Đến thăm “làng tượng” Long Châu Miếu
Gọi Long Châu Miếu là ” Làng tượng”, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội quả không sai. Dọc đường làng uốn lượn, cảnh sắc nên thơ, thấp thoáng núi đồi màu xanh ngút ngàn. Tiếng máy nổ, tiếng búa, đục đẽo đá kêu chan chát của hàng trăm công nhân đang hoàn thành các tác phẩm tượng đá.
Những người thợ đang cần cù làm việc
Tôi thân, rồi quen nghệ nhân Nguyễn Văn Củng, năm nay sắp bước sang tuổi bát tuần, một trong những nghệ nhân sáng lập “Làng tượng” Long Châu Miếu. Nhà ông ở giữa làng ngay dưới chân núi Trầm. Ông vui vẻ giới thiệu tấm bia đá khắc bằng chữ Nho còn lưu giữ được do chính tay cha ông, cụ Nguyễn Văn Diên truyền lại. Ông được bố truyền nghề nên đến nay, duy nhất trong làng chỉ mình ông khắc được chữ Nho trên đá. Ông là nghệ nhân chính chuyên phục chế, khắc bia chữ Nho ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Củng dẫn tôi vào trong núi Trầm, đây là một di tích lịch sử. Hang Trầm chính là trụ sở của Đài phát thanh chính quyền cách mạng, toàn bộ máy móc, phương tiện phát sóng lắp đặt nằm gọn trong hang. Đúng 20h ngày 19-12-1946, pháo đài Láng bắn một loạt đại bác khởi đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của dân tộc. 6h sáng, 20-12-1946, tại hang núi Trầm phát đi hiệu triệu “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Làng nghề Long Châu Miếu có tuổi đời hơn 200 năm, chuyên làm cối đá các loại: Cối giã gạo, cối xay ngô, gạo, đỗ, cối giã giò chả, giã cua… gánh đi bán khắp nơi.
Nghệ nhân Củng đưa tôi đến thăm Công ty Chế khắc đá nghệ thuật Trường Nguyệt của cậu con trai thứ 3 Nguyễn Văn Trường làm Giám đốc. Anh Trường đã tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiêp Hà Nội, chuyên ngành điêu khắc. Ông cho biết, mới đây anh Trường làm chủ dự án Nhà tưởng niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Pó (Cao Bằng), được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao. Công ty của anh Trường đang hợp tác với hàng chục họa sĩ hai nước Lào-Việt, giúp các bạn Lào hoàn thành 19 công trình tượng đài hữu nghị đặt tại nhiều tỉnh của Lào.
Người con cả Nguyễn Văn Long, năng động, hiện đã ký nhiều hợp đồng mặt hàng đồ tượng thờ: Phật Bà Quan âm, La Hán, các loại giống Nghê, Sư tử, Lân… Người con thứ hai Nguyễn Văn Trọng, nối nghiệp cha ở biệt tài khắc bia chữ Nho lên đá. Và ông tự hào hơn bởi cậu cháu “đích tôn”, mê nghề gia truyền của tiên tổ, cần cù, chăm chỉ, học ông nội đã khắc được chữ lên bia mộ, đục tượng đá tự kiếm sống, trang trải cho việc học tập, đã lấy được bằng Thạc sĩ, trở thành giảng viên của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
“Làng tượng” Long Châu Miếu đã khẳng định “thương hiệu” – “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Họ đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 100 lao động với đồng lương ổn định, thấp nhất 200.000 đồng/ngày. Ngoài ra, có 200 thợ tay nghề cao từ Đà Nẵng, Ninh Bình, Thanh Hóa… thường xuyên ra hợp tác, học hỏi kinh nghiệm. Làng nghề Long Châu Miếu đã và đang phát triển, làm thay đổi diện mạo một miền quê đang trên đà đổi mới…
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Lão hành khất có 25 cây vàng ở miền Tây bỏ nghề ăn xin
Sau 40 năm xin ăn, cụ ông 87 tuổi tích cóp được 25 lượng vàng, nhưng hiện bỏ nghề vì chân đã yếu. Tuy nhiên, khi thấy người lạ, ông cụ theo thói quen vẫn giơ tay hỏi xin ít tiền.
