Đèn phanh ô tô sáng bất thường là do đâu?
Nếu đèn phanh sáng khi nhấn phanh thì chuyện đó rất bình thường. Thế nhưng, nếu đã nhả hết phanh xe ô tô bị sáng đèn phanh liên tục không tắt nghĩa đang có vấn đề.
Đèn phanh ô tô là gì?
Trên một số các dòng xe, ký hiệu phanh tay thường có ký hiệu hình chữ P và có vòng tròn ở giữa. Nếu xảy ra trường hợp khi không đạp bàn đạp phanh mà đèn phanh ô tô bật sáng hoặc nhấp nháy thì bạn nên đi kiểm tra lại hệ thống phanh của mình để đảm bảo an toàn.
Đây là một bộ phận giúp báo hiệu cho người điều khiển nên đi chậm hoặc dừng lại hẳn. Và điều chỉnh tốc độ khi di chuyển một cách hợp lý. Chính vì vậy mà khi bộ phận đèn báo phanh ô tô có những tín hiệu bất thường thì bạn không nên bỏ qua mà hãy xem xét thật kỹ.
Ký hiệu phanh tay thường có ký hiệu hình chữ P và có vòng tròn ở giữa
Nguyên nhân khiến đèn phanh ô tô sáng
Dầu phanh ở mức thấp
Video đang HOT
Trên nhiều dòng xe, một dấu chấm than “!” xuất hiện trên đồng hồ hiển thị có thể biểu thị mức dầu phanh đã xuống thấp. Nếu dấu chấm than có màu vàng, hệ thống phanh vẫn có thể có đủ chất lỏng để hoạt động. Và nếu nó chuyển sang màu đỏ, bạn nên mang xe của mình đến garage sửa chữa càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, hiện tượng đèn phanh sáng lên khi bạn vừa mở máy hoặc khi xe vừa khởi động lại sau khi dừng xe thì rất có thể liên quan đến dầu phanh, bạn cần kiểm tra lại dầu thắng trong bình chứa, phần lớn là do nhớt đã cạn, rơi xuống dưới vạch “Add”. Tình trạng thiếu dầu khiến đèn phanh sáng lên để báo động khi máy vừa nổ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể để nguội đầu máy và châm dầu lên tới vạch Add cho đủ số là được.
Chưa kéo hết phanh tay
Khi đèn phanh sáng, tốt nhất bạn không nên tiếp tục lái xe, vì có thể làm hỏng má phanh và cánh quạt. Rất có thể, nguyên nhân là do bạn quên chưa thả (hoặc xả) thắng tay, thắng tay giúp xe khỏi lăn trên đường dốc, hoặc trong trường hợp nguy hiểm muốn dừng lại mà thắng chân không chịu làm việc thì bạn dùng thắng tay.
Khi đèn phanh sáng, tốt nhất bạn không nên tiếp tục lái xe, vì có thể làm hỏng má phanh và cánh quạt
Liên quan đến hệ thống chống bó cứng phanh
Trên nhiều dòng xe hiện đại ngày nay, hệ thống chống bó cứng phanh được trang bị giúp ngăn chặn bánh xe bị khóa và lốp xe khỏi mất lực kéo trong các tình huống trơn trượt, hệ thống này thường có đèn cảnh báo riêng biệt. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào trường hợp mà đèn phanh có thể báo sáng, phần lớn nguyên nhân của sự cố đến từ bộ cảm biến. Một kỹ thuật viên về ô tô có thể thực hiện một bài kiểm tra và tìm ra nguyên nhân giúp bạn tìm ra giải pháp.
Bóng đèn phanh bị hỏng
Đèn phanh sáng cũng có thể là lời lý giải cho việc đèn phanh xe của bạn đã bị cháy. Để kiểm tra, bạn có thể nhờ một người bạn đứng ngay sau xe và kiểm tra đèn phanh có sáng khi bạn đạp phanh hay không?
