Đến Quảng Nam, không biết đều này sẽ rất đáng tiếc
Đến Quảng Nam mà du khách chỉ đi phố cổ Hội An là một thiếu sót lớn, nơi đây còn nhiều điều thú vị để du khách khám phá.
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu đền tháp tọa lạc trong một thung lũng kín có đường kính khoảng 2 km, các dãy núi vòng cung bao bọc trung tâm khu đền tháp, tách biệt với thế giới bên ngoài.
Phía Nam khu đền tháp Mỹ Sơn là đỉnh núi Mahapavata (còn có tên gọi khác nhau như đỉnh Hòn Đền, núi Chúa, đỉnh Răng Mèo).
Xung quanh đỉnh núi này có nhiều câu chuyện, truyền thuyết gắn liền với cuộc sống tâm linh của cộng đồng dân cư địa phương. Đối với Mỹ Sơn, núi Chúa còn biểu tượng cho đỉnh núi thiêng của vương quốc Chămpa, được ví như ngọn hải đăng đối với các thuyền buôn khi qua vùng đất Amaravati (tiểu quốc Chămpa).
Khu đền tháp Mỹ Sơn cũng là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng của các vương quốc Chămpa. Địa điểm thung lũng nằm lệch về phía Tây kinh thành Simhaphura (Trà Kiệu) khoảng 20 km.
Bắt đầu từ thế kỷ thứ 4, Mỹ Sơn được các vương quốc Chămpa xây dựng kéo dài đến thế kỷ thứ 13. Trải dài hàng chục thế kỷ, số lượng đền tháp ngày một xây dựng nhiều hơn, Mỹ Sơn trở thành nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ của văn minh Chămpa. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, được đánh giá tương đồng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.
Với lịch sử phát triển lâu đời, Mỹ Sơn trở thành một kho tàng văn hóa rực rỡ, sinh động, mang giá trị thẩm mỹ của nhân loại. Nhiều phong cách kiến trúc của nghệ thuật Chămpa được khẳng định và phát triển trong quần thể di tích này.
Ngày 4/12/1999, tại thành phố Marrakesh (Morocco), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận khu đền tháp Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới.
Quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 7 km, cách thành phố Hội An 45 km. Công trình tri ân, tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam Anh hùng, những người đã cống hiến, hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Video đang HOT
Đây là nơi ghi danh hơn 100 ngàn Mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước và lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, tư liệu gắn liền với cuộc đời tần tảo, hi sinh của các Mẹ.
Bãi đá Lò Thung nằm trên sông đá Giăng, giáp bìa làng cổ Lộc Yên. Lò Thung được ví như một “vương quốc” đá huyền bí với hàng trăm hang hốc hình thù kỳ lạ trải dài gần 1km, một không gian sinh thái nguyên sơ, hiền hòa, trong lành, thích thú cho những ai muốn trải nghiệm sông nước. Bãi đá Lò Thung còn gắn với huyền thoại về người khổng lồ đã từng sinh sống qua những dấu vết còn khắc họa trên đá.
Dọc hai bên đường, bạn sẽ được cảm nhận không khí thoáng đãng, trong lành với núi rừng kỳ vĩ, trải dài đến bãi đá. Với hàng trăm hang đá hình dạng độc đáo và khác biệt nên chỉ cần đứng từ xa, du khách đã nhận ra được “vương quốc đá” rộng lớn này.
Qua năm tháng, người dân địa phương ở đây đã đặt tên cho các hòn đá theo hình dạng của nó như: “cối trời”, “bàn chân khổng lồ”, “giếng trời”,… mỗi tên gọi lại mang những ý nghĩa thể hiện vẻ đẹp riêng của nơi đây.
Khi đến đây, du khách đều cảm thấy thích thú trước trước những cối đá tròn và có đường kính khoảng 20cm vừa mới lạ vừa tự nhiên. Là một trong những khu du lịch sinh thái tiềm năng, bãi đá Lò Thung Quảng Nam luôn tạo sự bất ngờ cho du khách.
Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hóa Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu với Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.
Tại đây trưng bày hơn 220 hiện vật văn hóa Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2.000 năm được phát hiện qua các đợt thám sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm… từ năm 1989 đến năm 1994. Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo bậc nhất của Việt Nam hiện nay về văn hóa Sa Huỳnh.
Làng cổ Lộc Yên cách thành phố Tam Kỳ 35 km, cách thành phố Hội An 80 km. Làng cổ Lộc Yên là một không gian văn hóa, sinh thái đặc trưng của vùng trung du Quảng Nam.
Tại đây còn lưu giữ những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi: độc đáo về không gian kiến trúc, tinh xảo trong nghệ thuật chạm trổ được hình thành từ nguyên liệu chính là gỗ mít vườn, một loại cây ăn quả đặc sản Tiên Phước.
Đây là nơi lưu dấu sự tài hoa và khéo léo của các nghệ nhân phường mộc Vân Hà – một phường mộc khá nổi tiếng ở vùng Quảng Nam xưa với sự điển hình của chiếc bàn xoay bí ẩn, kỳ thú. Đặc biệt còn có cả một không gian văn hóa đá của người dân xứ Tiên: những bờ đá, mộ đá, giếng đá hàng trăm năm tuổi.
Thánh địa Mỹ Sơn - Tuyệt tác văn hóa Chăm Pa
Thánh địa Mỹ Sơn là địa danh du lịch nổi tiếng ở Quảng Nam. Đây là di sản văn hóa lịch sử mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa với quần thể kiến trúc đền đài độc đáo, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ. Với đường kính rộng khoảng 2km cùng hơn 70 ngôi đền tháp khác nhau, thánh địa Mỹ Sơn mang nhiều nét kiến trúc lịch sử tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của Chăm Pa cổ.
Theo thuyết minh, di tích này có niên đại vào khoảng thế kỷ IV bởi vua Chăm Pa - Bhadresvara và từng là nơi dùng được dùng để thờ cúng thần Linga và Shiva. Hai thế kỷ sau, ngôi đền bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn. Tới thế kỷ VII, vua Sambhuvarman đã cho xây lại các ngôi đền và những di tích này còn tồn tại đến ngày nay.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ.
Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm ẩn mình sâu trong thung lũng với núi non trùng điệp bao quanh. Khi xưa, Mỹ Sơn từng là nơi mà người dân dùng để cúng tế cũng như đặt các lăng mộ của các các vị vua Chăm Pa thời kỳ đó.
Khí hậu của Quảng Nam cũng như những địa phương thuộc khu vực Duyên hải miền Trung khác là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài tháng 2 đến tháng 8 hằng năm. Để tham quan thánh địa Mỹ Sơn, thời gian lý tưởng nhất là vào mùa hè, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4. Lúc này, tiết trời nắng ráo, ít mưa, bạn có thể thoải mái di chuyển, khám phá địa danh lịch sử này.
Bạn Hoài Anh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Em cùng bạn bè đến du lịch thánh địa Mỹ Sơn để tìm hiểu thêm về những nét văn hóa lịch sử của người Chăm Pa xưa. Những nét kiến trúc tại đây làm cho chúng em rất choáng ngợp và thật sự ngạc nhiên, tò mò".
Thánh địa Mỹ Sơn đa số đều được xây dựng bằng gạch nung đỏ.
Thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn từ kiến trúc huy hoàng xa hoa của Ấn Độ, gồm một tổ hợp nhiều đền đài của vương quốc Chăm Pa, bao quanh là núi đồi. Đa số đều được xây dựng bằng gạch nung đỏ. Cho đến tận ngày nay, kỹ thuật xây dựng, gắn kết những viên gạch này vẫn còn bí ẩn lớn. Ngoài ra, những nét chữ ký bằng tiếng Phạn cổ trên các tấm bia cũng thu hút sự quan tâm của du khách.
Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn được chia làm 6 loại đặc trưng. Trong đó, bao gồm phong cách cổ kính, Hòa Lai, Mỹ Sơn, Ponagar, Đồng Dương và phong cách Bình Định. Điểm chung của các loại kiến trúc này đều là đầu tháp hình chóp. Đây được cho là biểu tượng của đỉnh Meru - nơi cư trú của các vị thần Hindu.
Tường bên ngoài tháp được làm từ những phiến gạch khắc hoa văn lá cuốn hình chữ S độc đáo. Đâu đó là những pho tượng sa thạch hình Makara, vũ nữ Apsara, sư tử, chim thần Garuda, voi,... được sắp xếp khăng khít với nhau tạo điểm nhấn tôn lên sức sống mãnh liệt của người Chăm cổ.
Khu di tích Mỹ Sơn không chỉ là kiệt tác của nền kiến trúc Champa. Mà còn ghi dấu ấn bởi nền văn hóa khu vực Đông Nam Á, tiêu biểu là Ấn Độ giáo.
Khu di tích Mỹ Sơn không chỉ là kiệt tác của nền kiến trúc Champa. Mà còn ghi dấu ấn bởi nền văn hóa khu vực Đông Nam Á, tiêu biểu là Ấn Độ giáo. Trải qua hàng thế kỷ, khu di tích Mỹ Sơn ít nhiều cũng bị tàn phá bởi chiến tranh và thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhờ công lao của người dân và chính quyền địa phương mà nơi đây vẫn còn rất nhiều tòa tháp nguyên vẹn, là những di tích đáng tự hào của dân tộc ta.
Du khách từ phương xa tới thăm thánh địa Mỹ Sơn còn được thưởng thức điệu múa Apsara nổi tiếng, lấy cảm hứng từ tượng đá sa thạch. Với tựa đề "Linh hồn của đá", điệu múa mượt mà, uyển chuyển, tôn đường cong của phái đẹp Chăm Pa cổ xưa.
Ngày nay, điệu múa này thường được biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật quan trọng của tỉnh. Hoặc phục vụ cho các đoàn khách du lịch phương xa khi tới tham quan thánh địa Mỹ Sơn. Tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai náo nhiệt sẽ biến du khách hóa thân vào những cô gái Chăm Pa trong điệu múa truyền thống.
"Tôi may mắn được trải nghiệm lễ hội Kate khi đến du lịch tại thánh địa Mỹ Sơn. Nơi đây không chỉ có nền kiến trúc độc đáo mà còn hấp dẫn du khách bởi những đặc biệt trong văn hóa của người Chăm cổ. Du khách rất hào hứng và bị thu hút bởi các nghi lễ được diễn ra tại đây", anh Vũ Nhật Khánh, du khách đến từ Yên Bái cho biết.
Du khách từ phương xa tới thăm thánh địa Mỹ Sơn còn được thưởng thức điệu múa nổi tiếng.
Du khách đến thánh địa Mỹ Sơn không thể nào bỏ qua lễ hội Katê, một trong những lễ hội lớn nhất, diễn ra vào tháng 7 hằng năm theo lịch người Chăm. Tại đây, du khách không chỉ được tham quan di sản độc đáo mà còn được tham gia các nghi lễ cúng cầu an, rước nước, kiệu rước lễ phục... Ngoài ra, lễ hội Katê còn có rất nhiều màn biểu diễn văn nghệ đặc sắc, được kết hợp những đạo cụ truyền thống khiến bạn khó lòng rời mắt. Đây vừa là dịp để những người dân bản địa tưởng nhớ về lịch sử hào hùng vừa tạo nên những điểm nhấn đặc biệt thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Thánh địa Mỹ Sơn - nơi từng là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa chắc chắn sẽ còn có nhiều điều kỳ thú đang đợi bạn đến và khám phá.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư phát triển du lịch xứng tầm Những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lượng sản phẩm cũng như hình ảnh quảng bá trong mắt du khách. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không khói cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, nhất là thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cùng sản...