Đến Ninh Bình chiêm ngưỡng ngôi chùa Vàng độc đáo nằm giữa hồ
Không nổi tiếng như chùa Bái Đính nhưng chùa Vàng Ninh Bình lại có một vị trí đặc biệt giữa sóng nước mênh mông, toát lên một vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng làm “say” lòng người.
Chùa Vàng Ninh Bình ở đâu?
Chùa Vàng nằm trên kiến trúc cũ của chùa Bát Long – ngôi chùa cổ được vua Lê Đại Hành xây dựng cách đây hơn 1000 năm của một hòn đảo nhỏ có diện tích 28ha ở giữa hồ Cá Voi, thuộc xã Ninh Nhất, tỉnh Ninh Bình và cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 1km về phía Đông.
Quần thể chùa nổi bật giữa hồ (Ảnh @laz2173)
Dù chỉ mới được khai thác vào tháng 3/2018 nhưng ngôi chùa càng ngày càng chiếm được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, hữa hẹn sẽ là một trong những chốn tâm linh nổi tiếng của Ninh Bình mà du khách không thể bỏ lỡ.
Khung cảnh hữu tình nơi chùa Vàng Ninh Bình
Ngôi chùa Vàng được xây dựng theo kiến trúc hình bát giác 8 cạnh đều nhau quay ra 8 hướng tượng trưng cho việc thờ phụng 8 vị Vua thời 12 xứ quân xưa của chùa Bát Long là: Ngô Xương Xí, Nguyên Siêu, Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Đõ Cảnh Thạc, Nguyễn Khoan, Kiều Thuận và Nguyễn Thủ Tiệp.
Chùa được xây theo hình bát giác (Ảnh FB Hương Đinh)
Toàn bộ các công trình trong chùa đều được sử dụng chất liệu chính là gỗ lim màu đen tuyền, kết hợp với phần mái ngói được thiết kế theo phong cách truyền thống của các đền chùa thời xưa là hình mái đao có phần đuôi cong vút lên trời, cùng các họa tiết long phượng chầu ngọc được đặt khéo léo trên đỉnh mái, khiến cho ngôi chùa toát lên một vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc như đã có từ lâu đời vậy.
Kiến trúc chùa toát lên vẻ cổ kính trầm mặc (Ảnh FB Hung Viet)
Ngoài ra, các chi tiết kiến trúc trong chùa Vàng Ninh Bình cũng được sử dụng kỹ thuật mộc truyền thống theo không gian 3 chiều, có sự liên kết hài hòa với nhau tạo cho tổng thể kiến trúc vừa có sự thanh thoát, mềm mại, lại vừa vững chãi và uy nghi hiếm nơi nào có được.
Bên cạnh đó, xung quanh và phần bệ đỡ của các công trình đều được sử dụng đá xanh kiên cố để bảo vệ cũng như giữ gìn cho kiến trúc nơi đây được nguyên vẹn lâu dài. Đặc biệt, sắp tới chùa cũng sẽ được dát vàng toàn bộ để mang đến một cảnh quan lộng lẫy, cao quý như đúng cái tên của nó mang lại.
Tường bao bằng đá vững chãi (Ảnh @dealejandro711)
Trong khắp khuôn viên chùa Vàng ở Ninh Bình được trồng rất nhiều cây xanh, từ cây cỏ thụ cho đến những chậu bonsai được cắt tỉa khéo léo, vừa làm đẹp cho khung cảnh nơi đây vừa kết hợp với sóng nước mênh mông xung quanh khiến cho ngôi chùa quanh năm đều mắt mẻ và trong lành.
Xung quanh chùa chính còn được xây dựng 3 ngôi chùa nhỏ với các kiến trúc khác nhau, điển hình là có tòa được xây bằng đá có 3 tầng, thon nhỏ dần lên trên, nằm trên một mảnh đất nhỏ hình tròn nổi lên giữa hồ khiến cho ta có cảm giác như đang được chứng kiến tháp Rùa – một công trình thiêng liêng bậc nhất ở thủ đô vậy.
