Đến Sa Pa thử bao nhiêu đặc sản nhưng không phải ai cũng từng biết đến món bánh hạt dẻ này
Liệu rằng, có nên đưa bánh hạt dẻ vào “danh sách” những món nên thử hoặc nên mua về làm quà khi đến Sa Pa không nhỉ?
Nhắc đến đặc sản Sa Pa, bên cạnh các món như cá tầm, cá hồi, thịt lợn rừng, rau cải mèo, su su…, chúng ta còn biết đến nhiều món ăn vặt thường được mua về làm quà như các loại quả khô, thịt trâu gác bếp, tương ớt Mường Khương, nấm hương, hạt dẻ rang…. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng ở Sa Pa còn có một món bánh rất hấp dẫn đang được bán ngày càng nhiều trong khoảng vài năm gần đây, đó chính là bánh hạt dẻ.
Bánh hạt dẻ có phần vỏ ngoài làm bằng bột mì, bao trọn lấy phần nhân bên trong làm từ hạt dẻ làm chín rồi nghiễn nhuyễn, thêm chút đường để tạo nên vị ngọt nhẹ. Bánh được rán chín vàng trong chảo dầu, tuy nhiên không không bị ngấm nhiều vào phần vỏ.
Phần nhân bên trong mềm, thơm mùi hạt dẻ. Trong khi đó, phần vỏ bên ngoài lại có chút giòn nhẹ do rán vàng ươm. Bánh ngon nhất là khi ăn nóng. Tuy nhiên, điểm trừ là bánh ăn hơi khô và vì nhiều tinh bột nên sẽ nhanh ngấy và không thể ăn được nhiều.
Video đang HOT
Khoảng vài năm trước, nếu đi Sa Pa chỉ có thể mua được hạt dẻ rang, chưa thấy có sự xuất hiện của bánh hạt dẻ thì giờ đây, bánh hạt dẻ được bán phổ biến ở trung tâm thị trấn. Giá mỗi chiếc bánh này dao động từ khoảng 5k – 8k/chiếc.
Theo chia sẻ của những người bán hàng ở Sa Pa, bánh hạt dẻ có thể giữ khá lâu trong tủ đá (khoảng 10 – 20 ngày). Sau khi mua về, để làm nóng bánh, bạn chỉ cần cho vào áp chảo hoặc lò nướng chứ không cần rán lại bởi như vậy sẽ làm bánh ngấm nhiều dầu hơn.
*Ưu điểm: Bánh có giá rẻ, hương vị lạ lẫm. Có thể mua về làm quà vì để được lâu.
*Nhược điểm: Bánh ăn hơi khô và nhiều tinh bột.
Xét về tổng thể, do sự lạ lẫm nên bánh hạt dẻ vẫn rất thích hợp để mua về làm quà trong những chuyến du lịch Sa Pa. Vậy là từ giờ, những vị khách đi Sa Pa lại có thêm lựa chọn ăn uống mới rồi nhé!
Cá mòi kho địa liền
Là người Quảng Ninh chắc hẳn nhiều người cũng đã từng nghe câu ca dao Vùng mỏ thời thuộc Pháp "Ăn cơm với cá mòi he/ Lấy chồng Cẩm Phả đun xe cả đời".
Câu thơ ý muốn nói chỉ có gia đình nghèo không có điều kiện mới ăn cá mòi, thế nhưng ngày nay món cá này đã trở thành đặc sản nơi phố phường.
Để có nồi cá mòi kho ngon, từ khâu đầu tiên cần chọn cá tươi.
Cá mòi chỉ khai thác trong tự nhiên, hơn nữa không phải lúc nào ngư dân cũng đánh bắt được nên cá mòi ngày càng hiếm hơn trên thị trường. Ở Quảng Ninh, vùng biển Cô Tô là nơi đánh bắt được nhiều cá mòi nhất.
