Đẹp độc lạ: Người tiền sử xây nhà sống qua Kỷ băng hà từ xương quái thú nặng 9 tấn?
Bắt được voi ma mút? Người tiền sử có thật đã xây những công trình kiến trúc của họ bằng xương của loài thú nặng 9 tấn này để sống qua Kỷ băng hà?
Mới đây, một khu vực kiến trúc to lớn dị thường được dựng lên bởi những chiếc hóa thạch xương của loài voi ma mút đã được khai quật tại khu vực mang mã hiệu Kostenki 11, Nga. Khu vực này rộng khoảng 12,5 mét, nằm kế con sông Don bên thành phố Voronezh.
Dưới đây là hình ảnh về khu Kostenki 11:
Các lớp đá cho thấy dấu hiệu của việc đốt lửa tại khu vực này.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu tại đây, niên đại của những bộ xương này rơi vào khoảng 25.000 năm.
Một khẳng định mới đây trên Spunik nói rằng đây rất có thể là kiến trúc voi ma mút cổ xưa nhất mà con người khai quật được.
Nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Exeter cho biết sự tồn tại của kiến trúc kì lạ này có thể để phục vụ một tín ngưỡng nào đó. Tuy nhiên, mục tiêu tín ngưỡng đó là gì thì các nhà khảo cổ hiện vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận.
Điều khiến họ bất ngờ là những con “quái thú” ma mút có khối lượng khổng lồ với cân nặng từ 7 – 9 tấn, dĩ nhiên xương của chúng cũng không “nhẹ nhõm” gì, người tiền sử đã làm cách nào để khai thác được nguyên liệu đặc biệt như vậy?
Khoảng thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học Liên Xô đã khai quật được 2 kiến trúc khác, cũng được xây dựng hoàn toàn bằng xương voi ma mút.
Việc con người ở thời kỳ Pleistocene chịu bỏ công bỏ sức xây dựng những kiến trúc như vậy khiến nhiều nhà khảo cổ học ngạc nhiên.
Lý do là bởi, những người thợ săn cổ đại khi ấy thường nay đây mai đó, và việc xây dựng những kiến trúc cố định vốn được các nhà nghiên cứu cho là không nằm trong tư duy của con người khi ấy.
Việc phân tích sâu hơn về các mẫu hóa thạch được khai quật tại khu vực này giúp các nhà khoa học tìm ra dấu tích của than, những mẩu xương cháy, cùng với một số mảnh vụn của các công cụ đồ đá.
Tất cả những mẫu vật này khiến các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng, kiến trúc này được người Pleistocene xây dựng để làm nơi trú ẩn trước thời tiết lạnh giá của Kỷ băng hà. Bên cạnh đó, nơi đây cũng có thể là nơi mà con người dùng để lưu trữ thức ăn.
Kỷ băng hà đã khiến địa cầu bị biến thành một quả cầu tuyết khổng lồ mà các nhà khoa học gọi là “Địa cầu tuyết”.
Tiến sĩ Alexander Pryor, nhà khảo cổ của Đại học Exeter và là tác giả của nghiên cứu cho biết: “Kostenski 11 đại diện cho một ví dụ hiếm hoi về những người săn bắn hái lượm Palaeolithic sống tại môi trường khắc nghiệt này. Điều gì đã đưa những người săn bắn hái lượm cổ đại tới nơi này? Một khả năng là voi ma mút và con người đã đồng loạt đến khu vực này bởi vì nó có con suối tự nhiên có thể cung cấp nguồn nước không bị đóng băng trong suốt mùa đông”.
Khảo cổ học đang cho chúng ta thấy rõ hơn về cách tổ tiên của mình sống sót như thế nào trong môi trường khắc nghiệt và lạnh lẽo khi đang ở đỉnh điểm của cuối Kỷ băng hà. Nếu như những bộ xương voi ma mút này là kết quả của một cuộc đi săn, thì điều đấy cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ có một lượng lớn thịt và cần nơi để lưu giữ chúng. Do đó, cũng có nhiều khả năng những kiến trúc này được dựng nên để làm nơi dự trữ thức ăn cho con người thời bấy giờ”, nhà khảo cổ Pryor cho biết.
