Dẹp loạn khai thác khoáng sản trái phép tại Phú Quốc
Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của TP Phú Quốc (Kiên Giang), nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và san lấp mặt bằng rất cao, kéo theo đó nạn khai thác trái phép khoáng sản cũng rầm rộ.
Theo cán bộ trinh sát thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an TP Phú Quốc, vì lợi ích kinh tế, các đối tượng đã triệt để sử dụng các thủ đoạn, phương thức tinh vi để thực hiện hành vi mua bán, khai thác, vận chuyển trái phép khoáng sản.
Các đối tượng đã bố trí người canh lực lượng chức năng, tiến hành khai thác cát, đất trái phép, bán thu lợi bất chính. Các đối tượng cầm đầu, tổ chức khai thác khoáng sản trái phép thường lựa chọn những khu vực ít người sinh sống, những dự án chưa triển khai xây dựng không có người trông coi, đất nhà nước quản lý.
Công an TP Phú Quốc bắt quả tang vụ khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Trong năm 2023, Công an TP Phú Quốc đã phát hiện, xử lý 35 vụ, 47 đối tượng vi phạm liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản với tổng số tiền phạt trên 2 tỷ đồng (xã Dương Tơ 23 vụ, xã Cửa Dương 5 vụ, xã Hàm Ninh 5 vụ, phường An Thới 2 vụ), tịch thu 17 xe cuốc, 4 xe tải, 2 xe máy, 2 máy bơm… Trong 6 tháng đầu năm 2024, Công an TP Phú Quốc phát hiện, xử lý 22 vụ, 22 đối tượng (xã Dương Tơ 16 vụ, xã Hàm Ninh 6 vụ).
Hiện tình hình khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khoáng sản dùng trong san lấp trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để thực hiện hành vi vi phạm, đối phó với lực lượng chức năng khi bị phát hiện, kiểm tra.
Điển hình, vào tháng 7/2023, ông Trần Thanh Hoài (SN 1984, thường trú phường An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang) thuê Nguyễn Hoàng Sỹ (SN 1995, thường trú ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc) điều khiển xe ôtô tải và Nguyễn Văn Chính (SN 1988) điều khiển máy đào có gàu xúc để khai thác đất trái phép tại khu đất tổ 5, ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc. Khoảng 3h, ngày 6/7/2023, Tổ công tác Công an TP Phú Quốc đã mật phục, bắt quả tang ông Hoài và những người liên quan đang tổ chức khai thác đất trái phép.
Video đang HOT
Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về khai thác tài nguyên để điều tra, xử lý các đối tượng phạm tội.
Hành vi khai thác cát trộm tại các khu đất do Nhà nước quản lý trên địa bàn Phú Quốc, cũng được các đối tượng triệt để thực hiện. Lợi dụng các khu vực hoang vắng, ít người sinh sống, vào đêm khuya các đối tượng cho máy xúc vào đào cát cho lên xe ôtô tải để vận chuyển đi tiêu thụ. Vào 20h40, ngày 25/6/2023, Tổ công tác Công an TP Phú Quốc phát hiện Lê Hồng Tuấn điều khiển máy xúc và Phan Văn Tình điều khiển xe ôtô tải đang thực hiện hành vi khai thác, vận chuyển cát trái phép tại khu đất thuộc tổ 5, ấp Đường Bào, xã Dương Tơ, TP Phú Quốc. Qua khai thác nhanh, ông Tuấn và Tình khai nhận là làm thuê cho ông Trần Thành Chiến (SN 1984, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, TP Phú Quốc)…
Theo Thượng tá Trương Sa My, Phó trưởng Công an TP Phú Quốc, thời gian qua, Công an thành phố đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nên tình hình khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn thành phố cơ bản được kiềm chế. Tuy nhiên, tùy lúc, tùy nơi vẫn còn tồn tại một số đối tượng vì lợi ích cá nhân mà bất chấp pháp luật.
Thượng tá Trương Sa My cho biết, căn cứ Điều 64, Điều 66 và khoản 2, Điều 69 Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Do đó, nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, phường trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý, Công an TP Phú Quốc đã tham mưu Chủ tịch UBND thành phố có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật tiến hành các biện pháp quản lý, xử lý hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Địa bàn nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản phức tạp thì Chủ tịch UBND xã, phường nơi đó phải chịu trách nhiệm.
Xét xử nữ "đại gia" lĩnh vực khoáng sản lừa một doanh nhân người nước ngoài hàng triệu USD
Ngày 16/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm xét xử Trương Thị Kim Soan (SN 1974, Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Ân, Công ty TNHH đầu tư khoáng sản Thiên Bình) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, từ năm 2010 đến năm 2017, Trương Thị Kim Soan là người chuyên môi giới đầu tư khai thác khoáng sản đã môi giới, dẫn dắt ông Jonh Koon, quốc tịch Úc, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực khoáng sản tại Việt Nam thực hiện các giao dịch mua bán mỏ, mua bán cổ phần các công ty để thực hiện việc khai thác quặng Titan, trực tiếp nhận tiền của ông Jonh Koon và các đối tác của ông Jonh Koon, trong đó có hành vi ký kết các hợp đồng mua bán cổ phần Công ty Cổ phần Khoáng sản và Thương mại Sao Mai (Công ty Sao Mai), để chiếm đoạt 3,2 triệu USD (tương đương hơn 67 tỷ đồng) của ông Jonh Koon trong việc đầu tư, mua cổ phần.
Bị cáo Trương Thị Kim Soan tại tòa, chiều 16/4.
Trong quá trình thực hiện việc mua cổ phần mỏ Sao Mai, ông John Koon thống nhất với Soan chuyển nhượng mỏ Sao Mai cho Công ty Yue Da với giá 34 triệu USD.