Công trình gần giống như tháp Rùa Hồ Gươm (Ảnh FB Hương Lê)
Mỗi một thời điểm, chùa Vàng Ninh Bình tại chinh phục du khách theo một cách khác nhau: vào sáng sớm thì thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương sớm chưa tan hết nơi mặt hồ trông như chốn bồng lai tiên cảnh, khi mặt trời đã đứng bóng thì hỉnh ảnh ngọn tháp hình bát giác sừng sững vươn lên giữa mặt hồ, xung quanh là vườn “thượng uyển” xanh mướt tựa như một bức tranh thủy mặc hữu tình.
Video đang HOT
Ban ngày hữu tình thơ mộng (Ảnh FB Bùi Trường Chung)
Đặc biệt, khi màn đêm buông xuống, ngôi chùa không chỉ trở lên thanh tịnh giữa không gian Phật giáo linh thiêng mà còn được thắp lên những ánh đèn vàng rực như đúng cái tên của nó, lấp lánh trong không gian, tỏa sáng cả một vùng trời và điệu đà soi bóng xuống mặt hồ, khiến ta như đang được chiêm ngưỡng một lễ hội ánh sáng lộng lẫy, huyền ảo.
Khung cảnh huyền ảo vào ban đêm (Ảnh @one_wander_at_a_time)
Cách di chuyển đến chùa Vàng Ninh Bình
Để đến hồ bạn di chuyển theo trục đường Tràng An dẫn vào danh thắng Tràng An, nếu đi từ cổng chào Tràng An có 2 con voi thì bạn sẽ thấy chùa nằm bên tay phải, còn nếu xuất phát từ các địa danh có chiều ngược lại thì chùa sẽ nằm bên tay trái. Sau đó, bạn thuê thuyền ở bờ hồ cá Voi rồi đi ra tham quan đảo chùa Vàng.
Thuyền là phương tiện duy nhất để đến chùa (Ảnh @cisnerosviaja)
Một số lưu ý khi ghé thăm chùa Vàng Ninh Bình
- Cũng như bao chốn tâm linh khác, khi đến chùa bạn phải ăn mặc kín đáo, lịch sự, không nô đùa, cười nói to và không xả rác bừa bãi.
- Nên đến thăm viếng chùa ban ngày, còn muốn ngắm vẻ đẹp ban đêm thì chỉ cần đứng từ bờ nhìn vào là đã đủ tuyệt vời rồi đấy.
- Sau khi tham quan chùa bạn có thể ghé thăm các điểm du lịch ngay gần đó như Tràng An hay Hang Múa để chuyến đi thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa.
Ăn mặc kín đáo khi đến chùa (Ảnh @krthaohien_)
Nếu bạn không hợp với chuyến vận động “nặng nhọc” như leo núi ở chùa Bãi Đính thì có thể “đổi gió” đến với chùa Vàng, chắc chắn sẽ không khiến chuyến du lịch Ninh Bình của bạn phải thất vọng đâu nhé.
Chùa Bích Động Ninh Bình - Nam Thiên đệ nhị động có 1-0-2 ở Cố đô Hoa Lư
Chùa Bích Động Ninh Bình là một thắng cảnh nổi tiếng với danh xưng "Nam Thiên đệ nhị động", chỉ xếp sau động Hương Tích. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh đến lạ thường.
Đôi nét về chùa Bích Động Ninh Bình
Chùa Bích Động Ninh Bình là một kiến trúc tâm linh được xây dựng trên sườn núi thuộc thôn Đam Khê, X. Ninh Hải, H. Hoa Lư. Ban đâu nơi đầu được gọi với cái tên là "Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng" mang ý nghĩa là một ngôi chùa đẹp, trong trắng giống như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Vào năm 1774, trong một lần chúa Trịnh Sâm đến thăm đã đổi tên thành chùa Bích Động. Đây là một trong những danh thắng nổi tiếng bậc nhất ở Ninh Bình được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động" nghĩa là động đẹp thứ hai ở trời Nam, xếp sau động Hương Tích ở Thủ đô.
