Đeo khẩu trang tại sự kiện tập trung đông người trong nhà và ngoài trời
Để phòng, chống dịch COVID-19, mọi người cần nghiêm túc thực hiện đeo khẩu trang tại các sự kiện tập trung đông người trong nhà và ngoài trời… nhằm hạn chế nguy cơ lây truyền COVID-19 trực tiếp từ người sang người theo đường hô hấp qua giọt bắn.
Khẩu trang bẩn khó tin sau 12 giờ sử dụng
Môi trường ấm và ẩm trong các loại khẩu trang có lợi cho vi sinh vật phát triển. Tuy nhiên, không phải mọi vi khuẩn đều gây hại.
Các nghiên cứu đã lưu ý rằng khẩu trang được đeo nhiều lần, trong thời gian dài cần được giặt thường xuyên vì chúng chứa vi khuẩn từ da và các giọt bắn từ đường hô hấp.
Phòng thí nghiệm Eurofins tìm thấy lượng lớn vi khuẩn, nấm mốc trong khẩu trang của những người tham gia khảo sát. Thử nghiệm sử dụng khẩu trang dùng một lần và tái sử dụng được đeo trong 6 giờ và 12 giờ nhằm mục đích so sánh.
Video đang HOT
Lượng vi khuẩn trên khẩu trang sau 6 và 12 giờ sử dụng
Sau đó, các nhà khoa học kiểm tra tổng số vi khuẩn, nấm mốc, cũng như vi khuẩn tụ cầu liên quan đến nhiễm trùng da và trực khuẩn mủ xanh liên quan đến phát ban có trong khẩu trang.
Vi khuẩn tụ cầu và trực khuẩn mủ xanh không có trong bất kỳ mẫu khẩu trang nào. Lượng nấm mốc và vi khuẩn ở khẩu trang đã đeo trong 12 giờ cao hơn hẳn loại 6 giờ.
Giới chuyên môn lý giải môi trường ấm và ẩm trong tất cả các loại khẩu trang có lợi cho vi sinh vật phát triển. Nhưng họ lưu ý rằng không phải tất cả các vi sinh vật đều có hại.
Giáo sư William Chen, Giám đốc chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho biết: "Trong môi trường bao quanh chúng ta đều có vi khuẩn, trong hệ tiêu hóa (miệng và ruột) cũng vậy. Bởi thế, không có gì lạ khi tìm thấy vi khuẩn trên khẩu trang".
Các cuộc nghiên cứu sâu hơn sẽ xác định loại vi khuẩn trên khẩu trang liệu có khả năng gây bệnh hay không.
Lượng nấm mốc trên khẩu trang sau 6 và 12 giờ sử dụng
Tiến sĩ Joel Lee, Hiệu trưởng Trường Khoa học Hóa học và Đời sống thuộc Đại học Bách khoa Nanyang, cho biết chất liệu của khẩu trang liên quan tới việc tích tụ vi khuẩn.
Ông lưu ý sự khác biệt chính giữa khẩu trang dùng một lần và tái sử dụng là chất liệu của lớp bên trong gần với miệng nhất.
"Lớp bên trong này rất có thể là nơi vi khuẩn bị giữ lại khi bạn ho, hắt hơi hoặc chúng có thể được phun thành giọt khi chúng ta nói chuyện", Tiến sĩ Lee nói.
Ông cũng lưu ý rằng khẩu trang dùng một lần có khả năng lọc vi khuẩn và độ thoáng khí tốt hơn khẩu trang tái sử dụng làm bằng vải.
Trong khẩu trang tái sử dụng được đeo trong 6 giờ và không giặt trong một tuần có dấu vết của vi khuẩn, nấm mốc.
Tiến sĩ Lee cho biết, khẩu trang không được giặt sạch thường xuyên có thể bám bụi, bẩn, mồ hôi và nhiều loại vi khuẩn khác. Điều này có nguy cơ gây ra mẫn cảm, kích ứng da hoặc nhiễm trùng.
Tiến sĩ John Chen, Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết vi khuẩn trên khẩu trang không dẫn đến điều gì đó nghiêm trọng trong đại đa số các trường hợp.
Tuy nhiên, một số vi khuẩn cư trú trên da khỏe mạnh có thể phát triển quá mức trên khẩu trang bẩn và gây bệnh. Tiến sĩ Chen cho biết: "Ở mức độ thấp, hệ miễn dịch của bạn luôn kiểm soát chúng, nhưng ở mức độ cao, chúng có thể gây ra dị ứng từ nhẹ đến nặng, các vấn đề về hô hấp và thậm chí là nhiễm trùng mũi".
Vì rất khó để xác định liệu có vi khuẩn có hại trên khẩu trang hay không, Tiến sĩ Chen khuyên mọi người nên giặt khẩu trang thường xuyên hoặc sau mỗi lần sử dụng nếu có thể.
Hà Nội mạnh tay, nhiều người dân vẫn thờ ơ với 'lệnh' đeo khẩu trang Trước dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, tại nơi công cộng. Tuy nhiên, người dân ở nhiều khu vực còn thờ ơ với 'lệnh' đeo khẩu trang....