Tuy nhiên, tại thời điểm thỏa thuận mua cổ phần, mỏ Sao Mai chưa được cấp giấy phép khai thác. Vì vậy, Soan đề nghị ông Jonh Koon chuyển tiền để chi trả chi phí cấp phép khai thác mỏ, khoan thăm dò và các chi phí khác.
Ngày 11 và 14/6/2013, ông John Koon đã chuyển 1,6 triệu USD cho Soan. Doanh nhân người Australia cũng chỉ đạo thư ký chuyển 3 lần (ngày 14/11/2013, 4/12/2013, 9/12/2013) tổng cộng 350.000 USD vào tài khoản cá nhân của Soan.
Để tạo lòng tin cho ông Jonh Koon, Trương Thị Kim Soan, đã thực hiện các hành vi gian dối, như trực tiếp đưa ông Jonh Koon đi gặp ông Nguyễn Văn Hởi, Giám đốc Công ty Sao Mai và khảo sát mỏ Sao Mai để thực hiện việc mua mỏ thông qua mua cổ phần Công ty Sao Mai. Nại lý do, nếu ông Jonh Koon trực tiếp thỏa thuận thì sẽ bị tăng giá, Soan đề nghị để mình đứng ra mua cổ phần của Công ty Sao Mai, sau đó bán lại cho ông Jonh Koon và người đàn ông ngoại quốc này đã đồng ý.
Sau khi sử dụng pháp nhân Công ty Thiên Bình do Soan và ông Lê Quốc Sơn sở hữu mua được 100% cổ phần Công ty Sao Mai, Soan tiếp tục đại diện Công ty Thiên Bình, cùng ông Lê Quốc Sơn, ký 2 Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp từ Công ty Thiên Bình sang Công ty Happy Town, tiến hành làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, xác định Công ty Happy Town sở hữu 90% cổ phần tại Công ty Thiên Bình; thuê Luật sư lập sơ đồ cấu trúc nhóm doanh nghiệp sở hữu cổ phần Công ty Sao Mai để ngày 10/4/2015, đứng tên Công ty Luật TNHH GCI và các cộng sự, để chứng minh Công ty Fortune Come Development (thuộc nhóm công ty của ông Jonh Koon) đã sở hữu thực tế 60% cổ phần Công ty Sao Mai.
Sau đó , Soan sử dụng 2 hợp đồng chuyển nhượng phần góp vốn đề ngày 17/4/2015, có chữ ký giả của bà Wang Di, Giám đốc Công ty Happy Town (thư ký của ông Jonh Koon, chủ sở hữu Công ty Happy Town) và trực tiếp ký giả chữ ký của bà Lê Thị Sa trên hợp đồng chuyển nhượng, làm thủ tục chuyển nhượng phần góp vốn từ Công ty Happy Town sang cho Soan và bà Lê Thị Sa, rồi làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp, loại trừ phần vốn góp của Công ty Happy Town tại Công ty Thiên Bình.
Ngày 20/4/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp Giấy phép thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 2 cho Công ty Thiên Bình, xác nhận Soan sở hữu 90%, bà Lê Thị Sa sở hữu 10% cổ phần Công ty Thiên Bình, nhưng ông Jonh Koon không biết.
Để nhận tiếp số tiền 350 ngàn USD còn lại theo thỏa thuận, Soan cung cấp Văn bản sơ đồ cấu trúc nhóm doanh nghiệp sở hữu cổ phần Công ty Sao Mai đề ngày 10/4/2015 cho ông Jonh Koon và yêu cầu ông Jonh Koon chuyển tiền để xin giấy phép khai thác mỏ Sao Mai. Trước đó, từ ngày 11/6/2013 - 30/12/2014, Soan đã 7 lần nhận của ông Jonh Koon với tổng sổ tiền hơn 2,8 triệu USD để thực hiện việc mua bán cổ phần Công ty Sao Mai. Tổng số tiền Soan đã nhận từ ông Jonh Koon là 3,2 triệu USD.
Sau khi hoàn tất, Soan đại diện Công ty Sao Mai ký hợp đồng và ký giả chữ ký của ông Lê Quốc Sơn trên hợp đồng, chuyển nhượng toàn bộ 100% cổ phần Công ty Sao Mai cho các ông Võ Văn Bé, Nguyễn Đức Minh Giao, Phan Thành với tổng số tiền 50 tỷ đồng, mà không thông báo cho ông Jonh Koon.
Như vây, bằng các phương thức thủ đoạn gian dối nêu trên, Soan đã chiếm đoạt 3,2 triệu USD (tương đương hơn 67 tỷ VNĐ), là tiền ông Jonh Koon chuyển để đầu tư mua cổ phần Công ty Sao Mai.
Tại tòa, bị cáo Trương Thị Kim Soan không thừa nhận cáo trạng nêu và khẳng định số tiền 3,2 triệu USD là của 3 công ty nước ngoài đầu tư để giúp đỡ, không phải là tiền của bị hại.
Phía bị hại, ông Jonh Koon, cho biết bản thân rất sốc, mãi đến năm 2021, khi vụ án được điều tra, ông mới biết mình không có quyền sở hữu mỏ Sao Mai và mỏ này đã được chuyển nhượng cho người khác.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai ngày 16 và 17/
Vụ khai thác lậu quặng Apatit Lào Cai: Giám đốc Lilama "một tay che trời"? Trong 3 năm, Công ty Lilama được cấp phép làm dự án nhà hàng khách sạn nhưng lại "rầm rộ" móc hơn 1,53 triệu tấn quặng apatit, trị giá hơn 610 tỷ đồng đi bán. Thời gian dài, Công ty Lilama hoạt động khai thác quặng công khai, apatit được bán theo đường chính ngạch, dòng tiền lợi nhuận được kê khai, làm...