Ngày 15/10, chị Nguyễn Thị Mỹ Dùng (44 tuổi) ở ấp 2, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết sức khỏe ông Nguyễn Văn Cưng (87 tuổi) rất yếu, thường xuyên ốm, phải đưa ra chợ Sa Rài gần biên giới Campuchia chích thuốc, truyền dịch. Cụ ông này bị cướp lột quần lấy hết tài sản ở chợ huyện Tam Nông vào khuya 21/12/2013.
Ông Cưng (86 tuổi) hành nghề ăn xin trên 40 năm. Số tiền tích lũy được ông đi mua vàng giấu trong quần dài may 2 lớp và không cho con cháu biết.
Thấy người lạ đến nhà chị Dùng, cụ Cưng vội trèo lên cầu thang xin tiền.
Theo chị Dùng, gần 1 năm nay nghe ai nhắc đến chuyện đau lòng này là cụ Cưng ôm mặt khóc. Ban đêm cụ sụt sùi một mình rồi gọi tên cha mẹ. Sau nhiều ngày bỏ ăn ngủ, sức khỏe ông lão suy sụp rồi yếu dần, không đi lại nhiều được.
Sáng 15/10, phóng viên gặp cụ Cưng một mình hóng gió trước túp lều tre cạnh căn nhà sàn của chị Dùng giữa đồng cỏ. Thấy người lạ, cụ đứng dậy cố trèo lên cầu thang hỏi xin tiền.
"Gặp ai cậu Sáu tôi cũng xin, nói không có tiền xài. Đến bác sĩ thì cậu nói nhà nghèo muốn chích thuốc miễn phí", chị Dùng kể và cho biết sau khi nhận lại vàng từ cơ quan điều tra, chị bán được hơn 160 triệu đồng, gửi ngân hàng để lấy tiền lãi nuôi cậu ruột.
Trò chuyện cùng chúng tôi, cụ ông râu tóc bạc phơ chậm rãi kể về quãng đời mưu sinh cơ cực. Theo cụ Cưng, cha mẹ là Việt kiều Campuchia, nhiều năm sống ở Biển Hồ bằng nghề đánh bắt cá tôm và trong 5 anh chị em giờ chỉ mình ông còn sống.
"Hơn 60 năm trước, tôi từng lấy vợ nhưng ở với nhau 2 năm bà ấy qua đời mà chưa kịp sinh con. Năm 1970, mẹ tôi mất, anh em lên tàu về Việt Nam. 25 cây vàng bị cướp là tài sản tích cóp được sau 40 năm ăn xin khắp nơi", ông cụ nói.
Cướp 25 cây vàng của ông lão hành khất 86 tuổi nhưng người cầm đầu nói với đồng bọn chỉ có 6 chỉ, số còn lại bỏ túi riêng tiêu xài cá nhân. Băng nhóm này vừa bị khởi tố.
Những ngày đầu đặt chân đến Đồng Tháp, ông Cưng nay đây mai đó trên chiếc xuồng ba lá dọc theo các dòng kênh ven biên giới để bắt ốc, hái rau và xin cơm ăn. Vài năm sau xuồng hỏng, ông lên bờ rồi đi xin từng đồng tiền lẻ ở các chợ trong vùng.
"Từ nhỏ tôi đã biết cậu Sáu đi xin ăn, vài tháng về nhà ở được vài ngày rồi đi tiếp. Trước khi bị cướp, mỗi lần về nhà, cậu Sáu mặc duy nhất chiếc quần đùi có 2 túi chứa đầy vàng. Mỗi khi bước đi 2 túi quơ qua quơ lại vàng cọ vào nhau kêu lốp cốp nhưng con cháu hỏi mượn là cụ lắc đầu", chị Dùng nhớ lại.
Sau 40 năm ăn xin, cụ tích cóp được 25 lượng vàng 24K.
