Đến tháng 7.2018, mức lương cơ sở sẽ tăng thêm 90.000 đồng
Nghị quyết của Quốc hội đã giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định.
Kết quả Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Sáng 13.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Theo Nghị quyết, tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.319.200 tỷ đồng (một triệu, ba trăm mười chín nghìn, hai trăm tỷ đồng); tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.523.200 tỷ đồng (một triệu, năm trăm hai mươi ba nghìn, hai trăm tỷ đồng).
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 204.000 tỷ đồng (hai trăm linh bốn nghìn tỷ đồng), tương đương 3,7% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 195.000 tỷ đồng (một trăm chín mươi lăm nghìn tỷ đồng), tương đương 3,54%GDP; bội chi ngân sách địa phương là 9.000 tỷ đồng (chín nghìn tỷ đồng), tương đương 0,16%GDP.
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước là 363.284 tỷ đồng (ba trăm sáu mươi ba nghìn, hai trăm tám mươi bốn tỷ đồng).
Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ thưc hiên môt sô biên phap điêu hanh nhiêm vu tai chinh – ngân sach năm 2018:
Điêu hanh thân trong chinh sach tài khóa, phối hợp chăt che vơi chính sách tiên tê nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Siêt chăt kỷ luật tài chính – ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các luật thuế, phí và lệ phí. Trong giai đoạn 2018-2020, tiêp tuc thực hiện điều tiết 100% số thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn về ngân sách trung ương; giữ ổn định tỷ lệ phân trăm (%) phân chia sô thu thuê bao vê môi trương đôi vơi san phâm xăng, dâu trong nước và nhập khẩu như đối với năm 2017.
Thu vào ngân sách nhà nước 72% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà, lợi nhuận được chia từ Liên doanh Việt – Nga “Vietsovpetro” và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2018; số tiền còn lại (28%) đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư theo quy định của pháp luật.
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1.7.2018.
Giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bảo đảm tự cân đối nhu cầu tăng chi do điều chỉnh mức tiền lương cơ sở trong phạm vi dự toán ngân sách được giao…
Theo Danviet
Đại biểu đề xuất tuổi nghỉ hưu nam nữ như nhau tạo bình đẳng giới
Sáng nay (9.11), Quốc hội đã báo cáo và có những thảo luận về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới lên thảo luận tại nghị trường. Trong phiên thảo luận nhiều đại biểu cho rằng nên nâng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam.
Trước phiên thảo luận chính, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã trình bày báo cáo về vấn đề bình đẳng giới. Bên cạnh những điểm được như: Khoảng cách giới đang dần thu hẹp; thực hiện quy hoạch cán bộ nữ ở 3 cấp tăng; hay lần đầu tiên nước ta có Chủ tịch Quốc hội là nữ thì báo cáo cũng nêu rõ những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới.
Có thể kể tới như vấn đề việc làm cho lao động nữ thấp, tỷ lệ lao động nữ trên 35 tuổi phải nghỉ việc ở khu công nghiệp nhiều, cách tính tỷ lệ lương hưu cho lao động nữ chưa phù hợp...
Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trình bày báo cáo về vấn đề bình đẳng giới. Ảnh: I.T
Kết thúc phần báo cáo, nhiều đại biểu đã thảo luận về các vấn đề có liên quan. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu đề cập đó chính là vấn đề nghỉ hưu của lao động nữ.
Đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) nêu vấn đề: "Trong Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ có sự khác biệt. Chính vì quy định này nên cũng ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến của nữ giới".
Giơ bảng xin tranh luận về vấn đề này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nói: "Trước đây pháp luật cho phép lao động nữ được nghỉ hưu sớm, tức là được hưởng thụ sớm hơn. Nhưng mặt trái của nó là không tạo điều kiện cho những người muốn cống hiến được tiếp tục làm việc. Tôi đề nghị tới đây sửa Bộ luật Lao động quy định nam và nữ nghỉ hưu bằng tuổi nhau, nhưng phụ nữ được lựa chọn nghỉ hưu trước tuổi quy định".
Ngoài vấn đề tuổi nghỉ hưu, một vấn đề khác cũng được đại biểu quan tâm thảo luận là vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh.
Đại biểu Lê Thị Yến - Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng theo dự báo đến giữa thế kỷ 21, Việt Nam sẽ dư thừa từ 2,3 - 4,3 triệu nam giới ở độ tuổi trưởng thành.
Cụ thể, bà Yến cho biết, nước ta đối mặt với việc mất cân bằng giới tính sau sinh một cách nghiêm trọng. Bà Yến dẫn chứng, nếu như năm 2006 tỉ lệ nam/nữ là 109/100 thì năm 2017 dự báo là 113/100, tỉ lệ mất cân bằng tăng lên rất nhanh. Số tỉnh thành phố có tỷ lệ mất cân bằng giới tính sau sinh cũng tăng nhanh, năm 2009 là 45/63 tỉnh thì năm 2015 là 55/63 tỉnh.
Nguyên nhân của tình trạng này là ảnh hưởng của văn hóa nho giáo khi muốn có con trai để nối dõi tông đường, trọng nam hơn nữ. Hiện nay, xã hội lại có xu hướng sinh ít con, trong khi hệ thống nuôi dưỡng người cao tuổi chưa phát triển, những người già có xu hướng muốn ở cùng con trai.
"Mong muốn sinh được con trai lại trở lên rất dễ thực hiện khi nền y khoa hiện nay có thể dễ dàng lựa chọn giới tính thai nhi, nguy cơ chênh lệch giới tính càng ở mức báo động" - bà Yến nói.
Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn tới việc thừa nam thiếu nữa trầm trọng ở độ tuổi trưởng thành. Bà Yến cảnh báo, nếu tình trạng này không sớm được cải thiện thì đến giữa thế kỷ 21, Việt Nam có thể sẽ thừa từ 2,3-4,3 triệu nam giới ở độ tuổi trưởng thành.
"Kinh nghiệm ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy tình trạng này làm nảy sinh nhiều hệ lụy như "mua" cô dâu nước ngoài, phát sinh nạn hiếp dâm, bạo lực..." - bà Yến cảnh báo.
Trước thực trạng này, bà Yến cho rằng Nhà nước cần phải có những giải pháp thực hiện tuyên truyền và xử lý mạnh tay với những người lựa chọn giới tính khi sinh.
Ngoài những vấn đề trên, một số đại biểu khác còn quan tâm, thảo luận về các vấn đề lao động nữ phải thành "trụ cột" gia đình, phải bán quê để đi mưu sinh; vấn đề nâng tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy, làm đại biểu Quốc Hội...
Theo Danviet
ĐBQH không biết "hotgirl Thanh Hóa được bổ nhiệm thần tốc" đi đâu Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng, thực tế thời gian qua dư luận, cử tri rất băn khoăn khi còn một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, kể cả nhưng người đứng đầu cấp ủy Đảng các địa phương, có biểu hiện quan tâm đến phái nữ vì muốn có thêm vợ bé, hay bồ...