Đẹp cùng sao Mách nước cho chị em công sở cách chăm sóc da khi ngồi máy tính nhiều
Đối với chị em công sở thường xuyên phải ngồi máy tính nhiều, khiến da bị mất nước và hấp thu tĩnh điện khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn làm cho da ngày càng xấu đi, những bước chăm sóc da dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ da tốt nhất.
Luôn mang theo kem dưỡng và nước xịt khoáng
Bức xạ từ các máy tính dẫn đến sự mất nước ở da mặt, vì vậy, hãy thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm hoặc phun nước xịt khoáng để cân bằng độ ẩm cho da. Tốt nhất là trước khi đến cơ quan và đầu buổi chiều.
Ngồi đúng tư thế và giữ khoảng cách với máy tính
Khoảng cách tốt nhất từ màn hình vi tính đến mắt là từ 50 – 70 cm, vì vậy cần ngồi đúng tư thế và giữ khoảng cách theo khuyến cáo để vừa nhìn rõ chữ, vừa có thể giảm bớt ảnh hưởng của bức xạ điện từ.
Rửa mặt thật sạch sau khi về nhà
Rửa mặt là bước chăm sóc da vô cùng quan trọng. Vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ trên da là những yếu tố khiến da tồi tệ hơn. Do lực hút của máy tính, các tác nhân này sẽ xuất hiện và tồn tại xung quanh làn da.
Thông thường, sau khi làm việc mệt mỏi, phái đẹp thường muốn lên giường để nghỉ ngơi ngay mà quên đi bước rửa mặt lại. Các vi khuẩn nhờ vậy mà có cơ hội xâm nhập và phá hủy làn da trong một đêm dài. Vì vậy sau khi sử dụng máy tính, bạn đừng quên rửa mặt thật sạch để loại bỏ bụi bẩn để làn da thông thoáng mịn màng.
Hình thành thói quen uống trà xanh mỗi ngày
Các chuyên gia khuyên bạn nên uống 2- 3 chén trà xanh mỗi ngày vì trong trà xanh chứa những hợp chất rất có lợi cho sức khỏe nói chung và làn da nói riêng, có khả năng đào thải các độc tố trong cơ thể ra bên ngoài.
Tăng cường bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C
Các loại trái cây giàu vitamin C thuộc họ cam, quýt sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa của da do tác động xấu của máy tính gây nên.
Video đang HOT
Ngoài ra trong chế độ ăn uống bạn cần đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa như rau bina, tỏi, nho, dâu tây, khoai tây, cà rốt, đậu tương, cải bắp…
Việc uống nước ép cà rốt hoặc nước ép quả sơn trà cũng rất có lợi cho việc chăm sóc da cho người thường xuyên làm việc bên máy tính.
Thoa kem dưỡng ẩm mỗi tối
Thoa kem dưỡng ẩm mỗi tối trước khi đi ngủ để bổ sung độ ẩm cho da, điều này rất quan trọng giúp da tránh bị khô nẻ do máy tính gây nên.
Dành thời gian hoạt động ngoài trời vào buổi sáng
Ngoài thời gian làm việc mỗi ngày, bạn nên bố trí thời gian hoạt động ngoài trời khoảng 20 phút để tạo điều kiện thuận lợi cho da tiếp xúc với ánh nắng ban mai giúp bổ sung vitamin D.
Bùi Hà(T/H)
Theo phunutoday.vn
Khi bị dị ứng thức ăn, phải làm sao?
Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất (dị nguyên) có trong thức ăn. Những dị nguyên (protein) phổ biến nhất là sữa bò, sữa đậu nành, trứng, hạt lạc, lúa mì, đậu tương, cá, tôm cua...
Dị ứng thức ăn xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn và tỷ lệ này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.
Phân biệt dị ứng thức ăn và không chấp nhận thực phẩm
Một số người sau khi sử dụng thực phẩm nào đó xuất hiện các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt... thường hay nghĩ là bị dị ứng với thực phẩm đó. Điều này không hoàn toàn chính xác. Bên cạnh dị ứng thực phẩm, còn có hiện tượng gọi là "không chấp nhận thực phẩm". Đây là hai hiện tượng khác nhau.
Dị ứng thực phẩm: Là một đáp ứng miễn dịch, các triệu chứng khó chịu như: Sưng, ngứa họng, miệng, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nổi ban đỏ, ngứa trên da. Nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong... xuất hiện ngay cả khi chỉ ăn lượng thực phẩm rất nhỏ. Các thực phẩm gây dị ứng có thể kể đến ngũ cốc chứa gluten, giáp xác (tôm, cua...) và các sản phẩm từ giáp xác, trứng và các sản phẩm từ trứng, cá và các sản phẩm từ cá, sữa và các sản phẩm từ sữa,...
Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn đã tiêu thụ và cơ địa của người bệnh.
Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng
Không chấp nhận thực phẩm: Thường là đáp ứng của hệ tiêu hóa với thực phẩm hơn là đáp ứng của hệ miễn dịch. Các triệu chứng khó chịu xuất hiện chỉ khi ăn một lượng lớn thực phẩm, các triệu chứng nhẹ hơn nhiều so với dị ứng thực phẩm. Tùy vào cơ địa nhạy cảm, một số người có thể có tính không chấp nhận thực phẩm với bất kỳ thực phẩm nào như bia, rượu, cà phê, phụ gia thực phẩm... Tính không chấp nhận thực phẩm phổ biến hơn so với tính dị ứng thực phẩm. Những triệu chứng của tính không chấp nhận thực phẩm thường chỉ thoáng qua, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Điều trị như thế nào?
Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên.
Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi khẩu phần.
Với người lớn đã có quá trình ăn và bị dị ứng thức ăn thì phải thay đổi thói quen ăn uống và tránh ăn các loại thực phẩm đã và dễ gây dị ứng.
Đối với trẻ em, khi bắt đầu ăn dặm nên dùng các thực phẩm ít dị ứng như gạo và các loại củ. Trẻ lớn hơn thì tránh dùng các loại thức ăn chế biến theo lối công nghiệp như thịt lợn xông khói, thịt lợn muối, các chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo. Khi biết trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của trẻ. Không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của trẻ trong các dụng cụ có dính các thức ăn mà trẻ dị ứng.
Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị. Với trẻ có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo thuốc chống dị ứng để điều trị kịp thời.
Trong một số trường hợp cần chẩn đoán chính xác tác nhân gây dị ứng, người bệnh có thể đến các Khoa Dị ứng - Miễn dịch tại các bệnh viện để thăm khám kiểm tra các test dị nguyên.
Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế bạn không cần bắt trẻ kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả. Sau một thời gian, bạn có thể cho trẻ ăn lại thức ăn đó (ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ).
Một số thức ăn có mẫn cảm chéo với các thức ăn gây dị ứng cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn của trẻ, như sữa dê với sữa bò, thịt bò (thịt bê) với thịt cừu thường mẫn cảm chéo với nhau trong 50 - 90% trường hợp, giữa các loại cá, các loại đậu cũng thường có mẫn cảm chéo với nhau.
Với những trẻ em bị dị ứng với sữa, các bà mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần của các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con. Tốt nhất là nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên hữu ích về việc lựa chọn sữa cho trẻ.
Một số trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ xuất hiện dị ứng sớm, thì dị ứng sẽ giảm và mất dần tính mẫn cảm với thức ăn đó sau một thời gian do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể. Trong những trường hợp này, khi trẻ lớn lên có thể thử dùng lại các thực phẩm đã từng gây dị ứng một cách thận trọng. Lưu ý là những trường hợp dị ứng thực phẩm xuất hiện muộn hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm như lạc, tôm, cá, thì tình trạng dung nạp miễn dịch này thường không xảy ra và không nên thử dùng lại các thức ăn đã từng gây dị ứng. Tương tự, những trẻ đã từng bị sốc phản vệ do thức ăn cũng không nên thử dùng lại các thức ăn đó.
Việc loại trừ một số thực phẩm ra khỏi chế độ ăn của trẻ có thể dẫn đến sự mất cân đối của chế độ ăn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do đó tốt nhất các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng học để tìm được một chế độ ăn thích hợp cho con mình, việc bổ sung các vitamin và muối khoáng có thể là cần thiết.
Sử dụng thuốc
Sử dụng các thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn nhằm giảm bớt hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng, khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi không thể tránh được thức ăn gây dị ứng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.
Sử dụng thuốc điều trị dị ứng cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi
Biện pháp phòng tránh
Đối với người lớn, việc phòng tránh dị ứng thực phẩm khá dễ dàng. Như trên đã nêu, chỉ bằng cách tránh các loại thực phẩm mình đã từng bị dị ứng là đã có thể loại trừ được rất nhiều khả năng dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, đối với trẻ em, cơ thể trẻ rất mong manh, lại không biết tự bảo vệ mình trước các loại thực phẩm và dễ bị biến chứng nặng với các dị ứng. Do đó, cha mẹ không nên chờ khi con mình xuất hiện các triệu chứng dị ứng rồi mới phòng tránh. Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời như viêm mũi dị ứng, chàm hoặc hen phế quản. Các nhà khoa học gọi đó là "tiến trình dị ứng". Vì vậy, dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn:
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ đang cho con bú.
Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò (tư vấn nhân viên y tế).
Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, mỗi tuần nên sử dụng 1 loại thức ăn mới để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi), những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.
Đối với trẻ lớn hơn, đã đi mẫu giáo, đi học... thì gia đình cần cho nhà trường biết về nguy cơ dị ứng thức ăn của trẻ.
ThS. Nguyễn Văn Tiến
Theo Sức khỏe & Đời sống
Đậu phụ chiên sả ớt, món ăn thanh đạm cho cả gia đình Đậu phụ chiên sả ớt là món ăn thanh đạm mà giàu dinh dưỡng là gợi ý độc đáo trong ngày chay tịnh hoặc giúp gia đình bạn đổi vị bữa cơm gia đình. Đậu phụ là món ăn thanh đạm, được làm từ đậu tương (đậu nành). Đây là món ăn phổ biến của người Việt nhờ giá thành rẻ, dễ dàng...