Dẹp bỏ thùng trà đá miễn phí ở Hà Nội: Có cần thiết?
Việc Công an phường thu thùng trà đá miễn phí “từ thiện” có nhiều ý kiến cho rằng phản cảm. Có ý kiến ủng hộ vì cho rằng dùng nước đó có thể lây bệnh….
Uống trà đá miễn phí có thể lây bệnh không?
Nhiều ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin thùng trà đá miễn phí trên đường Giải Phóng – phường Thịnh Liệt – quận Hoàng Mai – Hà Nội Công an phường tịch thu gây xôn xao dư luận.
Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh sự việc. Nhiều người cho rằng đó là việc làm từ thiện, một hình ảnh đẹp cần được khuyến khích, ủng hộ và cổ vũ. Không ít ý kiến thì lại cho rằng, việc làm của lực lượng chức năng như trên là cần thiết bởi vấn đề vệ sinh, bảo đảm sức khỏe cho người dân, trật tự mỹ quan đô thị.
Thùng trà miễn phí bị bốc lên xe.
Trao đổi với PV, GS.TS Lê Thị Quy – chuyên gia nghiên cứu các vấn đề xã hội cho rằng: Xét về khía cạnh từ thiện thì việc người dân đặt nước trà đá miễn phí là việc làm đáng tuyên dương. Tuy nhiên, xét về mặt vệ sinh cũng như sức khỏe của người dân thì ai có thể đảm bảo nguồn nước miễn phí kia đủ an toàn. Thậm chí việc nhiều người uống chung một nguồn nước còn có thể lây 1 số bệnh.
“Thùng nước đặt ở đó có thể có bụi bay vào và khi uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe” – GS.TS Lê Thị Qúy nói.
T.S Dương Đức Hùng – Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trên lý thuyết việc dùng chung cốc nước là có thể là tác nhân lây truyền một số bệnh. Tuy nhiên, thực tế thì việc này là không đáng lo ngại và để đảm bảo người dân nên tráng rửa cốc mỗi khi uống.
T.S Hùng lấy ví dụ: “Ở các quán nước vỉa hè còn hết lượt này lượt khác mà các cốc nước đôi khi chỉ được nhúng qua 1 xô nước đã sử dụng nhiều lần và điều này còn nguy cơ hơn.”
Vị Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ và khuyến khích việc làm từ thiện của người dân. “Trong những ngày hè này ai cũng cần bổ xung đầy đủ nước, nhất là người lao động nghèo và việc người dân từ thiện bằng các thùng nước miễn phí là đáng khuyến khích.” – T.S Hùng nói.
Video đang HOT
Muốn làm từ thiện phải xin ý kiến phường
Trả lời báo chí xung quanh sự việc, Công an phường Thịnh Liệt cho biết: Thực hiện kế hoạch Năm văn minh đô thị năm 2015, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở người dân vi phạm lòng đường, vỉa hè, trong đó có tuyến đường Giải Phóng.
Đại diện Công an phường Thịnh Liệt cho hay, khi người dân đặt bình nước ở ngoài vỉa hè, nhiều lần tổ công tác đi qua và đã có nhắc nhở anh này phải đặt thùng nước vào phía trong nhà. Tuy nhiên, nhắc nhở nhiều lần không được thì buộc các anh dân phòng phải tạm thời thu về Và việc để thùng trà đá để ở vỉa hè ngoài việc gây phản cảm còn vi phạm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Thùng trà đá miễn phí được đặt ở gốc cây đường Giải Phóng.
Theo Công an phường này, trong trường hợp người dân này muốn tiếp tục để thùng trà đá ở vỉa hè cho người dân phải có ý kiến của lãnh đạo phường Thịnh Liệt. Nếu đồng ý, lãnh đạo phường sẽ bố trí một địa điểm thích hợp để anh ta thực hiện công việc tình nguyện của mình.
Luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng luật sư Giang Thanh cho rằng: Việc người dân không đồng tình với việc lực lượng phường Thịnh Liệt là có thể hiểu được, bởi lẽ với một việc làm thiện nguyện thì lẽ ra nên động viên, tạo điều kiện để thực hiện, thậm chí nhân rộng, phát triển hơn là sử dụng các biện pháp ngăn chặn.
“Nhất là khi chiếc thùng nước đã được đặt ngay ngắn, gọn gàng dưới gốc cây, hầu như không gây cản trở đến giao thông. Vậy thì có cần thiết phải tịch thu thùng nước đó không?” – Luật sư Thanh đặt câu hỏi.
Luật sư Thanh nhận định: Tất nhiên, về lý, những cán bộ chiến sỹ Công an phường Thịnh Liệt đã thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhưng nếu nói về tình thì hành động cứng nhắc đó lại không phù hợp với truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc ta từ ngàn đời nay.
