Descon ‘nhăm nhe’ quay trở lại sàn chứng khoán sau khi bị mở thủ tục phá sản
9 năm sau khi bị hủy niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp ( Descon) mới đây đã tiết lộ ý định muốn quay trở lại sàn chứng khoán và dự kiến thông qua kế hoạch này ở đại hội cổ đông (ĐHCĐ) sắp tới.
Một dự án chung cư tại Bình Dương do Descon thi công từ giữa năm 2018
Trên trang web chính thức của Descon gần đây đã đăng tải thông tin về việc tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2020 vào tháng 10 sắp tới. Theo đó, một trong những kế hoạch được ban lãnh đạo doanh nghiệp này công bố là việc triển khai niêm yết cổ phiếu DCC trên sàn chứng khoán.
Được biết, cổ phiếu DCC lên sàn HoSE vào cuối năm 2007 và sau 4 năm giao dịch thì DCC chính thức bị hủy niêm yết vào cuối năm 2011 do vi phạm về quy định công bố thông tin.
Cuối năm 2018, Descon bất ngờ nhận quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân TP. HCM theo đơn kiện của một nhà cung cấp nước ngoài là Siam City Cement Ltd (SIAM).
Được biết, thông tin này do Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh (Searefico) công bố. Ở thời điểm đó, Searefico có hợp đồng thi công cùng Descon với tư cách là nhà thầu phụ tại các dự án mà Descon đang thực hiện với vai trò nhà thầu chính, do đó Searefico đã gửi thông báo các khoản nợ của Descon tới Tòa án nhân dân TP. HCM để thu hồi nợ, giảm thiểu thiệt hại.
Thông tin về việc Descon bị mở thủ tục phá sản được cho là khá bất ngờ vì ở thời điểm đó doanh nghiệp này không cho thấy dấu hiệu của việc kinh doanh sa sút. Thậm chí, Descon vẫn thông báo về việc trúng thầu và động thổ thi công nhiều dự án ở TP. HCM và Bình Dương, báo lãi trong vòng nhiều năm liên tiếp trước khi nhận được thông báo của Tòa án nhân dân TP. HCM.
Đơn cử năm 2017, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 1.445 tỷ đồng và 24,6 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận tăng trưởng gần gấp 3 lần so với năm 2016.
Video đang HOT
Tuy nhiên, báo cáo tài chính năm 2017 lại cho thấy khoản nợ mà Descon phải gánh ở thời điểm đó là quá lớn so với tình hình tài chính của doanh nghiệp này. Cụ thể, tổng nợ phải trả của Descon tính đến ngày 31/12/2017 lên đến 2.372 tỷ đồng, tăng gần 900 tỷ đồng so với năm 2016 và gấp gần 5 lần vốn chủ sở hữu.
Ở thời điểm 31/12/2017, 2 cổ đông lớn của Descon là ông Trịnh Thanh Huy với tỷ lệ nắm giữ là 56,2% và Công ty TNHH Mascon với tỷ lệ nắm giữ là 13,8%.
Ngoài ra, ĐHCĐ thường niên năm 2020 sắp của Descon cũng dự kiến thông qua việc “thay máu” toàn bộ thành viên HĐQT và thành viên ban kiểm soát (nhiệm kỳ 2017-2021).
Được biết, tháng 8 vừa qua, Descon đã miễn nhiệm ông Châu Anh Tuấn khỏi chức vụ tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Người thay thế ông Tuấn là ông Nguyễn Quang Minh, chính thức nhậm chức tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Descon từ ngày 30/7/2020.
Nhà đầu tư chứng khoán ấm lòng với cổ tức
Từ đầu tháng 8 đến nay, không ít doanh nghiệp công bố chia cổ tức với tỷ lệ cao, giúp nhà đầu tư có được khoản tiền "ra tấm ra món" trong bối cảnh khó khăn thời đại dịch.
Tính từ ngày 3/8 đến 21/8, có 71 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán công bố chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Trong đó, một số doanh nghiệp có tỷ lệ cổ tức rất cao.
Với việc chia cổ tức tỷ lệ 45% (tương ứng mỗi cổ phần nhận 4.500 đồng), ước tính Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MCH) sẽ chi khoảng 3.172 tỷ đồng để trả cổ tức. Kể từ năm 2016 tới nay, MCH đều đặn chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 45%.
Kết thúc nửa đầu năm 2020, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 10.029 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.867 tỷ đồng, tăng 16%.
