Dệt may, da giày lo lắng ‘cầm cự’ đến cuối năm
Vào thời điểm này của những năm trước, các doanh nghiệp da giày, dệt may đều đã có đơn hàng đến cuối năm và nửa đầu năm sau. Nhưng năm nay, nhiều doanh nghiệp mới chỉ được nhận đơn hàng theo tuần, xuất khẩu sang các thị trường hàng đầu của Việt Nam đều sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Giày dép gặp khó ở nhiều thị trường
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tháng 8/2020 tăng trưởng 2,9% so với tháng trước, nhưng giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 8 tháng năm 2020, mức độ sụt giảm là 4,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 8 tháng đầu năm nay ước đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Về mặt thị trường, tính chung 7 tháng đầu năm, Mỹ dẫn đầu về tiêu thụ giày dép Việt Nam với kim ngạch 3,43 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 36% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước và giảm gần 9% so với cùng kỳ 2019.
Đứng thứ hai là Trung Quốc chiếm 12%, đạt 1,14 tỷ USD, giảm hơn 19% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường theo sau gồm Bỉ, Nhật Bản, Đức, kim ngạch xuất khẩu cũng giảm lần lượt 17%, 2% và trên 10% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Công Thương, hầu hết xuất khẩu giày dép ra thị trường nước ngoài đều bị sụt giảm. Đan Mạch là thị trường giảm mạnh nhất với gần 64%, đạt 6,2 triệu USD.
Bộ Công Thương dự báo, từ nay đến cuối năm, dự báo đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch của Mỹ và châu Âu. Động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành chính là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU ( EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua.
Để có thể tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA nhằm gia tăng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp trong ngành da giày đã lên phương án như tái cơ cấu bộ máy, sẵn sàng hạ tầng nhà xưởng, nguyên liệu nhằm đáp ứng theo các cam kết của Hiệp định, đồng thời tăng cường đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Video đang HOT
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam đánh giá, EU là thị trường truyền thống của ngành da giày Việt Nam, chiếm tới gần 30% kim ngạch xuất khẩu, khoảng gần 6 tỷ USD mỗi năm.
“Chúng tôi kỳ vọng việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu giày vào thị trường này, giúp bù đắp lại những thiệt hại của xuất khẩu trong những tháng đầu năm”, bà Xuân nói.
Tuy nhiên, EU là thị trường đòi hỏi rất cao với các điều kiện gia nhập không hề dễ dàng như yêu cầu về kỹ thuật, hàng hóa chất lượng cao cũng như các yêu cầu đảm bảo về lao động, môi trường… Đó là các yếu tố mà các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cải thiện rất nhiều mới có thể đáp ứng. Trong khi đó, doanh nghiệp da giày nắm bắt thông tin về EVFTA còn rất hạn chế, mô hình, phương thức sản xuất gia công là chủ yếu…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa có tính năng động trong tiếp cận thị trường. Ngoài ra, nội lực về nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp cũng chưa đáp ứng được vì sự phát triển nhỏ lẻ, manh mún.
“Chúng tôi rất mong muốn doanh nghiệp phải có sự chuyển biến tích cực mới có thể tiếp cận được “cuộc chơi”. Cùng với đó, thể chế, chính sách cũng cần có sự cải thiện. Điều này đòi hỏi có sự đồng bộ từ doanh nghiệp, phía Nhà nước mới có thể thực thi, tận dụng được cơ hội thị trường trong thời gian tới”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.
Dệt may và da giày là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN.
Dệt may lo lắng về đơn hàng
Theo Bộ Công Thương, 8 tháng năm 2020, dệt may đóng góp gần 22 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, song vẫn giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm 2019. Đợt dịch mới bùng phát trở lại trên toàn cầu khiến sản xuất, xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn hơn.
Vào thời điểm này của những năm trước, các doanh nghiệp đều đã có đơn hàng đến cuối năm và nửa đầu năm sau, nhưng năm nay, phần lớn doanh nghiệp chỉ nhận đơn hàng theo từng tháng, thậm chí từng tuần. Một số đơn vị mới nhận được 50-60% đơn hàng so với tháng 9 năm ngoái, các tháng còn lại năm 2020, 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.
Bộ Công Thương đánh giá, tình hình thị trường dệt may thế giới trong quý 3 chưa nhiều dấu hiệu khả quan, thị trường chưa chuyển biến. Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn chững lại. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm cầu trong lĩnh vực sản xuất dệt may.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019.
Đại Vinatex cho hay, đơn hàng cho quý 4 hầu như chưa có, đây là thách thức lớn cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của tập đoàn, trong khi đơn hàng khẩu trang đã giảm nhiều về số lượng và giá giảm đến mức chỉ vừa đủ chi phí sản xuất.
