Dẻo thơm hạt nếp Phú Tân
Phú Tân (An Giang) tự hào là vùng chuyên canh sản xuất đặc sản nếp của tỉnh và đã lan tỏa thương hiệu đến nhiều tỉnh trên cả nước. Với 90% diện tích gieo trồng của huyện, hiện sản lượng nếp Phú Tân được xem là đứng đầu cả nước và bằng khoảng sản lượng nếp xuất khẩu của Thái Lan.
Cây nếp đặc sản ở huyện Phú Tân
Chuyện về “hạt ngọc đặc sản”
Cánh đồng Phú Tân được bao bọc bởi 3 con sông lớn là sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao – đặc điểm này không nơi nào có được. Nhờ lượng phù sa bồi đắp hàng năm sau mùa nước nổi mà đất ruộng tốt như đất bãi bồi, giúp cây trồng xanh tốt, chất lượng. Huyện Phú Tân nhờ có công trình kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao nên khá thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ và luôn đủ nước tưới. Bà con nông dân nơi đây chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất, năng động đưa khoa học – kỹ thuật vào đồng ruộng.
Hầu hết lúa nếp được sản xuất theo kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” và đang nhân rộng quy trình “1 phải, 5 giảm”, xử lý các loại bệnh và chăm sóc trong suốt quá trình sinh trưởng đáp ứng yêu cầu an toàn, sạch, chất lượng. Chuyện độc canh cây lúa đã lùi vào dĩ vãng từ hơn 10 năm trước. Dựa vào cây nếp đặc sản, nông dân Phú Tân tuy chưa giàu nhưng cuộc sống ngày càng cải thiện. Đó là một kết quả lạc quan !
Đặc sản nếp chủ yếu ở Phú Tân là giống CK92, CK2003, NK1, NK2… Trong đó giống nếp được nhắc đến nhiều nhất là CK92 do kỹ sư Nguyễn Thuần Khiết lai tạo thành công vào năm 1992 tại huyện Chợ Mới (nơi ông đang công tác lúc ấy). CK92 lai tạo từ giống nếp CK89 có đặc tính dẻo, thơm, lá xanh, bông chi chít, hạt khít đeo thành đùm, còn gọi là nếp đùm lúa IR50404 có khả năng kháng rầy, năng suất cao.
Do hình dáng, màu sắc và phẩm chất tuyệt hảo, dễ trồng, dễ bán và có thể nói bao giờ nếp cũng có giá cao hơn lúa, nên nông dân Phú Tân mạnh dạn chọn sản xuất nếp đại trà. Nếp tươi sau thu hoạch sẽ được sấy khô càng sớm càng tốt (không để qua đêm khiến hạt bị vàng), trong điều kiện có gió, nhiệt độ từ 40 độ trở lại nhằm đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu. Nếp sấy xong kiểm tra hạt mẫu sau tách vỏ có tỷ lệ “7 đục, 3 trong” là đạt chuẩn để đem xay thành phẩm.
Những món ngon từ nếp
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp cảm nhận: “Tuy có nhiều giống nếp, nhưng có thể nói tất cả “rất đồng bộ” cả 3 mặt: năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Về đặc điểm, hạt nếp Phú Tân không khác mấy so các loại nếp khác, tức cũng đục, đẹp, dẻo và đặc biệt là ngát hương, bởi đây là “nếp rặt”, đất ruộng bà con nông dân ở Phú Tân đều trồng toàn nếp nên không “lộn lúa” – nếp lộn ăn rất vô duyên”. Ngay trên quê hương mình, người dân Phú Tân muốn chế biến những món ăn từ nếp rất thuận tiện, không phải tìm kiếm đâu xa. Bánh phồng là món đầu tiên phải kể đến và trở thành thương hiệu làng nghề ở thị trấn Phú Mỹ.
Ông Trần Văn Xuân, đại diện làng nghề cho biết, duy trì qua nhiều thế hệ, người dân vẫn chọn nguyên liệu chính làm bánh là nếp CK92. Ngày Tết, tiếng quết bánh phồng nhịp nhàng thâu đêm đến sáng, nhà nhà phơi bánh trắng xóa một vùng, không khí rất xôm tụ. Len lỏi giữa những lớp nhà, nhịp sống hổi hả như chậm lại khi phát hiện hương thơm phảng phất của bánh phồng mới nướng giòn phao, quyện mùi nếp ngọt lịm với sữa, đậu… gợi cảm giác thèm được quây quần bên gia đình. Bánh phồng luôn được ưu ái một góc trên bàn gia tiên ngày rước ông bà, ngoài ăn chơi còn gói xôi và chế biến nhiều loại khác như: bánh đường, bánh mè, bánh sữa… có thể ăn liền không cần nướng.
