Dẻo mỏ không ai bằng chồng
Đa số phái mạnh có đủ lý do để biện minh cho hành động của mình khiến vợ phải lắc đầu chịu thua.
Ảnh minh họa
Vợ cằn nhằn chồng:
- Sao sáng nào anh cũng đi cà phê, trưa thì đọc báo, tối lại đi nhậu hết vậy?
- Anh làm vậy vì em thôi.
- Anh cứ khéo nịnh. Tại sao lại vì em?
Video đang HOT
- Anh đi cà phê thì mới có tin tức thời sự kể cho em nghe, anh đọc báo để biết shop thời trang, mỹ phẩm nào giảm giá, khuyến mãi cho em chứ.
- Thế còn việc anh đi nhậu?
- À, để khi nhậu về, anh thấy em thật quyến rũ và dịu dàng.
Theo Datviet
PCT nước bức xúc vì bác sĩ "ăn của dân không từ một cái gì"
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng, pháp luật không nghiêm nên xảy ra tình trạng "nhờn thuốc" đến báo động, vi phạm sau nghiêm trọng hơn vi phạm trước. Bà đưa ra cảnh báo: "Không ai sợ pháp luật, không ai sợ bị trừng trị nữa rồi".
PCT Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn bức xúc trước những tiêu cực trong ngành y tế khi đề cập đến vấn đề bảo hiểm y tế (BHYT) trong phiên họp TVQH ngày 11/9.
"Một bệnh viện ở thủ đô mà lại lấy xét nghiệm của ông già đưa cho con nít. Làm thế đáng đưa ra bắn chứ không nói đến vấn đề hình sự nữa", Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói.
Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT giai đoạn 2009-2012 do Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày đã chỉ rõ, tính công khai, minh bạch trong cung ứng dịch vụ y tế và quyền lợi của người tham gia BHYT còn nhiều hạn chế.
Phó Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch nước đều bức xúc trước vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại BVĐK Hoài Đức. Ảnh internet
Đa số người tham gia BHYT chưa biết rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Người bệnh có BHYT phải đóng thêm một số khoản chi ngoài quyền lợi hưởng BHYT hoặc phải lặp lại các xét nghiệm chẩn đoán khi chuyển tuyến điều trị vừa gây tốn kém và bức xúc cho bệnh nhân, vừa lãng phí quỹ BHYT.
Liên quan đến vấn đề y đức, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đưa nhận định: "Thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm và cách ứng xử của một số cán bộ, nhân viên y tế tại một số bệnh viện công đã làm giảm lòng tin của người bệnh, gia tăng bức xúc trong dư luận xã hội".
Đoàn giám sát cũng thẳng thắn chỉ ra trách nhiệm trong quản lý nhà nước từ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế, đến các bộ ngành, đoàn thể, ngành BHYT Việt Nam cũng như chính quyền các tỉnh, thành phố.
Đề cập đến vấn đề trách nhiệm, cũng như vấn đề y đức, PCT Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tỏ ra bức xúc trước 2 vụ việc tiêu cực được báo chí, dư luận đề cập trong thời gian qua: Vụ nhân bản kết quả xét nghiệm máu ở BVĐK Hoài Đức, và trường hợp làm giấy giả, đóng dấu giả ở một trạm y tế.
"Một bệnh viện ở thủ đô mà lại lấy xét nghiệm của ông già đưa cho con nít. Làm thế đáng đưa ra bắn chứ không nói đến vấn đề hình sự nữa. Đọc báo cáo giám sát so với 2 vụ việc trên tôi thấy bức xúc. Tôi không hoan nghênh hay đánh giá quá cao báo cáo này. Báo cáo lấy lòng nhau là không được".
Cho rằng trách nhiệm của những tồn tại, hạn chế thuộc về ai chưa được thể hiện rõ, PCT Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị xây dựng một nghị quyết sau báo cáo giám sát, không thể để tình trạng như hiện nay.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - thành viên đoàn giám sát, và cũng là người rất gần gũi với người lao động, đặc biệt là người nghèo cũng thấy buồn với nhiều vụ việc "vô lương tâm, vô đạo đức" hiện nay.
Bà Doan cho rằng, pháp luật không nghiêm nên xảy ra tình trạng "nhờn thuốc" đến báo động, vi phạm sau nghiêm trọng hơn vi phạm trước. Bà đưa ra cảnh báo: "Không ai sợ pháp luật, không ai sợ bị trừng trị nữa rồi".
Trước bức xúc mà Phó Chủ tịch Quốc hội vừa phản ánh, Phó Chủ tịch nước nêu:"Tại sao lại có tình trạng vô lương tâm, vô đạo đức như vậy? Ăn của dân không từ một cái gì. Liều vắc xin con con của trẻ em cũng ăn. Ngay tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng còn biển thủ. Đến Giám đốc bệnh viện còn có chuyện khám bệnh cho bệnh nhân, rồi kê đơn thuốc bảo ra quầy nhà mình mua. Vậy xã hội hóa đến đâu? Trách nhiệm thuộc về ai cần phải làm rõ".
Không đi sâu về vấn đề này, tuy nhiên trước các ý kiến đề cập trong vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho đó là chuyện lạm dụng xét nghiệm. "Cái này không phải là y đức mà là rút ruột bảo hiểm" Bộ trưởng Tiến thanh minh.
Theo Infonet
Thâm nhập "lò" dạy "nghề"... ăn xin phố biển Những tưởng ăn xin là cái "nghề" bất đắc dĩ, tận cùng của sự nghèo khó, tủi nhục, nhưng ngày nay có lẽ khái niệm ấy có thể không còn chính xác nữa. Không ít thanh, thiếu niên và cả những người trung tuổi đã tự nguyện "xin phép" tham gia vào các đoàn ăn xin được tổ chức rất quy củ, chia...