Descon lên kế hoạch tái cấu trúc lại các khoản nợ với nhà cung cấp trong quý cuối năm, sẽ niêm yết HoSE ngay khi đủ điều kiện
ĐHĐCĐ bất thường Descon cũng thông nhất miễn nhiệm toàn bộ và bầu bổ sung Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021. Danh sách các ứng viên HĐQT bao gồm ông Châu Anh Tuấn (đang là Chủ tịch HĐQT) và 4 thành viên mới ông Trịnh Thanh Huy, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, ông Trần Thanh Hải và ông Nguyễn Quang Minh (đang là Tổng giám đốc).
Xây dựng Công Nghiệp (Descon) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, thông qua kế hoạch kinh doanh lỗ 60 tỷ đồng cho năm 2020, đồng thời thống nhất sẽ niêm yết ngay khi đủ điều kiện.
Thứ nhất về kinh doanh, năm 2018 Descon bất ngờ báo lỗ lên đến 388 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Tòa án nhân dân Tp.HCM có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Descon theo đơn kiện của một nhà cung cấp là Siam City Cement Ltd.
Năm 2019, Descon tiếp tục thua lỗ ròng 52 tỷ. Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản Descon giảm về mức 1.639 tỷ đồng, nợ phải trả suýt soát với 1.569 tỷ. Trong đó, dư nợ vay Descon hiện vào mức 709 tỷ đồng – gấp hơn 10 lần vốn chủ. Công ty đang lỗ luỹ kế 380,5 tỷ đồng.
Lên kế hoạch cho năm 2020, Descon đề ra kế hoạch tổng doanh thu giảm 72% còn 15 tỷ đồng và lỗ tiếp 60 tỷ đồng. Tại Đại hội, Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Minh cho biết trong 3 tháng cuối năm sẽ tái cấu trúc lại các khoản nợ với các nhà cung cấp.
Video đang HOT
Thứ hai , về kế hoạch niêm yết cổ phiếu, do các hoạt động kinh doanh bị đình trệ nên kế hoạch niêm yết năm 2019 chưa được thực hiện. Đại hội lần này đã thông qua phương án niêm yết cổ phiếu tại HoSE ngay khi đủ điều kiện. Cổ đông cũng đề xuất đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM trong thời gian sớm nhất, từ đó niêm yết cổ phiếu trên HoSE khi đáp ứng được các yêu cầu.
Cuối cùng, ĐHĐCĐ bất thường lần này cũng thông nhất miễn nhiệm toàn bộ và bầu bổ sung Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021. Danh sách các ứng viên HĐQT bao gồm ông Châu Anh Tuấn (đang là Chủ tịch HĐQT) và 4 thành viên mới ông Trịnh Thanh Huy, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, ông Trần Thanh Hải và ông Nguyễn Quang Minh (đang là Tổng giám đốc).
Trong đó, ông Trịnh Thanh Huy là cái tên khá nổi thị trường chứng khoán. Ông Huy sinh năm 1970 này được biết đến là người đã cùng ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh gây dựng tập đoàn Masan tại Nga cũng như khi trở về Việt Nam.
Năm 2006, ông Huy tham gia thành lập công ty Bình Thiên An – chủ đầu tư dự án Đảo Kim Cương tại Tp.HCM. Bình Thiên An được biết đến là một phần của Kusto Group, tập đoàn đầu tư vào rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam như Coteccons, Gemadept, CTCP Vật liệu Xây dựng Việt Nam (VCM) – nay đã bán lại cho Tập đoàn SCG …
Cá nhân ông Huy cũng tham gia thành lập CTCP Thương mại Đầu tư HB (HB Group). Hiện tại, ông Huy không còn là cổ đông của Bình Thiên An cũng như của HB Group.
Bên cạnh Descon, ông Huy cùng các công ty có liên quan cũng từng thực hiện một số thương vụ thâu tóm các doanh nghiệp trên sàn khác như Beton6 (BT6) hay Vinafco (VFC). Hiện nay nhóm cổ đông này đã thoái vốn khỏi Vinafco và Vinafco có cổ đông chính là The Shibusawa Warehouse, sở hữu gần 45% cổ phần.
Descon lỗ luỹ kế hơn 380,5 tỷ, trình kế hoạch niêm yết trở lại và sự "tái xuất" bất ngờ của ông Trịnh Thanh Huy trong HĐQT
Descon cũng lần đầu công bố tình hình kinh doanh 2 năm gần đây, riêng năm 2018 Descon bất ngờ báo lỗ lên đến 388 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Tòa án nhân dân Tp.HCM có quyết định mở thủ tục phá sản đối với CTCP Xây dựng Công Nghiệp (Descon) theo đơn kiện của một nhà cung cấp là Siam City Cement Ltd.
