ DN để vượt qua khó khăn này và sẽ yêu cầu, thường xuyên kiểm tra giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP HCM thực hiện nghiêm túc Thông tư 01/2020/TT-NHNN về việc hỗ trợ DN, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong năm 2020 này", ông Minh nói.
Về phía Hiệp hội DN TP HCM, quan điểm của họ là dịch bệnh lần này đã khiến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đều bị thiệt hại nghiêm trọng trực tiếp hoặc gián tiếp, do vậy khi xây dựng tiêu chí cần mở rộng đối tượng DN được hỗ trợ cùng với thủ tục đơn giản nhất.
Nhận định về những sai lầm mà nhiều DN vừa và nhỏ mắc phải đến nỗi lâm vào cảnh hụt vốn như hiện nay ở giai đoạn hậu dịch Covid-19, bà Lâm Thị Ngọc Hảo, Phó Tổng giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường KPMG Việt Nam, cho rằng đó là do các DN không đánh giá đúng tầm quan trọng của việc lập kế hoạch quản trị tài chính. Nếu DN lập kế hoạch từ sớm và dự báo những tình huống có thể xảy ra và tiên liệu trước là sẽ thực hiện một số hành động để dự trù cho các tình huống xấu thì sẽ giúp cho DN chủ động hơn trong việc quản trị tài chính của mình.
Kiểm soát tốt các gói hỗ trợ, không đáng lo lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm trong tháng 5 song CPI bình quân 5 tháng vẫn tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất trong 3 năm nay. Giá thịt lợn vẫn cao, giá xăng dầu thế giới có dấu hiệu tăng trở lại, các chính sách kích cầu và hỗ trợ vốn cho nền...