Là doanh nghiệp có truyền thống chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông kể từ khi lên sàn năm 2010 tới nay (với tỷ lệ trung bình khoảng 33%), mới đây, Công ty cổ phần Bột giặt NET công bố chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 22%. Với tỷ lệ này, Công ty chi ra hơn 48 tỷ đồng để trả cổ tức.
Hoạt động kinh doanh của NET nửa đầu năm 2020 mang lại kết quả khá ấn tượng, với doanh thu thuần 727 tỷ đồng, tăng 36,41% so với cùng kỳ năm 2019. áng chú ý, lợi nhuận sau thuế đạt 74 tỷ đồng, tăng 112,42%.
Hai công ty duy trì truyền thống trả cổ tức cao là Công ty cổ phần ầu tư và phát triển Cảng ình Vũ (DVP) và Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PGD) với tỷ lệ 25%.
Cụ thể, với 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính DVP sẽ chi khoảng 100 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông.
6 tháng năm 2020, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 237 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ doanh thu tài chính tăng mà lãi ròng vẫn đạt 139 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ.
Kể từ khi niêm yết năm 2009, DVP đều đặn chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ trung bình hơn 37%.
Trong khi đó, kể từ khi lên sàn năm 2009, PGD cũng duy trì "thói quen" cổ tức tiền mặt với tỷ lệ trung bình đạt 27%.
Một tên tuổi khác nổi lên với việc mạnh tay chi trả cổ tức cao hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra là Công ty cổ phần Tin học Viễn thông Petrolimex (PIA).
Năm 2016, Công ty chi trả cổ tức tỷ lệ 45% so với kế hoạch đặt ra là tối thiểu 18%. Năm 2017, tỷ lệ cổ tức là 48% và mức chi trả cổ tức năm 2019 là 34,6%, so với kế hoạch là tối thiểu 20%.
Dự kiến, PIA sẽ chi khoảng 14 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức hiện tại. Theo cơ cấu cổ đông của Công ty, 2 cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Xây lắp và Thương mại Petrolimex và ông Hoàng Hải ường, Ủy viên HQT sẽ nhận hơn 60% số tiền bởi lần lượt nắm giữ 50,33% và 10,05% vốn điều lệ của PIA.
Nửa đầu năm 2020, PIA đạt doanh thu thuần 37,2 tỷ đồng và lợi nhuận gần 5 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 22% và 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (SZL) cũng thông báo chi trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 30%. Với hơn 18 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Công ty ước tính phải chi gần 55 tỷ đồng để hoàn thành việc trả cổ tức tiền mặt. Kể từ khi niêm yết, SZL thường xuyên chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ trung bình khoảng 19%.
SZL có 4 cổ đông lớn nắm giữ hơn 78% tổng giá trị cổ phần, bao gồm Tổng công ty cổ phần Phát triển khu công nghiệp (56%), America LLC (10%), Qũy ầu tư phát triển tỉnh ồng Nai (6%) và ông Trần Cảnh Thông (6,43%).
Một tên tuổi không thể không nhắc đến trong câu chuyện chia cổ tức cao thời đại dịch là Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền (SST), với mức chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 347,6%. Cổ đông đăng ký danh sách cuối cùng vào ngày 28/8/2020.
Thực tế, trong những năm qua, SST thường chia cổ tức trên 200%, nhưng tỷ lệ lên tới 346,7%, tương đương 1 cổ phiếu nhận 34.700 đồng là mức cao nhất trong 4 năm qua.
Với 4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính SST sẽ chi hơn 139 tỷ đồng để thanh toán cổ tức năm 2019. Trong đó, Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) - công ty mẹ sở hữu 90% vốn điều lệ sẽ nhận gần 125 tỷ đồng cổ tức.
Tỷ lệ chia cổ tức của SST các năm từ 2016 - 2018 lần lượt là 235,9%, 219,37% và 239%.
Năm 2020, SST đặt mục tiêu doanh thu thuần 5.408 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 162,3 tỷ đồng.
Vừa lên sàn chứng khoán, Dầu khí Nam Sông Hậu đã báo lỗ quý 2 CTCP Dầu khí Nam Sông Hậu (HoSE: PSH) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với mức lỗ 30 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 47 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng, công ty vẫn có lãi 489 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều so mức gần 77 tỷ đồng của cùng kỳ. Theo PSH, tháng 4/2020 do...