Chùa Bích Động Ninh Bình nằm ẩn mình giữa những dãy núi
Tồn tại gần 600 năm với biết bao sự kiện lịch sử, tại đây hiện đang lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Ngày nay, chùa Bích Động đã được xếp hạng là một di tích quốc gia đặc biệt và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa, thiên nhiên của thế giới. Đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng hàng đầu miền Bắc, thu hút rất nhiều hành khách tìm về mỗi năm.
Ngôi chùa đã tồn tại được gần 600 năm
Di chuyển đến chùa Bích Động như thế nào?
Do nằm ngay trong khu du lịch Tam Cốc Bích Động nên du khách hoàn toàn có thể kết hợp đến tham quan Tam Cốc và chùa Bích Động Ninh Bình làm một. Chỉ có một con đường thủy duy nhất để đến được Tam Cốc là di chuyển đến đình Các tại thôn Văn Lâm rồi ra bến sông Ngô Đồng để đi thuyền. Từ Tam Cốc Ninh Bình bạn có thể di chuyển đến chùa Bích Động bằng xe đạp, xe máy, taxi hoặc đi bộ.
Dấu ấn kiến trúc ở chùa Bích Động Ninh Bình
Chùa Bích Động Ninh Bình được xây dựng theo lối kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Tổng thể quần thể chùa gồm 3 chùa, 3 động trong đó 2 động khô và 1 động nước. Động Khô bao gồm Động Tối ở lưng chừng núi, Bích Động có động nước là Xuyên Thủy Động ở dưới lòng đất.
Điểm nhấn nổi bật nhất của chùa là kết cấu kiểu chữ Tam theo Hán. Khác với chùa kiểu chữ Xông có 1 gian thiêu hương nối liền thì ba tòa nhà trong chùa lại được tách rời hoàn toàn. Theo đó thì cấu trúc gồm 3 phần riêng lẻ là chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng được sắp xếp dọc theo sườn núi theo thế từ cao đến thấp.
Chùa sở hữu khung cảnh và giá trị tâm linh cao
Chùa Bích Động Ninh Bình có gì hấp dẫn?
Chùa Hạ
Để vào được chùa bạn sẽ phải men theo cây cầu đá được ghép thành từ những phiến đá xanh rồi dẫn vào cổng Tam Quan chùa. Ở đây có một con đường nằm ngay bên chân núi, lát gạch với chiều dài khoảng 55m, đây cũng là lối đi duy nhất để vào được chùa Hạ. Chùa Hạ được xây dựng có tổng cộng 5 gian trên 1 nền cao ở dưới chân núi. Kiến trúc chùa được thiết kế kiểu chữ Đinh. Phần mái có 2 tầng uốn cong, gồm tất cả 8 mái. Các cột ở cùa Hạ được làm bằng đá liền nguyên khối, không có sự chắp nối với chiều cao khoảng 4m. Vào thời gian chùa được xây dựng thì để tạo nên những cột đá như thế phải tốn rất nhiều công sức và sự tỉ mỉ.
Bước vào bên trong chùa, ở trên cao gian giữa Tiền Đường được treo một bức đại tự viết bằng chữ Hán là "Mạo cổ thần thanh". Câu này khi được dịch nghĩa ra có nghĩa là ngôi chùa này rất linh thiêng. Ở khu vực thượng điện sẽ là nơi thờ Phật, tiếp đó là các bệ xếp theo thứ bậc từ cao xuống thấp được đặt các đồ thờ như đỉnh hương, đèn,...
Chùa Trung
Sau khi đã tham quan xong chùa Hạ bạn hãy trở ra sân đi về hướng Bắc sẽ gặp 1 đường đi gồm 80 bậc đá men quanh sườn núi. Đây chính là con đường để dẫn lên lưng chừng núi, nơi chùa Trung tọa lạc. Khác với chùa Hạ thì chùa Trung có phong cách kiến trúc bán mái ở phía ngoài.
Đây là một ngôi chùa khá độc đáo chỉ có phần mái và cửa lộ thiên còn các kiến trúc còn lại đều nằm ẩn trong hang núi. Chùa Trung được xây dựng gồm ba gian để thờ Phật. Phía trên mái khắc hai chữ Hán tự "Bích Động" được đặt theo lệnh ban của chúa Trịnh Sâm. Phía bên trái chùa chính là gian thờ Thánh Mẫu.