Những món bánh chế biến từ nguyên liệu nếp đặc sản
Nếp còn là nguyên liệu của nhiều món bánh ngon gắn liền với đời sống của người dân, từ thường nhật đến dịp quan trọng như: cưới hỏi, đám giỗ, thôi nôi, rằm, cúng đình, miếu, ngày Tết… Có thể kể đến là cơm nếp, xôi, cơm rượu, bánh ít, bánh ít trần, bánh ú, bánh cấp (bánh cúng), bánh tét. Cơm nếp là món đơn giản nhất, mùi thơm hấp dẫn, khi ăn rắc thêm dừa nạo và đậu phộng rang đâm ba sồn, ngon khó tả! Đối với xôi, dựa theo sự kết hợp với nguyên liệu mà có tên gọi khác nhau, phổ biến là: xôi dừa, xôi bánh kẹp, xôi vị, xôi lá cẩm, xôi lá dứa, xôi mặn, xôi gà.
Còn bánh ít, ở “xứ nếp” có 2 cách làm: bánh ít làm bằng bột nếp và bánh ít nếp nguyên hạt. Bánh ít nếp nguyên hạt trước khi gói được ngâm, nhuộm màu lá cẩm hoặc lá bồ ngót, tạo màu rất bắt mắt. Với bánh tét, từ sự khéo tay của các bà, các mẹ, thân bánh tròn, đầu vuông cùng một số nhân quen thuộc giờ đã được sáng tạo đẹp hơn, hấp dẫn hơn với phần nếp có màu, nhân phong phú và tạo hình đa dạng. Gói bánh tét rất cực và công đoạn nấu mất nhiều thời gian, vậy mà nhà nào cũng hăng hái để có món “bánh Tết” đón năm mới.
Qua nhiều đời, hạt nếp gắn bó với người dân cùng những giai đoạn thăng trầm, hễ nhắc tới Phú Tân thì người ta hiểu ngay đó là “xứ nếp”. “Hạt ngọc đặc sản” vẫn là cây kinh tế chủ lực, khẳng định giá trị riêng và trở thành niềm tự hào của bà con xứ cù lao.
Video đang HOT
Cách nấu xôi mặn ngon ngây ngất cho cả nhà cùng thưởng thức
Xôi mặn là món ăn "tủ" của rất nhiều thực khách bởi hương vị hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng cao phù hợp cho một bữa sáng tràn đầy năng lượng. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu xôi mặn ngon ngay tại nhà qua bài viết sau nhé.
Nguyên liệu nấu món xôi mặn
Để chế biến phần xôi mặn dành cho 2 - 3 người ăn, bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu chính sau:
Gạo nếp: 500g;
Lạp xưởng: 2 cây;
Thịt heo: 500g;
Tôm khô: 30g;
Trứng cút: 10 quả;
Củ cải muối: 1 củ
;Hành lá: 2 cây;
Tỏi: 3 tép;
Ớt: 2 trái;
Gia vị: muối, dầu ăn, đường cát, nước mắm, bột ngọt.
Nguyên liệu chính cần chuẩn bị cho món xôi mặn thơm ngon
Các bước làm món xôi mặn
Xôi mặn là món ăn đơn giản, dễ thực hiện với những nguyên liệu sẵn có trong căn bếp của mỗi gia đình. Để thực hiện món xôi mặn bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp
Gạo nếp đãi sạch sau đó ngâm với nước từ 6-8 tiếng, tốt nhất nên ngâm gạo để qua đêm để hạt gạo mềm dẻo hơn khi nấu xôi;Trong bước ngâm gạo có thể cho thêm 1 muỗng cafe muối ăn để khi nấu xong xôi sẽ có một chút xíu vị mặn đậm đà hơn;Gạo nếp nên chọn là gạo nếp cái hoa vàng vì gạo dẻo thơm, hạt gạo bóng mẩy căng tròn, khi nấu chín có mùi thơm ngọt tự nhiên.
Ngâm gạo nếp trong nước khoảng 6 - 8 tiếng để hạt gạo dẻo, mềm hơn khi nấu
Tôm khô
Tôm khô rửa qua 1 lượt sau đó ngâm trong nước lạnh khoảng 30-40 phút;Đến khi tôm nở ra và mềm hơn thì vớt ra và rửa lại thêm 1 lượt dưới vòi nước sau đó để ráo.
