Đến thăm ngôi làng của bộ tộc cổ dài Karen
Nằm sát khu vực biên giới giữa Thái Lan và Myanmar, làng cổ dài Karen cách cố đô Chiang Mai chừng 180km và cách thành phố Chiang Rai khoảng 30 km.
Đặt chân vào làng cổ dài, cuộc sống náo nhiệt ồn ào đầy sôi động của thế kỷ 21 như dần biến mất và thay vào đó là không gian yên bình đến kỳ lạ.
Số vòng sẽ tương ứng với số tuổi của người phụ nữ
Người Karen có nguồn gốc từ Myanmar, sau cuộc xung đột quân sự ở Myanmar trong những năm 1990, một bộ phận đã chạy sang Thái Lan và định cư ở đó cho đến ngày hôm nay.
Làng cổ dài Karen nằm trong một thung lũng được xây dựng bởi chính phủ Thái Lan với mục đích thu hút nhiều khách du lịch hơn đến với miền Bắc Thái Lan. Đến với ngôi làng, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về đời sống, nét văn hóa, phong tục tập quán của bộ tộc cổ dài Karen.
Làng cổ dài Karen là một ngôi làng nhỏ với dân cư sinh sống thưa thớt, trong làng là những căn nhà lợp lá đơn sơ san sát nhau. Trước mỗi dãy nhà là các sạp hàng bán đồ lưu niệm cho khách du lịch Chiang Mai. Đi sâu vào trong làng, bạn sẽ bắt gặp những phụ nữ, thiếu nữ và cả những bé gái đeo vòng bằng đồng nặng trĩu quanh cổ và chân tay.
Theo truyền thống ở đây thì những bé gái bắt đầu được đeo những chiếc vòng cổ đầu tiên khi mới 5 hoặc 7 tuổi, theo thời gian số lượng vòng cổ sẽ tăng lên cho tới khi họ 25 tuổi thì không mang thêm nữa. Tại làng, một số phụ nữ có chiếc cổ cao tới 25cm với hơn 20 chiếc vòng. Trung bình, tổng khối lượng vòng mà các phụ nữ ở làng phải đeo sẽ rơi vào khoảng 10 đến 20kg. Tập tục này được lưu giữ từ đời này qua đời khác cho tới ngày nay. Chính vì thế người phương Tây gọi họ là Girrafe women (những người phụ nữ hươu cao cổ).
Cổ của họ thật ra cũng như chúng ta nhưng vì phải đeo nhiều vòng cổ nên theo thời gian khiến cho xương bả vai bị chùng xuống, các đốt sống cổ dài ra nên thoạt nhìn bạn có thể hết hồn vì cổ của họ có thể cao gấp đôi người bình thường.
Thật ra cũng không ai biết rõ truyền thống này bắt nguồn từ đâu, nhưng một vài giả thuyết cho rằng người Karen làm như vậy là để bảo vệ chiếc cổ của họ khỏi bị rắn cắn, và cũng có người cho rằng họ cố ý làm vậy để khiến vẻ ngoài của người phụ nữ trông kém hấp dẫn hơn giúp họ tránh được nạn buôn người ngày xưa. Với phụ nữa Karen họ xem vùng cổ là vùng nhạy cảm của người phụ nữ và không để ai nhìn vào cổ kể cả chồng.
Được biết, những chiếc vòng chỉ được tháo ra 3 lần trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Lần đầu là khi kết hôn, lần thứ hai khi sinh con và lần thứ 3 khi họ qua đời. Phụ nữ ở đây mang những chiếc vòng cổ này suốt. Khi cần làm vệ sinh cổ thì những người phụ nữ trong làng sẽ tụ tập lại và ngâm mình vào nước thảo dược để làm sạch cổ và những chiếc vòng.
Một thiếu nữ đang dệt cửi được hỏi, kể rằng việc đeo những chiếc vòng cổ lúc đầu thấy khó chịu như bị khó thở, đau cổ, tuy nhiên sau một thời gian thì quen dần và cảm thấy bình thường.
Ngoài vùng cổ, họ còn đeo vòng ở cổ tay, đầu gối, mắt cá chân. Trọng lượng tối đa của số vòng trên cơ thể họ khoảng 10-12kg.
Video đang HOT
Đàn ông trong làng đa số đi làm thuê ở xa, chỉ còn phụ nữ và trẻ con ở làng, số ít đàn ông ở lại làng để chế tác những chiếc vòng và đồ lưu niệm bán cho khách du lịch. Đến làng cổ dài, bạn sẽ bắt gặp không ít những thiếu nữ xinh đẹp mặc trang phục truyền thống, ngồi miệt mài bên khung cửi. Khi có khách tới thăm, họ nhẹ nhàng chào mời mua những món đồ lưu niệm trong gian hàng. Những bộ đồ thổ cẩm, khăn quàng cổ, vòng tay, vòng cổ… tại đây sẽ rất phù hợp với phong cách bụi bặm, dân dã.