Xây dựng Công Nghiệp (Descon, DCC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ diễn ra vào tháng 10/2020 tới đây, nhằm trình cổ đông kế hoạch miễn nhiệm toàn bộ, bầu bổ sung Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021; niêm yết cổ phiếu cùng kế hoạch kinh doanh thời gian tới.
Đáng chú ý, danh sách các ứng viên HĐQT bao gồm điểm tên doanh nhân Trịnh Thanh Huy cùng các thành viên: ông Châu Anh Tuấn (hiện đang là Chủ tịch HĐQT), bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, ông Trần Thanh Hải và ông Nguyễn Quang Minh (hiện là Tổng Giám đốc).
Năm 2019, Descon tiếp tục thua lỗ ròng 52 tỷ. Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản Descon giảm về mức 1.639 tỷ đồng, nợ phải trả suýt soát với 1.569 tỷ. Trong đó, dư nợ vay Descon hiện vào mức 709 tỷ đồng - gấp hơn 10 lần vốn chủ. Công ty đang lỗ luỹ kế 380,5 tỷ đồng.
Lên kế hoạch cho năm 2020, Descon đề ra kế hoạch tổng doanh thu giảm 72% còn 15 tỷ đồng và lỗ tiếp 60 tỷ đồng. Dù liên tục thua lỗ, tại Đại hội tới đây Công ty dự kiến trình phương án niêm yết cổ phiếu trở lại.
Theo Descon, niêm yết sẽ hỗ trợ nâng cao tính thanh khoản, nâng cao năng lực điều hành và minh bạch trong sản xuất kinh doanh, tạo kênh huy động vốn dài hạn thông qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, năm 2019 hoạt động kinh doanh bị đình trệ dẫn đến chưa thể thực hiện. Năm nay Công ty lên kế hoạch sớm đưa cổ phiếu giao dịch trên UpCOM trước, khi đủ điều kiện sẽ chính thức giao dịch trở lại HoSE.
Được biết, Descon là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng. Công ty lên niêm yết vào cuối năm 2007 và từng khá "nổi tiếng" khi trở thành mục tiêu thâu tóm của nhóm cổ đông liên quan đến ông Trịnh Thanh Huy và Bình Thiên An. Sức hấp dẫn của Descon lúc bấy giờ không chỉ dừng lại ở thương hiệu, mà còn một loạt công trình và dự án DCC đang triển khai.
Nhóm cổ đông mới thâu tóm Desco với kỳ vọng nâng cao năng lực, cách mạng hệ thống tài chính... Song kỳ ĐHĐCĐ đầu tiên lại xảy ra tranh cãi đầy căng thẳng liên quan đến việc "chuyển giao quyền lực" giữa hai nhóm lãnh đạo mới cũ. Kết quả là, trung tuần tháng 12/2010, ĐHCĐ bất thường của Descon đánh dấu sự ra đi của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Bảng sau 20 năm gắn bó. Sau đó, nhóm cổ đông lớn Bình Thiên An đã giành quyền lãnh đạo tại khi sở hữu chính danh chỉ 21,6% số cổ phần, thậm chí công tác "chuyển giao quyền lực" diễn ra khá chóng vánh chưa đầy 6 tháng.
Đến tháng 10/2011, cổ phiếu DCC đột ngột bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin, cũng kể từ đó thông tin về Descon gần như bặt tăm trên thị trường. Lúc bấy giờ, cũng đã có nhiều nhận xét rằng Descon có thể không công bố thông tin đúng quy định để "được" hủy niêm yết bắt buộc nhằm rút lui khỏi thị trường để tái cấu trúc.
Sóng gió chưa dừng lại, năm 2012 Ban kiểm soát Descon và một nhóm cổ đông bất ngờ có đơn thư kêu cứu cơ quan quản lý và cáo buộc các sai phạm tại Công ty. Thời điểm này, kinh doanh Descon cũng đi vào chuỗi ngày trầy trật.
Tại BCTC kiểm toán năm 2019, kiểm toán từ chối đưa ý kiến đối với số dư tài sản cố định là 14,7 tỷ đồng và số dư khoản mục hàng tồn kho hơn 540 tỷ đồng. Cùng với đó, kiểm toán cũng không xác định được ảnh hưởng của việc trích lập dự phòng (nếu có) đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết gồm CTCP Đầu tư Phước Long (4,4 tỷ), CTCP Xây dựng và Kỹ thuật H&B (90 tỷ đồng).
Ricons cam kết sàn HoSE trước quý 2/2021, phủ quyết đề nghị đưa người từ Coteccons vào HĐQT ĐHĐCĐ bất thường Ricons cũng thông qua điều lệ mới, trong đó quy định chặt chẽ hơn về quyền đề cử ứng viên vào HĐQT và Ban kiểm soát Công ty. Chiều ngày 10/10/2020, Xây dựng Ricons đã tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua một số nội dung về nhân sự, điều lệ bổ sung cũng như kế hoạch niêm...