Dẻo mềm vị bánh coóng phù ở chợ đêm Kỳ Lừa
Nếu có dịp đến Lạng Sơn vào mùa đông, sau khi đã thăm thú một vòng thành phố, hãy dừng chân ở chợ đêm Kỳ Lừa để thưởng thức bát bánh coóng phù nghi ngút khói, hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó.
Điều thú vị là, chỉ khi đến Lạng Sơn vào mùa đông bạn mới có thể ăn được món này, vì là món ăn chơi giúp xua đi cái giá lạnh của trời đất nên cứ vào độ thời tiết trở lạnh thì những gánh hàng rong bán món ăn này mới đua nhau mọc lên khắp nơi.
Để tạo màu sắc bắt mắt cho món bánh, người bán hàng thường chia bột bánh làm hai phần, một phần giữ nguyên để nặn, phần còn lại trộn cùng ruột gấc.
Lúc này một phần bột bánh có màu cam, khi luộc chín sẽ cho ra chiếc bánh với màu đỏ cam óng ả vô cùng bắt mắt. Ảnh: Lê Thương
Đây là loại bánh có nguồn gốc từ cộng đồng người Tày sinh sống lâu đời ở Lạng Sơn. Thoạt nhìn, coóng phù cũng không khác bánh trôi của miền xuôi là mấy, và cách làm thì cũng tương tự bánh trôi. Cũng là gạo nếp xay thành bột nước, đựng trong túi vải cho róc hết nước rồi nhào bột cho dẻo, gói nhân, vo viên rồi thả vào nước sôi, bánh ăn đến đâu, thả vào đến đó, không được để nhừ. Nhưng khác với bánh trôi ở chỗ, thay bằng nhân là đường cắt thành từng viên thì nhân coóng phù được làm bằng đỗ xanh nấu chín giã nhuyễn trộn đường kính.
Cô bán hàng phải luôn tay nặn bày sẵn ra mâm để phục vụ đông đảo thực khách. Ảnh: Lê Thương
Video đang HOT
Chiếc bánh chỉ to bằng viên bi, sau khi cho nhân đỗ bên trong, vo lại, chấm một ít vừng rồi ấn dẹt, bày ra mâm, hễ có khách đến ăn mới thả vào nồi nước. Khi bánh chín, nổi lên trên mặt nước, người làm đợi thêm 1 – 2 phút mới vớt bánh ra để bánh được mềm hơn. Mỗi bát nhỏ đựng từ 10 đến 12 viên bánh. Nước chan coóng Phù là nước đường hoa mai, có thêm củ gừng đập dập cho tăng phần cay nóng, thêm một ít dầu vừng cho thêm bùi, thêm đậm. Chan nước xong, rắc lên trên ít lạc rang giã dập cùng dừa nạo là có thể đem ra mời khách.
Chỉ cần ăn bát bánh nóng với giá 10.000 đồng, mọi cái lạnh vùng biên viễn như giãn nở ra, theo làn khói nghi ngút của bát bánh lan tỏa, tan nhẹ vào khí lạnh của đất trời. Ảnh: Lê Thương
Khi ăn, vị gừng cay hòa quyện với nước đường ngọt, cùng những vị bùi của lạc, của vừng, của đỗ xanh trôi rất êm xuống cổ họng, mang đến cảm giác nóng ấm, lâng lâng khó tả. Trong cái lạnh tê người nơi rẻo cao ấy, món bánh càng trở nên ấm áp, thấm đượm tình người hơn bao giờ hết.
Măng vầu xào thịt lợn hun khói - món ngon khó cưỡng của người Lạng Sơn
Người dân vùng cao Lạng Sơn chỉ cần vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây là đã có món ngon.
Đặc sản Sơn La: Món canh kỳ lạ được nấu từ 3 loại thịt chuột - chim - sóc / Món cơm có tên đậm chất kiếm hiệp, là đặc sản nức tiếng Đồng Tháp
Tại vùng núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), măng đắng, phần thân non của cây vầu, được chế biến thành những món ăn phổ biến của người dân vùng cao. Cây vầu thường mọc ở nơi địa hình đồi núi, độ ẩm lớn và mưa nhiều.
Người miền núi thường tự hào rằng chẳng bao giờ đói khát mỗi khi đi rừng. Chỉ cần tìm thấy mụt măng, dùng dao xén ngay phần gốc vừa chặt ra, nhai có vị thơm nhưng đắng nhẹ, vừa no vừa chống khát.
Măng vầu - đặc sản bình dị của người Lạng Sơn. (Ảnh minh họa)
Để lấy được những củ măng non và ngọt đầu mùa, người dân vùng cao phải dùng cuốc, xẻng đào sâu vào lòng đất, khi những búp măng chưa kịp nhú lên khỏi mặt đất. Về cuối mùa, măng nhú càng cao càng đắng.
Măng ngon là khi còn ở dưới lòng đất. Càng mọc lên cao măng càng đắng. (Ảnh minh họa)
Măng đắng này còn có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như xào, luộc, nướng và hầm xương,... Nhưng có lẽ đậm đà hơn cả là măng đắng xào thịt lợn hun khói.
Măng đắng đậm đà nhất là xào với thịt ba chỉ xông khói. (Ảnh minh họa)
Những dải thịt ba chỉ, thịt vai dài được ướp muối, treo trên bếp củi cho khô dần, ám mùi khói đặc trưng. Sau một thời gian vừa đủ, lớp da sẽ săn lại, lớp mỡ trong vắt. Thịt hun khói chỉ cần ngâm rửa trong nước ấm, gột bỏ lớp bồ hóng, thái ra, xào với măng tươi, sả ớt hoặc cần tỏi là có món ăn ngon.
Thịt ba chỉ xông khói thơm nức mũi của người vùng cao. (Ảnh minh họa)
Thịt lợn xông khói xào với mang vầu là sự kết hợp hoàn hào. (Ảnh minh họa)
Món này thơm nức mũi, ăn lại rất đưa cơm. Miếng thịt béo vừa phải, thơm và dai hơn thịt lợn thường. Măng có vị đắng nhạt pha lẫn vị giòn ngọt, chỉ muốn ăn mãi không ngán.
Nếu mua được mụt măng đắng, bạn hãy chế biến theo cách của người Sơn La để đãi gia đình một bữa cuối tuần xem sao.
Ngon nức tiếng 5 đặc sản ở Lạng Sơn Lạng Sơn không chỉ có núi non hùng vĩ, cảnh đẹp thơ mộng níu chân du khách. Nơi đây còn có những món ngon đặc sản, cũng chính là nét thu hút rất riêng thể hiện sự phong phú trong ẩm thực. Nếu có dịp đến Lạng Sơn, một tỉnh miền núi phía Bắc với những ngọn núi hùng vĩ, cảnh đẹp nên...