Dẻo thơm hương vị cơm lam ở Pù Luông
Người Thái ở Pù Luông, huyện vùng cao Bá Thước có nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn du khách, song đặc trưng nhất ở đây là món cơm lam dẻo thơm, mang đậm hương vị vùng miền.
Cơm lam sau khi róc vỏ có thể ăn cùng muối vừng, muối lạc.
Theo tiếng Thái, lam có nghĩa là nướng, cơm lam là cơm được nướng trên ngọn lửa. Nguồn gốc của cơm lam được bắt nguồn từ chuyến đi rừng dài ngày của người đàn ông trong bản. Họ đi mang theo túi gạo, dao quắm và đá đánh lửa, cùng với ống nứa sẵn có trong rừng. Lúc mặt trời ngả bóng, đói bụng họ lại cho gạo vào ống nứa, đánh lửa nướng cơm để ăn.
Và cứ thế, tự bao đời cơm lam trở thành món ăn truyền thống gắn với bữa cơm hằng ngày, hay những dịp bản làng có việc trọng đại.
Cơm lam có ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng Tây Bắc của nước ta. Tuy nhiên, cơm lam ở Pù Luông có những nét riêng không dễ bị trộn lẫn. Loại gạo dùng để làm cơm lam ở đây là gạo nương có hạt to, trắng, mẩy và có mùi thơm.
Nguyên liệu chính để làm cơm lam gồm gạo nếp và ống nứa, tre. Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Thái ở Pù Luông nơi đây thì để làm được ống cơm lam mang hương vị đặc trưng của núi rừng phải kỳ công với nhiều công đoạn.
Đầu tiên, phải chọn ống nứa hoặc tre tươi có đốt dài, thẳng, không bị sâu. Ống tre, nứa đạt yêu cầu không được non quá cũng không già quá. Đem ống tre, nứa về chặt chia ra mỗi đốt thành một ống lam, mỗi ống lam dài từ 30-50 cm.
Trong mâm cơm của du khách khi đến với Pù Luông món cơm lam gần như không thể thiếu.
Việc chọn gạo nếp được xem là khâu quyết định đến độ thơm, ngon, dẻo của cơm lam. Để có cơm lam ngon, phải chọn gạo nương mới gặt và phải đúng loại gạo trồng trên nương, có hạt to, mẩy và có mùi thơm, có thể là nếp trắng hoặc nếp cẩm.
Sau khi chọn gạo xong, người làm cơm lam vo gạo thật sạch rồi ngâm nước khoảng 30 phút đến 1 tiếng, vớt ra để ráo nước, rồi đổ gạo vào ống nứa, tre đã được lót sẵn lá chuối tươi, đổ nước vào ống cho ngập gạo. Không nên nén chặt gạo, mà để cách miệng ống khoảng 2-3cm, khi gạo chín nở sẽ tự bít đầy ống.
Video đang HOT
Việc nướng cơm lam được xem là một “nghệ thuật”. Cơm lam muốn ngon phải được nướng bằng than củi, than tre hoặc rơm, trong thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bà con dân tộc Thái ở xã Thành Sơn thì cơm lam ngon nhất là nướng với than củi. Khi cơm sủi, thỉnh thoảng nhấc ra gõ mạnh ống lam xuống đất để gạo dồn xuống phía dưới cho hạt cơm săn chắc. Đến khi nước cạn mới đặt ống nằm ngang và nướng xoay đều.
Việc xoay ống nứa liên tục là để ống lam không quá cháy và hạt gạo chín đều. Đến khi có hơi nước bốc ra từ miệng ống và có mùi thơm của cơm, nắn ống lam thấy mềm tức là cơm lam đã chín.
Cơm chín, ống giang được róc bỏ lớp vỏ cháy bên ngoài, chỉ để lại lớp lá chuối mỏng ôm lấy ống cơm, khi ăn chỉ việc dùng tay bóc nhẹ, xắn từng miếng vừa miệng. Cơm lam có thể chấm với muối vừng, lạc hoặc chẳm chéo sẽ góp phần tăng thêm độ thơm ngon, hấp dẫn của cơm lam.
Với bà con đồng bào dân tộc Thái, cơm lam là món ăn bình dị, dân dã trong mỗi chuyến lên nương, đi rừng. Dần già, trong các dịp lễ hội hoặc mỗi khi bản làng có việc, cơm lam luôn là món ăn không thể thiếu. Ngày nay, khi nhiều bản làng ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phát triển du lịch cộng đồng, cơm lam được chọn là ẩm thực đặc trưng để giới thiệu với các du khách.
Cơm Lam Món đặc sản của người con núi rừng Tây Nguyên
Cơm lam mà một món ăn nổi tiếng, thường được các du khách gọi món mỗi khi du lịch lên những vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên,...