“Xin được nhắc lại rằng, tại rất nhiều địa phương trên cả nước, thậm chí tại nhiều khu vực khác trong thành phố Hà Nội, bình nước miễn phí đã được triển khai thực hiện và được nhắc đến như một việc tốt đáng được biểu dương khen ngợi.” – Luật sư Thanh kết luận
Về mặt pháp luật, luật sư Giang Hồng Thanh – Văn phòng luật sư Giang Thanh cho biết: Khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”. Như vậy, việc sử dụng hè phố vì bất cứ lý do gì cũng phải được cấp có thẩm quyền cho phép. Nếu không được cho phép mà vẫn tự ý sử dụng thì sẽ bị cơ quan chức năng xử lý. Theo điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông…”
Nhất Nam/NĐT
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Sẽ có hình phạt chung thân không giảm án
Nhiều ý kiến đề nghị siết chặt hơn điều kiện để xét giảm án tù chung thân đối với những trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm.
Chiều 13/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi trên cơ sở tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua và việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Tử hình được ân giảm sẽ không được xét giảm án
Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi là các quy định liên quan đến hình phạt tử hình như việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội; quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp; quy định không xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường chủ trì cuộc họp nghe báo cáo chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi
Báo cáo về quy định không xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Trần Văn Dũng cho biết: BLHS hiện hành không quy định chế định này, còn Dự thảo BLHS có quy định không xét giảm án đối với những bị án chung thân được ân giảm từ án tử hình.
Nhiều ý kiến tán thành và cho rằng xét từ góc độ quyền sống của con người, việc áp dụng tù chung thân không giảm án là giải pháp có ý nghĩa lớn vì tạo cho người đã bị kết án tử hình một cơ hội để tiếp tục được sống, được lao động, gặp gỡ người thân, đồng thời cũng tạo cơ hội khắc phục sai lầm có thể xảy ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị kết án tử hình.
Những việc này sẽ không thực hiện được nếu án tử hình được thi hành. Hơn nữa, chế định trên vừa góp phần giảm hình phạt tử hình trên thực tế vừa là một bước quá độ tiến tới việc loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình.
Cạnh đó, một số ý kiến Đại biểu Quốc hội không đồng tình với chế định trên nên trong Dự thảo, ngoài phương án 1 giữ nguyên như Dự thảo trình Quốc hội, đã bổ sung thêm phương án 2 quy định theo hướng siết chặt hơn điều kiện để xét giảm án tù chung thân đối với những trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm.
Theo đó, trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả thì thời gian đã chấp hành để được xét giảm lần đầu là 20 năm và phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 25 năm.
So với trường hợp bị kết án chung thân thông thường, thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 12 năm và phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.
Cân nhắc một số tội danh cụ thể
Đối với một số tội danh cụ thể, Dự thảo BLHS đưa ra nhiều quy định sửa đổi, bổ sung. Đáng chú ý, Dự thảo BLHS dự kiến thay thế tội phạm của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong cấu thành của các tội phạm cụ thể trong từng lĩnh vực; bổ sung tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm và những dự kiến này đều nhận được hai loại ý kiến khác nhau.
Chẳng hạn, loại ý kiến tán thành việc bổ sung tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm thì phân tích: Mặc dù về nguyên tắc có thể vận dụng một số điều khoản của BLHS hiện hành để xử lý hành vi gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm.
Tuy nhiên, do lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh doanh bảo hiểm có những đặc thù riêng (tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt không xảy ra ngay lập tức mà xảy ra trong tương lai; phương thức thủ đoạn phạm tội cũng có tính chất đặc thù...).
Không những thế, việc gian lận, trục lợi trong lĩnh vực này có tính chất tương đối phổ biến, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người tham gia bảo hiểm mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự ổn định và phát triển của chính sách an sinh xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm...
Loại ý kiến khác lại đề nghị không bổ sung tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm bởi đây là quan hệ dân sự. Trường hợp nếu có dấu hiệu của tội phạm hình sự, có thể vận dụng các tội danh khác để xử lý như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số tội danh cụ thể, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng cho rằng cần thận trọng để tránh hình sự hóa quan hệ dân sự. Đặc biệt, Bộ trưởng rất tâm tư với tội trộm cắp khi đây là tội phổ biến ở Việt Nam, nhất là trong trường hợp tài sản bị trộm cắp có giá trị không lớn nhưng là phương tiện kiếm sống chủ yếu của người dân, gắn liền với tình cảm của họ như nạn trộm chó gây bức xúc dư luận vừa qua.
"Hay như việc nói dối, báo cáo láo, sử dụng bằng giả, bảo kê là những hành vi rất xấu của người Việt Nam thì cố gắng thông qua lần sửa đổi BLHS phải xử lý được quyết liệt hơn" - Bộ trưởng mong muốn./.
Theo Hoàng Thư
Theo_VOV
Người vi phạm có được ghi ý kiến vào biên bản? Tôi chỉ công nhận 2 lỗi vi phạm. Vậy, xin hỏi tôi có được quyền ghi vào trong biên bản chỉ công nhận 2 lỗi vi phạm hay không?Hỏi: Tôi điều khiển phương tiện bị CSGT dừng xe kiểm tra và lập biên bản 3 lỗi. Tuy nhiên, tôi chỉ công nhận 2 lỗi vi phạm. Vậy, xin hỏi tôi có được quyền...