Còn ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho hay: Thông thường, các đơn hàng được nhận trước từ 3 – 6 tháng, nhưng với tình hình hiện tại, các đơn hàng dệt may gần như đóng băng, tháng nào nhận hàng tháng đó, không còn nhận trước 3 – 6 tháng như trước kia. Dự kiến, từ thời điểm hiện tại đến cuối năm, lượng hàng được đặt giảm từ 30 – 50%.
SSI Research: Để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam
Hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA.
Hiệp định EVFTA đang mang lại kỳ vọng mới cho nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể hưởng lợi từ hiệp định, doanh nghiệp Việt Nam cần rất nhiều thời gian để đáp ứng được các tiêu chuẩn. Trong bài phân tích mới nhất, Chứng Khoán SSI nhận định: "Để cụ thể hóa lợi ích của EVFTA, vẫn phải phụ thuộc vào công suất sản xuất vải của Việt Nam".
Tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực từ nửa cuối năm 2020
Quốc hội Việt Nam đã lên kế hoạch phê chuẩn EVFTA trong tháng 5, và Hiệp định sẽ có hiệu lực trong tháng 7 (2 tháng sau khi phê chuẩn). Hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt nam hiện đang có mức thuế suất ưu đãi là 9% theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Vì mức thuế suất cơ bản được EVFTA sử dụng là mức thuế suất theo Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) là 12%, hầu hết các sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ không được giảm thuế ngay lập tức.
Cụ thể, hầu hết các sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn từ năm thứ 2 kể từ khi EVFTA có hiệu lực (8% đối với các sản phẩm loại B5 và 9% đối với các sản phẩm loại B7 trong năm thứ 2). Hơn nữa, EVFTA yêu cầu các loại vải được sử dụng để sản xuất sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam hoặc Châu Âu hoặc Hàn Quốc (Quốc gia có FTA với Châu Âu) và các công đoạn cắt may phải được thực hiện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hơn 60% vải nhập khẩu vào Việt Nam là từ Trung Quốc và Đài Loan, và việc các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước chuyển sang nguồn vải của Hàn Quốc là không kinh tế ngay cả khi được hưởng lợi từ mức thuế suất 0% từ EVFTA. Do đó, chúng tôi cho rằng EVFTA không mang lại hiệu quả ngay lập tức cho ngành dệt may. Việc các công ty dệt may của Việt Nam có thể tận dụng Hiệp định này hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng mở rộng công suất sản xuất vải trong hai năm tới của Việt Nam.
Trong số các công ty may mặc niêm yết trong nước, hiện tại TNG có thị phần xuất khẩu sang Châu Âu lớn nhất về doanh thu (53%), tiếp theo là GMC (40%). Tuy nhiên, GMC cho biết công ty phụ thuộc vào vải nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này có nghĩa là công ty không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ khâu vải trở đi của EVFTA. TNG có thể có nhiều cơ hội vì công ty sử dụng một lượng vải nội địa nhất định.
Dù Trung Quốc đã phục hồi 80-90% sản xuất, đơn hàng dệt may dự vẫn mất 30-50% trong tháng 4-5/2020
Về tình hình toàn ngành, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tính đến tháng 4 đạt 10,64 tỷ USD (giảm 6,6%) trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu giảm còn 6,39 tỷ USD (giảm 8,8%). Để bù đắp cho sự sụt giảm về nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc, các công ty dệt may đã chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Một vài công ty trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, và hầu hết trong số các công ty đó có sự sụt giảm so với cùng kỳ cả về doanh thu thuần và lợi nhuận ròng.
Nói về tác động bởi đại dịch Covid-19, Vinatex (VGT) ước tính ngành dệt may có thể mất 30% đơn đặt hàng trong tháng 4 và 50% đơn đặt hàng trong tháng 5. Một vấn đề khác là sự phục hồi của nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu giảm có thể khiến giá sản phẩm dệt may trên toàn thế giới giảm 20%, theo Vinatex.
Ảnh hưởng từ phía cầu nghiệm trong hơn từ phía cung. Theo ước tính của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, sản xuất của Trung Quốc đã trở lại 80-90% mức bình thường vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, từ giữa tháng 3, các khách hàng Mỹ và Châu Âu đã bắt đầu trì hoãn và hủy các đơn đặt hàng, bao gồm cả các đơn đặt hàng đang trong quá trình sản xuất.
Liên đoàn Dệt May Quốc Tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 700 công ty dệt may trên toàn cầu từ ngày 28/3/2020 đến 6/4/2020 để hỏi về tình trạng đơn hàng và ước tính doanh thu. Trung bình, những công ty được hỏi ước tính doanh thu năm 2020 sẽ giảm 28% YoY.
FMC tăng xuất khẩu tôm vào EU Công ty CP thực phẩm Sao Ta (FMC) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường vào ngày 18/10 tới để tăng vốn điều lệ 20%, đồng thời bàn chiến lược kinh doanh, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu vào EU. Dây chuyền sản xuất tôm xuất khẩu của FMC Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT FMC, tại đại hội...