Đến thời nở rộ ví điện tử
Với lợi thế tỉ lệ dân số dùng internet và độ phủ thuê bao di động lớn, các ví điện tử là xu thế mới và rất tiềm năng ở Việt Nam.
Ví điện tử là một loại tài khoản điện tử giúp người dùng thanh toán trực tuyến các loại hóa đơn, phí dịch vụ, gửi tiền và nhận tiền một cách nhanh chóng. Là hình thức thanh toán trên mạng, chỉ cần thông qua thiết bị di động, ví điện tử có thể giúp người dùng thanh toán mọi lúc, mọi nơi đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm về cả thời gian lẫn chi phí so với các hình thức thanh toán khác. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa, nơi phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng chưa có mặt, ví điện tử giúp người dùng thanh toán trực tuyến dễ dàng, tiện lợi…
Tại Việt Nam, hinh thưc vi điên tư du đa đươc phat triên tai Viêt Nam kha lâu nhưng tư năm 2014 hinh thưc nay mơi đươc nâng cao nhơ sư bung nô cua rât nhiêu vi điên tư khac nhau như Vi Momo, VTC Pay, Top Pay…
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2016 thị trường Việt Nam đã đạt hơn 3 triệu ví. Kèm theo đó là giá trị giao dịch qua ví điện tử cũng tăng mạnh, đạt 53.109 tỷ đồng trong năm 2016, tăng 64% so với năm 2015.
Hiện nay, bên cạnh việc các ngân hàng liên kết ví điện tử thì một số ngân hàng thương mại còn tự triển khai ví điện tử. Theo đại diện của LienVietPostBank, Ví Việt là cổng thanh toán điện tử, phương tiện thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt giúp khách hàng thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, trả tiền hàng hóa… Sau gần 1 năm ra đời, tính đến cuối tháng 4/2017, Ví Việt có khoảng 1,2 triệu tài khoản với 5.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc. Lãnh đạo LienVietPostBank kỳ vọng đến cuối năm 2017 sẽ có khoảng 2,5 triệu khách hàng mở tài khoản Ví Việt và hơn 10.000 điểm chấp nhận thanh toán.
Theo các chuyên gia, ví điện tử trong thời gian tới sẽ còn nở rộ. Với lợi thế tỉ lệ dân số dùng internet và độ phủ thuê bao di động lớn, các ví điện tử là xu thế mới và rất tiềm năng ở Việt Nam. Nếu các ngân hàng không mạnh tay chi cho đổi mới công nghệ thì thị trường thanh toán điện tử sẽ rơi vào tay các ví điện tử, các công ty Fintech.
Ông Trần Thanh Nam, CEO của Moca nhận định thanh toán di động thế hệ mới còn an toàn hơn các hình thức thanh toán điện tử truyền thống, như thẻ nhựa hay ví điện tử. Ở Việt Nam, khi điều kiện kinh tế xã hội đi lên, và các thành phần trong hệ sinh thái thanh toán dần hoàn chỉnh (ngân hàng, các công ty fintech), thanh toán di động (mobile payment) cũng phát triển mạnh mẽ.
Video đang HOT
Lãnh đạo của MoMo cho biết ngay từ đầu, MoMo đã chú trọng đến việc mở rộng thanh toán cho các dịch vụ công cơ bản (điện, nước, viễn thông, internet, truyền hình cáp) và thu hộ các khoản vay cho các công ty tài chính tiêu dùng và ngân hàng. Để đẩy mạnh việc phát triển tài chính toàn diện, MoMo triển khai hệ thống hơn 5.000 đại lý trên toàn quốc, phủ đến tận tuyến xã để thực hiện các dịch vụ thanh toán, thu hộ, chuyển tiền cho người dân tại các khu vực ngoại thành, vùng sâu vùng xa.
Tuy nhiên, thị trường ví điện tử được các chuyên gia đánh giá vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Thói quen dùng tiền mặt và những rào cản, trục trặc liên quan đến bảo mật cũng khiến nhiều người chưa sử dụng ví điện tử như một kênh thanh toán tiện ích. Do đó, để ví điện tử phát triển mạnh trong thời gian tới, cần nhiều hơn những sự kết hợp giữa các ngân hàng với các công ty cung ứng dịch vụ thanh toán.
Theo Trí thức trẻ
Ông Nguyễn Đức Hưởng: "Giá cổ phiếu LPB sẽ lên nhanh, xuống chậm"
Chia sẻ tại phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu LPB, ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết tham gia thị trường chứng khoán nên chấp nhận quy luật của thị trường, nhưng sẽ cố gắng để giá cổ phiếu sẽ lên nhanh, xuống chậm.
