Đeo khẩu trang y tế thường xuyên có ảnh hưởng da?
Đeo khẩu trang y tế thường xuyên có gây kích ứng da không? Nên đeo khẩu trang như thế nào để vừa phòng bệnh vừa không ảnh hướng tới da?
Người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm ở trung tâm thương mại – Ảnh: T.T.
TS.BS Lê Thái Vân Thanh – trưởng khoa da liễu, thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – cho biết khẩu trang y tế là loại khẩu trang giấy không thấm hút, thường cấu tạo 2-3 lớp trở lên: 1-2 lớp giấy dạng lưới ở bên ngoài, 1 lớp giấy dày hơn ở trong.
Khẩu trang y tế thường được dùng để cản dịch tiết, vi khuẩn từ miệng, đường hô hấp của người mang mầm bệnh bắn ra ngoài khi nói chuyện, hắt hơi, làm giảm lây bệnh cho những người xung quanh.
Việc tiếp xúc bề mặt trong của khẩu trang y tế hiếm gây viêm da kích ứng mà có thể gây viêm da do bị cọ xát, tì đè.
Video đang HOT
Tuy nhiên do khẩu trang không thấm hút, loại da nhờn có thể bị ứ đọng tích tụ chất bã nhờn trên da sau khi đeo khẩu trang một thời gian dài (trên 30 phút). Hệ lụy là da bị đỏ, tróc vảy mịn, ngứa rát do cọ xát; hoặc bị tăng nặng tình trạng nhờn, mụn trứng cá, các viêm da do chất bã nhờn…
Để giảm thiểu tình trạng này, người đeo có thể lót thêm lớp thấm hút mịn, cụ thể là hai bên má, để giúp làn da tránh bị tác động do việc chuyển động nhẹ của khẩu trang theo nhịp thở, cử động nói… và tránh bị ứ đọng chất bã nhờn, mồ hôi trên bề mặt da.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng da mà có cách chăm sóc da sau khi sử dụng khẩu trang đúng cách. Bước làm sạch da rất quan trọng, chọn sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không có chất tẩy rửa để làm sạch da, thoáng lỗ chân lông, ngăn nhờn tích tụ; sau đó da cần được bảo vệ chống nắng và cung cấp dưỡng ẩm vừa đủ cho da.
Động tác chăm sóc da cần nhẹ nhàng tối đa, rửa mặt nhanh, không nên dùng nước nóng hay ấm mà nước mát bình thường… để da gần với môi trường tự nhiên nhất có thể.
Việc sử dụng khẩu trang y tế trong mùa dịch là cần thiết để phòng bệnh, nhưng cũng có thể sử dụng khẩu trang vải đảm bảo vệ sinh, giặt ủi thường xuyên, vừa giúp bảo vệ mình trước dịch bệnh vừa bảo vệ da hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc cung cấp nguồn dinh dưỡng từ bên trong không chỉ giúp da được nuôi dưỡng đúng và đủ mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại dịch bệnh. Uống nước đủ, ăn các loại rau xanh đảm bảo an toàn thực phẩm, các vitamin từ các loại trái cây… rất cần thiết trong mùa dịch cũng như thời tiết nắng nóng hiện nay.
Theo tuoitre
Đầu gối biến chứng nặng sau chữa sẹo lồi ở spa
Sau khi chích thuốc chữa sẹo lồi ở một spa, 2 vết sẹo nhỏ trên đầu gối chị T. đã lan to ra toàn bộ khu vực đầu gối.
Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị biến chứng nặng do chữa sẹo lồi ở spa.
Theo lời kể của bệnh nhân H.T.T. (SN 1981, Củ Chi), cách đây một năm, chị bị tai nạn giao thông và để lại hai vết sẹo lồi nhỏ cỡ đầu đũa trên đầu gối. Một tháng sau, chị T. đến một spa lớn ở TP.HCM điều trị sẹo lồi.
Tại đây, các nhân viên spa đã tiêm Triamcinolone (một loại thuốc tiêm da điều trị sẹo lồi và các bệnh viêm da cơ địa, viêm khớp...). Chị T. được tiêm 3 mũi Triamcinolone, mỗi mũi cách nhau hơn một tháng, ngoài ra còn được cho bôi ngoài da thêm một loại thuốc nhưng không nhớ tên.
Biến chứng lan rộng sau khi chị T. chữa sẹo lồi ở spa.
Tuy nhiên, sau khi kiên trì chữa sẹo lồi theo phương pháp này, hai nốt sẹo lồi nhỏ xíu vùng đầu gối của chị không những không biến mất mà đã bị biến chứng lan rộng như bàn tay.
TS.BS Lê Thái Vân Thanh - Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ da nhận định, có thể khi chích thuốc cho bệnh nhân này, nhân viên spa đã chích sâu dưới da chứ không phải chích trong sẹo. Vì vậy thuốc theo các gân máu và mô, lan toả ra xung quanh, gây teo mô da dẫn đến biến chứng.
Về việc điều trị do biến chứng chữa sẹo lồi, bác sĩ Thanh cho biết nữ bệnh nhân sẽ bôi thuốc và laser phục hồi da. Tuy nhiên, quá trình điều trị sẽ rất mất thời gian, có thể mất khoảng 1 năm nên đòi hỏi sự kiên nhẫn từ phía người bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên chữa sẹo lồi, sẹo lõm tại các cơ sở làm đẹp không có chuyên môn y tế.
"Cùng là một loại thuốc, cùng là phương pháp chích thuốc nhưng nhân viên spa không được đào tạo về y khoa và mù tịt về giải phẫu cơ thể. Từ việc chích thuốc vào trong sẹo sai lệch chút xíu thành chích thuốc sâu dưới da đã để lại hậu quả lớn cho bệnh nhân", bác sĩ Vân nói.
Theo thoidai
Khám da liễu, phát hiện bị nhiễm độc kim loại Có các trường hợp khám da liễu đã phát hiện nhiễm kim loại nặng (sắt, chì, thạch tín, đồng, thủy ngân...). Những bệnh nhân này hoàn toàn không biết mình nhiễm độc mà chỉ đơn giản là đi khám do thấy biểu hiện bất thường trên da. Bệnh nhân bị nhiễm độc sắt lâu ngày biểu hiện qua da - Ảnh: BSCC Nhiễm...