Tuy nhiên, bản chất của những kiến trúc từ xương này về một mặt nào đó cũng lại không thích hợp để làm nơi trú ẩn lâu dài cho con người bởi những bộ xương voi ma mút khi còn mới sẽ rất mùi, và hoàn toàn có thể thu hút những loài động vật săn mồi nguy hiểm khác như cáo hay sói.
Nhưng dù cho mục đích của kiến trúc này có là gì đi chăng nữa, thì nó cũng cho thấy rằng những người thợ săn của thời kỳ Pleistocene quả thực là những kiến trúc sư đáng nể!
Phát hiện bẫy voi ma mút 15.000 năm tuổi ở Mexico
Những nhà khảo cổ học tại Mexico cho biết họ vừa phát hiện hai hố lớn được người tiền sử đào từ 15.000 năm trước để bẫy voi ma mút.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico ngày 6/11 cho biết hai bẫy voi ma mút được phát hiện trong quá trình giải tỏa một khu đất để làm bãi đổ rác, theo AP.
Hai hố chứa nhiều mảnh xương từ ít nhất 14 cá thể voi ma mút. Địa điểm khai quật nằm tại vùng Tultepec, phía bắc thủ đô Mexico City. Nhiều mẫu vật cho thấy các con vật đã bị xẻ thịt.
Các nhà khảo cổ phát hiện được xương của ít nhất 14 cá thể voi ma mút và nhiều loại động vật khác trong 2 hố bẫy. Ảnh: AFP.
Các hố này sâu khoảng 1,7 m và có đường kính gần 22 m. Các nhà nghiên cứu cho biết thợ săn thời tiền sử có thể đã vây bắt, săn đuổi các con vật đến cái hố.
Họ còn tìm thấy xương của hai loài ngựa và lạc đà đã tuyệt chủng từ lâu tại châu Mỹ.
Giới chức Mexico chưa thông báo về số phận của dự án bãi rác ngoại ô Mexico City sau phát hiện khảo cổ này.
Địa điểm khai quật nằm gần thủ đô Mexico City. Ảnh: AFP.
Loài voi ma mút từng sinh sống đông đúc tại châu Âu và Bắc Mỹ trong gần 140.000 năm, cho đến khi kỷ băng hà kết thúc gần 10.000 năm trước.
Voi ma mút đực thường cao gần 3,5 m, còn những con cái có kích thước nhỏ hơn không quá nhiều. Ngà voi ma mút có thể dài đến 5 m. Phần lông dày dưới bụng được cho là dài gần 1 m.
Các nhà nghiên cứu ước tính hố bẫy được đào từ gần 15.000 năm trước. Ảnh: AFP.
Voi ma mút có tai nhỏ và đuôi ngắn để giảm mất nhiệt. Ngà voi thường có phần sừng nhô ra như hai "ngón tay", giúp chúng đào bới cỏ, rễ cây và các loại thực vật dưới nền tuyết dày.
Đây là một trong những loài động vật tiền sử ít bí ẩn nhất với khoa học. Xác voi ma mút phần lớn được bảo quản bởi băng tuyết chứ không phải hóa thạch.
Theo news.zing.vn
Phát hiện bộ xương 'ma cà rồng' cách đây 500 năm tại Ba Lan Trong nhiều thế kỷ, người dân thời trung cổ luôn sống trong nỗi sợ ma cà rồng. Mới đây, thêm một bằng chứng khác về điều này đã được tìm thấy ở phía Tây Bắc Ba Lan. Bộ xương của "ma cà rồng" từ thế kỷ 16 được tìm thấy ở bắc Ba Lan. Ảnh: Mirror Một ngôi mộ cổ nằm ở thị...