Một số hình ảnh chụp tại làng cổ Karen
Bài và ảnh: Tịnh Thu
Theo motthegioi.vn
Bí kíp 'bỏ túi' khi đến cánh đồng hoa hướng dương lớn nhất Việt Nam tại Nghệ An
Những cánh đồng hướng dương rộng hàng trăm ha của TH true MILK đang khoe sắc rực rỡ, đón chào hàng trăm ngàn lượt khách tham quan từ cuối 2019 đến cả sau Tết Nguyên đán 2020.
Cánh đồng đẹp nhất trong dịp Lễ hội Hướng dương Nghệ An 2019 đang diễn ra nằm đối diện Trang trại 1 (thuộc Cụm trang trại Bò sữa 1, Tập đoàn TH).
Cánh đồng hướng dương của trang trại sữa TH true MILK mấy năm nay đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng Nghệ An. Cánh đồng thuộc huyện Nghĩa Đàn, cách Hà Nội khoảng 300km và cách thành phố Vinh 90km. Ban đầu, Tập đoàn TH trồng hướng dương làm nguồn nguyên liệu thức ăn cho đàn bò hơn 45.000 con của trang trại, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, vẻ đẹp rực rỡ của cánh đồng hướng dương lớn nhất Việt Nam với những cây hoa cao quá đầu người đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch.
Bên cạnh cánh đồng hướng dương là hệ thống trang trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á năm (kỷ lục được ghi nhận năm 2015) của Tập đoàn TH, những cánh đồng cỏ mombasa, cao lương bạt ngàn với những cánh tay tưới hiện đại nối dài hàng trăm mét. Vì vậy khi thăm cánh đồng hướng dương bạn cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu về qui trình chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi sạch của TH true MILK.
Dưới đây là một số thông tin hướng dẫn dành cho các bạn muốn tham quan cánh đồng hướng dương của trang trại TH trong dịp Lễ hội Hoa hướng dương 2019 cũng như trong khoảng 2 tháng tới.
Miễn phí thăm quan
Khác những điểm ngắm hoa khác trên cả nước, như cúc quỳ, sen, cúc họa mi... có thể "hét giá" từ 20.000 tới 100.000 đồng, ở các cánh đồng hoa hướng dương tại Nghĩa Đàn, trang trại bò sữa TH không có chủ trương thu phí đối với hoạt động tham quan, chụp ảnh của du khách. Mong muốn của doanh nghiệp là thông qua "cánh cửa" lộng lẫy này mời gọi người dân bước vào để từ đó nhìn thấy được nội lực mạnh mẽ của vùng đất Tây Nghệ An - nơi nền nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ 4.0 đang trỗi dậy những bước chân Thánh Gióng, nơi có những điểm đến du lịch hấp dẫn và những sản vật không thua kém bất cứ địa phương nào.
Các điểm check in
Tại cánh đồng hoa hướng dương đồi C10, Tập đoàn TH sẽ thiết kế và thi công một số điểm check in cực kỳ bắt mắt để phục vụ cho du khách và giới trẻ. Bên cạnh đó là gian hàng sản phẩm TH phục vụ nhu cầu ăn uống và tạm nghỉ chân của du khách.
Tại khu vực ẩm thực và cánh đồng đều có các bàn hướng dẫn để hỗ trợ các thông tin cần thiết cũng như hướng dẫn thủ tục tham quan Trang trại Bò sữa TH, Nhà máy sản xuất sữa TH.
Tập đoàn TH cũng chịu trách nhiệm thi công các biển chỉ dẫn từ ngoài đường Hồ Chí Minh tới các điểm quan trọng của lễ hội.
Ngoài việc tự đi tham quan, du khách có thể đặt tour qua các công ty du lịch, hiện một số công ty du lịch đã mở các tour, photo tour (tour có người chụp ảnh đi kèm) với điểm đến là cánh đồng hoa hướng dương của TH và các điểm danh lam thắng cảnh lân cận trong khu vực Tây Nghệ An, rất đáng để trải nghiệm.
Điểm ngắm hoa đẹp nhất
Đó là cánh đồng hoa đồi C10 đối diện Cụm Trang trại số 1 của TH. Để đi tới đó, từ đường Hồ Chí Minh, du khách rẽ vào khoảng 4 km men theo QL 48E. Tới đây, bạn sẽ mãn nhãn với cánh đồng hoa trải ra ngút tầm mắt, phía xa xa một bên là núi xanh biếc, một bên là sông Sào mênh mông. Khung cảnh hữu tình này sẽ giúp những bức ảnh hướng dương của bạn trở nên "chất" hơn bao giờ hết.