1. Cơm lam là gì?
Đối với những người dân sinh sống lâu năm tại đồng bằng, nấu cơm bằng những chiếc nồi, niêu đã trở thành một việc quá quen thuộc. Nhưng đối với những người vùng cao, đặc biệt là người thường xuyên phải lên núi, vào rừng; món cơm của họ sẽ được nấu trong những ống nứa, được gọi là cơm lam.
Cơm lam trong tiếng Khmer được gọi là Kralan; Khao lam trong tiếng Thái và Lào, còn tiếng trung được gọi là trúc đỗng phạn. Ở Indonesia và Malaysia, món cơm lam được người dân gọi là Lemang.
Cơm lam là món ăn của những người vùng cao
Đây là một loại cơm được làm từ gạo; thông thường người ta sẽ sử dụng gạo nếp. Đối với người Việt, đây là món cơm đặc trưng của những người dân vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc. Đây cũng là món ăn của một số dân tộc khác tại các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, và Trung Quốc.
Tuy đều là gạo nấu chín thành cơm; nhưng cách nấu khác biệt so với người miền xuôi đã khiến cơm lam trở thành một món ăn thú vị; gắn liền với hình ảnh những người con của núi rừng. Khi làm cơm, gạo được cho vào một ống tre, hoặc nứa,... kết hợp cùng một số nguyên liệu khác rồi nướng trên lửa.
Cơm lam có đa dạng màu sắc
"Lam" có thể được hiểu đơn giản là phương thức dùng những ống tre, nứa thay cho nồi, niêu để nấu cơm. Cách chế biến này tuy có vẻ dân dã nhưng lại mang tính chất rất "nghệ sĩ" của những người vùng cao.
2. Cơm lam bắt nguồn từ đâu?
Cụm từ "cơm lam" ngày nay đã vô cùng phổ biến, không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Ở Việt Nam, đây được coi như là một món "đặc sản" của các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày, Mường, Dao,...
Không nhiều người biết đến nguồn gốc ra đời của món cơm lam
Các già làng kể lại, khi xưa, những người thuộc dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở trên các đỉnh núi cao; hoặc trong những cánh rừng trập trùng nên thường không ở nơi nào được đến hai mùa vụ.
Bởi vì sống ở trong những cánh rừng, đồi núi cao; những cây gỗ, cây nứa là vật liệu luôn luôn có sẵn. Từ đó, đồng bào ta đã nghĩ ra cách làm gạo chín thành cơm mà không cần chiếc xoong, nồi nào; đó là lam gạo đã vo trong những ống tre, nứa.
Cách nấu tuy đơn giản, nhưng lại tiện lợi đối với người dân miền núi. Hơn nữa, thành phẩm làm ra cũng vô cùng thơm ngon. Vì thế, phương pháp nấu cơm này được duy trì mãi cho đến hiện tại; và món cơm lam đã trở thành một món ăn đặc trưng mà khách du lịch nào khi lên những vùng cao đều muốn thử.
3. Món ăn chay tốt cho sức khỏe
Thông thường, người ta sẽ chỉ ăn cơm lam với muối vừng; ít khi nào ăn cùng những thức ăn kèm khác. Vì vậy, đây đích thị là một món ăn chay thanh đạm của rừng núi; một khi ăn vào sẽ khó mà quên được.
Cơm lam là một món chay có hàm lượng dinh dưỡng cao
Tuy món ăn này không có thịt động vật; nhưng giá trị dinh dưỡng của gạo nếp và lạc, vừng cũng rất dồi dào. Bởi nó bao gồm cả nước, gluxit, lipit, và protit.
Ngoài ra, gạo nếp cũng chứa nhiều loại muối khoáng như canxi, photpho, và vitamin B1. Bên cạnh đó, vừng là một nguyên liệu rất giàu khoáng chất; trong đó bao gồm canxi, photpho, sắt, cùng một số loại vitamin như B1, B2, caroten,... Lạc cũng cung cấp xenlulozơ và một số vitamin đáng kể khác.
Cơm lam đích thị là một món ăn chay bổ dưỡng. Ngoài ra, đồng bào ta ở miền núi cũng thường xuyên hái những loại rau rừng ngon để ăn cùng; bổ sung thêm chất xơ từ rau vào khẩu phần ăn của mình.
Món ngon từ gạo Việt Gạo Việt với màu trắng trong, vị ngọt tự nhiên đã tạo nên các món cơm ngon mà trở thành đặc sản của từng vùng miền trải dọc nước Việt Nam. Khi đến với từng vùng miền, đừng quên thưởng thức các món cơm dân tộc mà dân dã này nhé các bạn. Cơm lam Cơm lam không chỉ là món ăn quen...