Chùa Thượng
Để đến được chùa Thượng du khách phải bước qua khoảng 40 bậc đá men theo sườn núi. Đây là một ngôi chùa nhỏ nằm ở trên sườn núi, ở vị trí cao nhất gần đỉnh núi Bích Động. Chùa nằm cao hơn so với sân gạch trên nềm đất tầm 60m. Chùa xây dựng theo hướng Đông Nam và để thờ phật Bà Quan Âm. Ở đây có hai miếu nằm hai bên là miếu thờ Đức Sơn Thần và miếu thờ Thổ Địa. Cạnh chùa có 1 bể nước được gọi là "bể nước Cam Lộ" của Quân Âm Bồ Tát.
Từ chùa Thượng, du khách sẽ nhìn thấy được 5 ngọn núi đứng độc lập nhau chầu về núi Bích Động trông rất giống 5 canash của hoa sen. Đó chính là Ngũ Nhạc Sơn gồm: núi Hang Dựa, núi Con Lợn, núi Đầu Cầu, núi Gia Định, núi Tầm Sặng.
Động Tối
Một điểm không thể quên ghé khi đến chùa Bích Động Ninh Bình đó là Động Tối. Sau khi hành hương lễ Phật ở Thượng Điện, bạn hãy bước lên 21 bậc đá là sẽ đến được Động Tối. Bên trên cửa động hiện nay vẫn đang treo một chiếc chuông đồng lớn do hai vị sư Trí Thể và Trí Kiên đúc vào năm 1707.
Động Tối là một không gian khá dài, có điện thắp sáng bên trong nên du khách có thể dễ dàng đi khám phá trong động. Ở bên trong là một công trình tự nhiên vô cùng đồ sộ, hoành tráng dưới ánh điện vàng. Bạn sẽ thấy được hình ảnh tiểu đồng, ông tiên cô, rồng lượn,... được chạm đúc nổi bằng đá rất chi tiết, tỉ mỉ. Tất cả đều được hiện ra ngay trước mắt mọi người như một thế giới cổ tích bị hoá đá. Ở gần cửa động phía tay pahri có 3 tượng Phật làm bằng đá sừng sững, uy nghi biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Ở chính giữa là Phật Di Đà, bên trái là hình tượng lão Thọ bằng đá và Quan Âm Thị Kính, ở bên phải là Vân Thù Bồ Tát.
Lưu ý khi đến chùa Bích Động Ninh Bình
Để vào thăm được chùa Bích Động Ninh Bình thì bạn cần phải mau vé tham quan khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với mức giá 60k/trẻ em, 120k/người lớn.
So với Tam Cốc thì chùa Bích Động có ít du khách tham quan hơn, các hàng quán ở bên ngoài phục vụ khách du lịch cũng ít hơn. Vì thế hãy chuẩn bị các vật dụng cần thiết.
Theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình thì thời gian lý tưởng nhất để đến đây là vào tháng 4, thời tiết lúc này khá khô, việc ngồi thuyền di chuyển cũng không gây cảm giác khó chịu.
Khi đi lễ chùa bạn hãy lựa chọn những bộ quần áo kín đáo, lịch sự. Ngoài ra việc tham quan chùa sẽ phải leo bậc thang và đi bộ khá nhiều. Bởi vậy hãy chọn một đôi giày thể thao hoặc giày bệt để di chuyển thật thoải mái nha!
Không quá khi khẳng định rằng, chùa Bích Động Ninh Bình là một kiến trúc chùa chiền độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Trong chuyến đi du lịch Ninh Bình nếu bỏ qua quần thể công trình này thì quả thật rất đáng tiếc.
Check-in Pháp viện Thánh Sơn - 'tiểu Myanmar' đẹp huyền bí tại Khánh Hòa Mang nét kiến trúc đẹp và đặc trưng tựa như những tháp, chùa tuyệt đẹp của Myanmar, Pháp Viện Thánh Sơn đã trở thành một trong những điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch tâm linh ở Khánh Hòa. Nhắc đến những công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật ở Khánh Hòa thì chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ đến...