Sơ đồ chỉ dẫn Cánh đồng hoa hướng dương của Trang trại TH.
Năm nay Tập đoàn TH trồng hoa hướng dương cả trên cánh đồng đối diện Nhà máy nước và hoa quả Núi Tiên, nghĩa là ngay bên đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để ngắm hoa tại đây, bạn nên quay lại sau 1 tháng nữa, vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc sau Tết. Các chuyên gia nông nghiệp của TH true MILK đã cố ý giãn thời gian gieo hạt để vụ hoa hướng dương được kéo dài hơn mọi năm, phụ vụ cho các khách đi thưởng hoa vào đợt sau.
Cơ hội thưởng thức các đặc sản địa phương
Trong 3 ngày diễn ra chính thức Lễ hội Hoa hướng dương 2019, du khách có thể tham dự Lễ hội ẩm thực vô cùng hấp dẫn. Có 15 gian hàng các sản phẩm, nông sản địa phương và 20 gian hàng ẩm thực với trên 50 món ăn truyền thống đặc trưng Nghệ An. Địa điểm trưng bày và ẩm thực là khu vực phía trước Nhà hàng Moo Moo và TH true mart nằm bên đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn xã Nghĩa Sơn (ngay đối diện lối rẽ vào QL 48E để đi vào cánh đồng hướng dương lớn nhất).
Tại đây bạn có thể tìm thấy những món ăn gợi thương gợi nhớ như: bánh mướt giò lụa Đô Lương, xáo gà bánh mướt Đô Lương, bún riêu cua bò, bún - bánh đa có rô đồng, chả cá xiên, súp lươn, miến lươn, lươn xào đúc bánh đa; cháo bánh canh, bánh ngào, bánh bèo, bánh gói...; các loại đặc sản Nghệ An: Cà mắm, sung muối, nhút, măng muối, bánh đa Đô Lương, bánh hoa, cu đơ, bánh gai, giò Đô Lương, cá kho tộ, cam. Các sản phẩm địa phương có thể kể đến: thổ cẩm, hương trầm, chè hoa vàng, cam, ổi, tinh bột nghệ Thái Hà, dược phẩm cà gai leo...
Tại khu vực đồi C10 tức là cánh đồng hướng dương rộng lớn nằm giữa trang trại số 1 và số 3 của Trang trại Bò sữa TH sẽ có điểm trưng bày và bán các sản phẩm của Tập đoàn TH. Dự kiến gian hàng rộng hơn 200m2 sẽ là nơi nghỉ chân của khách thăm quan. Tại đây du khách có thể thưởng thức tại chỗ hoặc mua về làm quà các sản phẩm như: sữa và các sản phẩm từ sữa TH true MILK, các loại sữa hạt TH true NUT, các loại kem của TH mát lạnh thỏa cơn khát ngay tức thì, hay các loại rau sạch trồng ở trang trại FVF cách đó không xa.
Hướng dẫn đường đi
Nếu các bạn ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc có thể di chuyển đến trang trại TH bằng ô tô, xe máy theo 2 cung đường:
Đường Quốc lộ 1A: Cung đường này ngắn hơn và qua cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình nên sẽ phù hợp với các bạn đi ô tô. Khi đi qua Thanh Hóa đến thị xã Hoàng Mai của tỉnh Nghệ An, bạn rẽ vào QL 36 để đi vào đường mòn Hồ Chí Minh, qua Thái Hóa đến Nghĩa Sơn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào trang trại TH. Từ đường mòn Hồ Chí Minh bạn đi thêm 3 km nữa sẽ đến trang trại TH, đi qua trại bò sữa số 1 sẽ nhìn thấy cánh đồng hướng dương nằm ngay sát bên.
Đường mòn Hồ Chí Minh: Cung đường này xa hơn khoảng 30 km nhưng khung cảnh 2 bên đường rất đẹp, đặc biệt là đoạn đi qua rừng quốc gia Cúc Phương, rất phù hợp với các bạn thích đi phượt bằng ôtô hoặc xe máy. Các bạn cứ đi theo đường mòn từ Hòa Lạc đến Hòa Bình, Thanh Hóa đến huyện Nghĩa Đàn của tỉnh Nghệ An. Ngay điểm tiếp giáp giữa Thanh Hóa và Nghệ An sẽ có biển chỉ dẫn đến trang trại TH.
PV
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Đến Hà Giang khám phá vẻ đẹp đầy sắc màu của chợ phiên Đồng Văn Chợ phiên Đồng Văn mỗi tuần họp một phiên duy nhất vào sáng chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô... Chợ phiên Đồng Văn nằm trong quần thể phố cổ...