Ngâm tôm khô trong nước lạnh khoảng 30 - 40 phút để chúng nở, mềm ra
Thịt heo
Thịt heo rửa sạch bằng nước muối loãng để khử đi mùi hôi của thịt;Dùng dao thái nhỏ, ướp thịt với 1 muỗng cà phê muối, muỗng cà phê nước mắm, muỗng cà phê bột ngọt, muỗng cà phê tiêu, trộn đều và để trong 15 phút để thịt được ngấm đều gia vị.
Thái nhỏ thịt heo và tẩm ướp cùng muối, nước mắm, bột ngọt, tiêu rồi để yên trong 15 phút để ngâm gia vị
Củ cải, hành lá, tỏi, ớt
Củ cải rửa dưới vòi nước lạnh cho bớt vị mặn rồi thái hạt lựu;Hành lá bỏ rễ và rửa sạch, cắt thành từng đoạn 2-3cm;Tỏi lột vỏ, ớt bỏ cuống, rửa sạch sau đó bằm nhuyễn.
Tỏi lột vỏ và băm nhuyễn
Trứng cút và lạp xưởng
Trứng cút luộc chín, lột vỏ, dùng dao cắt đôi;Lạp xưởng thái hạt lựu.
Trứng cút bạn luộc chín và lột vỏ
Bước 2: Nấu xôi mặn
Đặt xửng hấp lên bếp, để lửa vừa;Bạn nên đổ nước khoảng nồi hấp để tránh tình trạng cạn nước khi hấp. Trải đều gạo nếp lên bề mặt nồi, hấp trong khoảng 60 phút;
Hấp xôi trên xửng trong khoảng 60 phút để hạt xôi mềm, dẻo hơn
Mẹo nhỏ: bạn hãy dùng đũa xăm những lỗ nhỏ trên bề mặt gạo để khi chín xôi chín đều và ngon hơn;Bắc chảo lên bếp, để lửa vừa;Cho lạp xưởng vào chiên, khi chín vớt vớt ra dĩa lót 1 lớp giấy thấm để hút bớt dầu thừa của lạp xưởng;
Chiên lạp xưởng đến khi chín thì vớt ra đặt trên giấy thấm để hút bớt dầu thừa
Tiếp tục cho tôm khô, củ cải muối vào chảo để trộn đều cho đến khi săn lại rồi múc ra bát để riêng;Tiếp theo cho tỏi và ớt đã băm nhuyễn vào chảo để phi thơm, cho thịt heo đã ướp vào xào cho đến khi thịt chín thì tắt bếp;Múc xôi ra dĩa, cho lạp xưởng, tôm khô, củ cải muối, thịt heo, trứng cút lên trên và cho thêm hành phi, đậu phộng rang để trang trí ăn kèm với nước tương nếu muốn.
Trình bày món xôi mặn ra dĩa, bạn có thể cho thêm hành phi, đậu phộng rang để tăng thêm hương vị, màu sắc cho món ăn
Yêu cầu thành phẩm món xôi mặn
Món xôi mặn sau khi chế biến cần phải đạt một số tiêu chuẩn thành phẩm sau:
Xôi có mùi thơm đặc trưng hòa quyện cùng vị béo ngậy của lạp xưởng, vị mặn của tôm khô, củ cải và vị ngọt của thịt heo;
Món xôi mặn sau khi hoàn thành phải có sự hòa quyện giữa vị béo ngậy của lạp xưởng, mặn của tôm và ngọt của thịt heo
Ngoài các nguyên liệu đã kể trên bạn có thể tùy biến linh hoạt với các nguyên liệu khác như xúc xích, trứng ốp la,...;Xôi mặn thích hợp là món ăn sáng nhanh chóng nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng cho những buổi sáng bận rộn của mỗi gia đình.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về cách nấu xôi mặn thơm ngon, hấp dẫn cho một bữa sáng giàu dinh dưỡng. Chúc bạn có thể chế biến thành công món ăn này theo công thức đã được nêu trong bài viết để thưởng thức cùng bạn bè, người thân nhé!
Những món chay vừa ngon miệng vừa đẹp mắt sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn về đồ chay. Nói đến ăn chay, nhiều người mường tượng tới một thực đơn rất nghèo nàn và khô khan; hoặc một bữa chay giả mặn đầy thịt đầy cá cố làm cho thật giống. Hoàn toàn không cần thế. Món chay tự bản thân nó có cái ngon và hương vị riêng. Những món ăn chay thanh tịnh không chỉ giúp thay đổi khẩu...