Ánh sáng của đèn phanh không phải là thứ duy nhất cần lưu ý. Việc quan sát các loại đèn báo trên bảng điều khiển và để ý thời gian, mức độ đèn báo sáng cũng là một phương án hay giúp bạn “đoán bệnh” cho chiếc xe của mình.
Nguyên nhân khiến động cơ khởi động được nhưng tắt lịm sau ít phút
Việc nhận biết nguyên nhân khiến ô tô vừa khởi động đã tắt lịm sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn nếu bạn bỏ túi một số kinh nghiệm dưới đây.
Bộ đề bị hỏng (lỗi cơ khí)
Sau một thời gian sử dụng, các chi tiết thuộc bộ đề như bánh răng, ổ trục hay vòng bi sẽ bị hư hỏng, từ đó gây ra tình trạng không khởi động được. Nếu người lái vặn chìa khóa về nút off đèn pha sáng, sau đó bật lên vị trí Acc/on mà đèn pha mờ đi, đó là lúc cần thay bộ đề mới hoặc phải sửa chữa ngay lập tức để không xảy ra tình trạng này.
Không có tia lửa điện
Bu-gi và các bộ phận đánh lửa gặp vấn đề, không thể phát sinh tia lửa điện hoặc phát sinh chậm, và về cơ bản, nếu không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện xuất hiện không đúng thời điểm thì động cơ sẽ không thể khởi động.
Nếu không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện xuất hiện không đúng thời điểm thì động cơ sẽ không thể khởi động
Nếu nhận thấy xe đang ngày một yếu đi hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng khó khởi động thì đó chính là dấu hiệu báo trước, cần xem xét vấn đề của bu-gi hay vấn đề của thời điểm đánh lửa.
Rơ-le hoặc bơm xăng bị lỗi
Rơ-le hoặc bơm xăng bị lỗi sẽ khiến cho động cơ không nhận được đủ nhiên liệu, làm cho động cơ bị nóng lên, không thể tiếp tục hoạt động, bơm xăng cũng sẽ nhanh bị hỏng. Chủ xe nên trang bị thêm đồng hồ áp suất nhiên liệu để theo dõi động cơ có nhận được đủ nhiên liệu hay không.
Rơ-le hoặc bơm xăng bị lỗi sẽ khiến cho động cơ không nhận được đủ nhiên liệu, làm cho động cơ bị nóng
Xe hết nhiên liệu
Khi bình nhiên liệu cạn, động cơ vẫn sẽ nổ máy nếu được khởi động nhưng không đủ khả năng để tiếp tục hoạt động. Người chủ xe nên thường xuyên kiểm tra mức nhiên liệu để bổ sung kịp thời, không nên để cạn kiệt xăng/dầu rồi mới đổ. Tình trạng này nếu lặp lại nhiều lần cũng sẽ gây ảnh hưởng đến bơm xăng, lọc xăng và tuổi thọ của động cơ.
Hệ thống hoặc kim phun nhiên liệu bị tắc
Sử dụng nhiên liệu không đạt chất lượng, hoặc xe hoạt động lâu ngày thì hệ thống kim phun, bộ lọc nhiên liệu sẽ bị tắc bởi cặn bẩn, khiến cho xăng/dầu xuống được động cơ, làm cho động cơ không thể hoạt động. Bộ lọc trong những chiếc xe đời mới được đặt trong bình nhiên liệu và thường không cần phải thay thế cho đến khi qua mốc 50.000 km.
Mẹo vệ sinh trần mái bên trong xe ô tô Trần mái bên trong xe có bọc bằng vải nên qua thời gian sử dụng sẽ hấp thụ mùi trong xe và có thể bị bẩn. Cần sử dụng chất tẩy rửa chuyên dành cho nội thất bọc trong xe để làm sạch. Hầu hết các dòng xe hiện nay đều được trang bị trần xe ô tô bọc nỉ. Tuy nhiên, loại...