Ngày 5.10, 646 triệu cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chính thức đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với mức giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 14.800 đồng/cổ phiếu.
Tính đến ngày 30.6, LienVietPostBank có hơn 2,8 triệu khách hàng, tỷ lệ nợ xấu là 1,28%, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của LienVietPostBank là 16,20%. LienVietPostBank sẽ tận dụng mạng lưới giao dịch lớn và dự kiến trong 3- 5 năm tới tăng trưởng tín dụng khoảng 30%, chủ yếu đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp.
Lễ khai trương cổ phiếu ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.
Dự kiến đến cuối năm 2019, LienVietPostBank sẽ nâng cấp khoảng 700 điểm giao dịch bưu điện trên toàn quốc thành phòng giao dịch ngân hàng.
Về cơ cấu cổ đông, LienVietPostBank có 75% là cổ đông cá nhân, 25% là cổ đông tổ chức, trong đó Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 12,54% cổ phần.
Năm 2017, LienVietPostBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 1.500 tỷ đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức là 12%.
Trao đổi với báo giới tại lễ niêm yết, TS.Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết ngay sau khi đưa cổ phiếu LPB lên đăng ký giao dịch trên UPCoM, chúng tôi sẽ triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu và đặc biệt là cho cán bộ nhân viên.
"Điểm chính trong kế hoạch phát hành này là làm sao để đảm bảo LienVietPostBank sẽ là ngân hàng TMCP đầu tiên mà tất cả các lãnh đạo cho đến mỗi nhân viên đều sở hữu cổ phần của ngân hàng mình.
Chính sách này nhằm tạo điều kiện để tất cả mỗi thành viên trong hệ thống đều có trách nhiệm với "nồi cơm chung" là uy tín, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đều có ý thức bảo vệ thương hiệu chung LienVietPostBank. Tất cả đều là cổ đông thì đó cũng chính là trách nhiệm và lợi ích sát sườn của họ", ông Hưởng chia sẻ.
Về việc khoá "room" tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 25%, ông Hưởng giải thích là để dành 25% đó để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là tổ chức có uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh, có sự gắn bó và đồng hành lâu dài với sự phát triển lâu dài.
"Mục tiêu lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là tổ chức có kinh nghiệm và năng lực thực tế trong hợp tác, cùng thúc đẩy LienVietPostBank nhanh chóng thành công trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, phát triển ngân hàng kỹ thuật số, đưa LienVietPostBank vào tốp đầu ngân hàng hiện đại trên thế giới", ông Hưởng cho biết.
Về cổ tức, ông Hưởng cho biết những năm gần đây, theo quy định của NHNN, việc chi trả và mức trả được xét duyệt trên cơ sở chốt lại kết quả kinh doanh mỗi năm. Cũng vì thế, năm 2016, với kết quả kinh doanh tốt hơn, LienVietPostBank đã quyết định nâng mức chi trả cổ tức từ 8% lên 10%.
"Với triển vọng từ năm 2017, chúng tôi đặt mục tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức những năm tới tối thiểu 12%/năm, phấn đấu để giá trị cổ đông nhận được cao hơn nhiều so với lãi suất gửi tiết kiệm", ông Hưởng khẳng định.
Ông Hưởng cho biết thêm, với quan điểm "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", chúng tôi luôn tạm ứng cổ tức cho cổ đông ngay cả khi năm tài chính đó chưa kết thúc.
"Điều này như một sự tri ân, gắn kết các cổ đông đã đồng hành cùng ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động, vì họ là hậu phương của ngân hàng.Việc chia cổ tức như trên, có lẽ LienVietPostBank là ngân hàng duy nhất làm được điều đó, nhằm đảm bảo tối đa lợi ích cho cổ đông", ông Hưởng nói.
Theo Danviet
Nhà đầu tư chú ý, gần 1 tỷ cổ phiếu của một loạt doanh nghiệp lớn sẽ chào sàn trong tuần đầu tháng 10 Trong số đó nhiều cổ phiếu "hot" như HPI của KCN Hiệp Phước, cổ phiếu LPB của LienVietPostBank và có hơn 28 triệu cổ phiếu CVT chuyển sàn từ HNX sang HSX... Tuần mới từ 2/10 đến 6/10, có 5 mã cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán, trong đó có hơn 28 triệu cổ phiếu CVTchuyển sàn niêm yết từ...