Ngoài vụ chiêm vào tháng 8, 9 Âm lịch thì đầu mùa hè là chính vụ cá mòi. Khi đó, những đàn cá mòi béo tròn béo trục, ôm bụng trứng bơi ngược từ cửa biển vào các con sông để sinh sản. Cá mòi thuộc họ cá trích, chia làm hai loại là cá mòi lửa và cá mòi he. Chúng có thể sống được ở cả nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Trung bình, một con cá mòi nặng khoảng 30g và to bằng 3 ngón tay của người lớn. Cá mòi có thân dẹt, hình bầu dục và thắt lại ở phần đuôi. Toàn bộ thân cá được phủ một lớp vảy mềm màu trắng bạc, phần lưng hơi có màu xanh xám. Vây lưng của cá khá cứng và nhọn, vây bụng dài, vây đuôi ngắn và khá mềm. Thịt cá mòi rất chắc, mềm ngọt nhưng lại nhiều xương dăm...
Trong một chuyến thực tế viết bài ở Yên Tử, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Toàn, đầu bếp của nhà hàng Làng Nương và được thưởng thức món cá mòi kho địa liền ấn tượng.
Hỏi làm thế nào để có thể nấu được món cá mòi kho ngon, anh Toàn không ngại lộ bí quyết mà chia sẻ: Cá mòi mặc dù có khá nhiều xương nhỏ nhưng thịt của cá mòi rất ngậy và thơm, chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho bà bầu. Chính vì điều này, cá mòi được rất nhiều người yêu thích.
Cá mòi kho đang là món ăn được nhiều người ưa thích.
Cá mòi kho ngon nhất là bằng nồi gang hoặc nồi đất trên bếp củi đun liên tục trong vòng 10 - 12 tiếng đồng hồ. Về quy trình chế biến, đầu tiên cá tươi mua phải chọn kỹ từng con. Chỉ chọn những con đã trưởng thành, to đều và dày mình thì thịt mới ngon, béo. Gia vị gồm nhiều loại khác nhau cũng được lựa chọn kỹ. Địa liền, gừng tươi thái mỏng, ghép cùng cá khi kho để cá không bị vỡ. Chuối xanh cắt khúc, chuối phải vừa tầm bánh tẻ, không được non quá vì kho sẽ bị chát, cũng không được già quá khiến cá bị chua. Bên cạnh đó còn có thêm sả, ớt tươi, me và các gia vị thông dụng khác, đặc biệt không thể thiếu nước hàng hay còn gọi là kẹo đắng để tạo màu sắc đặc trưng cho món cá kho.
Cá ướp gia vị trong 30 phút cho ngấm rồi mới xếp vào nồi. Những con cá được xếp đứng, cùng chiều để toàn bộ thân cá được tiếp xúc với nước gia vị khi đun. Xếp một lớp chuối, địa liền và gừng dưới đáy nồi rồi mới xếp cá, cứ xếp xen kẽ như vậy, cuối cùng phủ một lớp chuối xanh lên trên các lớp cá, bắc nồi cá lên bếp, đun đến khi sôi thì giảm lửa đun liu riu.
Sau khi kho trên bếp củi đạt 10 -12 tiếng, chúng ta sẽ có món cá mòi kho nhừ xương, ăn được cả con cá không bỏ đi chút nào, hương vị đậm đà, hài hòa, cá thơm và béo ngậy. Cá mòi kho địa liền ăn kèm cùng với cơm gạo tám nóng hổi vô cùng hấp dẫn, hao cơm.
Đổi vị với những món ăn miền Tây được yêu thích tại TP.HCM Nếu muốn khám phá ẩm thực miền Tây ngay tại TP.HCM, những gợi ý dưới đây sẽ thỏa mãn tâm hồn ăn uống của bạn. Lẩu mắm là món ăn dân dã mang hương vị đặc trưng của miền Tây. Một phần lẩu gồm đa dạng các loại cá, tôm, mực, heo quay... ăn kèm 16 loại rau xanh khác nhau. Đặc biệt,...