Theo một hàng xóm, mỗi lần cụ Cưng đi xin về hay ghé quán của bà Tư Biên uống nước. Lúc trả tiền cụ ngồi lựa giấy bạc thật lâu để chọn tờ nào cũ rách nhất để đưa chủ quán, còn tiền mới thì đi mua vàng. Khi gia tộc có tiệc, ông Cưng đến dự với cổ đeo dây chuyền 1 lượng và các ngón tay đều đeo nhẫn.
Nói về tài sản của mình, cụ Cưng cho biết có hôm ông xin được 400.000 - 500.000 đồng, ít cũng 200.000 - 300.000 đồng nhưng không dám ăn, dành dụm khoảng 2 tuần mua 1 - 1,5 chỉ vàng xỏ xâu, cất vào túi quần.
Cả đời ăn xin, một ông lão ở Đồng Tháp tích góp được gần 10 lượng vàng. Đêm khuya, ông đang ngủ ở chợ thực phẩm thì bị lấy đi toàn bộ số tài sản.
Khoảng 4 năm nay, sức khỏe yếu dần nên cụ ông chỉ quanh quẩn ở chợ huyện Tam Nông. Sau một ngày ăn xin, ông ra bến sông gần khu vực bán thực phẩm ở thị trấn Tràm Chim tắm giặt, tối giăng mùng ngủ trên sạp bỏ trống của tiểu thương.
"Trước đêm bị cướp, tôi mua 1,5 chỉ vàng với giá mỗi chỉ 3,2 triệu đồng nên hết tiền. 25 cây vàng tôi xỏ thành xâu bỏ trong túi quần 2 lớp để tránh bị rớt. Gần nửa đêm, 2 thanh niên vén mùng làm tôi thức giấc. Một tên bóp cổ, bụm miệng, tên còn lại lột mất 2 chiếc quần nên tôi chỉ còn cái khăn quấn ngang thắt lưng", ông cụ kể.
"Chú đã đến đây thì cho xin ít tiền xài chứ tôi nghỉ đi xa ăn xin rồi. Giờ muốn đi cũng không được, già yếu sắp chết rồi", cụ Cưng nói với phóng viên.
Thấy sức khỏe người cậu quá yếu, khó lên xuống cầu thang nên vợ chồng chị Dùng cất chòi lá sát đất cho cụ ở.
Liên quan vụ án, thanh niên 29 tuổi cầm đầu nhóm cướp là Trần Quốc Việt với 4 đồng phạm Cao Văn Sang (20 tuổi), Lê Đức Duy (19 tuổi), Trần Văn Thanh Danh (18 tuổi), Nguyễn Thái Tài (18 tuổi) bị công an Đồng Tháp đề nghị VKSND cùng cấp truy tố tội Cướp tài sản. Vợ Việt là Nguyễn Thị Oanh (26 tuổi) lấy vàng của chồng cướp được mang đi bán nên bị đề nghị truy tố tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trước yêu cầu của gia đình, 2 tháng trước công an Đồng Tháp trả lại tài sản là vật chứng trong vụ án cho cụ Cưng với sự chứng kiến của chị Dùng. Theo cơ quan điều tra, số vàng này được giám định có giá trị trên 160 triệu đồng. Như vậy, nếu cộng tiền mặt và gần 10 triệu đồng đã trả ông Cưng trước đây thì tài sản giao lại cho nạn nhân trị giá trên 227 triệu đồng.
Việt Tường
Theo_Zing News
Người hành khất 'tỷ phú' được trả lại gần 10 lượng vàng Cả đời ăn xin, một ông lão ở Đồng Tháp tích góp được gần 10 lượng vàng. Đêm khuya, ông đang ngủ ở chợ thực phẩm thì bị "lột quần" lấy đi toàn bộ số tài sản. Ngày 19/8, ông Nguyễn Văn Cưng (87 tuổi, ngụ xã Tân Thành B, tỉnh Đồng Tháp), là nhân vật trong câu chuyện "cụ già ăn xin...