Đèn nhận diện ban ngày xe máy có gây chói mắt, tăng nhiệt, hại ắc-quy?
Có nhiều ý kiến cho rằng nếu lắp đèn nhận diện ban ngày trên xe máy sẽ làm tăng nhiệt độ môi trường, hại ắc-quy xe máy và gây chói mắt.
Nhiều mẫu xe máy tại Việt Nam đã được trang bị đèn nhận diện ban ngày
Trong nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông, mới đây, dự thảo Luật GTĐB sửa đổi quy định xe mô tô, xe máy phải bật đèn tín hiệu nhận diện ban ngày khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, đề xuất này hiện nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều như gây chói mắt, nóng nực, khó chịu cho người đi đường; thành “rừng đèn giữa phố” gây ô nhiễm ánh sáng, ảnh hưởng tuổi thọ bình ắc-quy, hệ thống điện
Về các vấn đề trên, chuyên gia Vũ Anh Tuấn, Đại học Việt Đức (TP.HCM) cho hay, về những ý kiến loại đèn này gây chói mắt là không có căn cứ. Bởi đặc điểm thiết kế kỹ thuật của đèn nhận diện ban ngày là chiếu gần, không phải chiếu xa nên không gây chói mắt. Với đèn nhận diện ban ngày, cường độ rọi thấp hơn, lắp ở vị trí dưới đèn chiếu sáng phía trước sẽ giảm chiếu sáng không cần thiết. Kích thước không nên làm quá nhỏ. Như vậy độ sáng và độ rọi vừa phải nên không gây chói mắt.
Bên cạnh đó, ông Suqiyama Motoyuki, chuyên gia Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) thông tin thêm, bóng đèn có 2 dạng nguồn sáng chính là nguồn sáng LED, tuổi thọ khoảng 5.000 giờ và nguồn sáng Halogen khoảng 1.000 giờ. Theo nghiên cứu của trường đại học Việt Đức, một ngày người dân Việt Nam di chuyển trung bình khoảng 20,7 km. Với tốc độ di chuyển trung bình khoảng 28 km/h thì trung bình 1 ngày sử dụng khoảng 1 giờ. Do đó, đối với nguồn sáng LED thì có thể sử dụng được trong 5.000 ngày (xấp xỉ 14 năm) và đối với nguồn sáng Halogen có thể sử dụng được trong 1.000 ngày (xấp xỉ 3 năm). Với chi phí trung bình của bóng đèn trên thị trường dao động trong khoảng từ vài chục đến vài trăm ngàn cho từng loại bóng đèn thì chi phí thay thế là không đáng kể so với thời gian sử dụng.
Ông Suqiyama Motoyuki, chuyên gia Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM)
Còn quan ngại tăng nhiệt, chuyên gia Vũ Anh Tuấn cho biết đèn xe sử dụng 3 công nghệ là LED, Xenon và sợi đốt. Đèn LED gần đây đưa vào ứng dụng trên xe có năng lượng sử dụng bằng 1/10 đèn sợ đốt, nhiệt không đáng kể. Nếu 4 triệu xe máy cùng bật 45 phút thì theo tính toán thì chỉ tăng 0,1% nhiệt độ (tăng chưa đến 0,5 độ C)
Về thắc mắc sử dụng đèn này có giảm tuổi thọ ắc-quy thì về bản chất, chuyên gia cho hay ắc-quy chỉ sử dụng đề đề xe, tiếp năng lượng cho các thiết bị điện tử trên ô tô. Còn đèn nhận diện ban ngày sử dụng điện từ mô-tơ của động cơ, đông cơ chạy thì mô-tơ chạy, sáng đèn nên không ảnh hưởng đến tuổi thọ ắc quy.
Video đang HOT
Cũng theo ông Tuấn, mức tiêu hao năng lượng theo tính toán mỗi 100.000 km chạy xe máy sẽ tiêu tốn từ 2 – 6 lít xăng cho việc bật đèn nhận diện ban ngày. Như vậy chi phí không quá tốn kém, không đáng gì.
Những chi phí phát sinh khi đi xe phải bật đèn nhận diện cả ngày
Theo các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam, khi trang bị đèn nhận diện ban ngày, sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc tiêu hao điện, xăng và giá sản phẩm.
Mới đây, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết đã bỏ đề xuất bật đèn xe máy 24/24- một quy định trong dự thảo lần 1 sửa đổi Luật Giao thông đường bộ gây tranh cãi vừa qua. Thay vào đó sẽ yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu xe máy phải trang bị đèn nhận diện trước khi bán ra thị trường.
Như vậy, người dân sử dụng các dòng xe máy đời cũ chưa trang bị đèn nhận diện sẽ không phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau , theo dự thảo lần 1.
Dự bảo lần 1 sửa đổi Luật Giao thông đường bộ yêu cầu bật đèn xe máy cả ngày khiến nhiều người dân Việt Nam lo ngại
Theo các doanh nghiệp nhập khẩu xe máy, đèn nhận diện ban ngày trên xe máy hiện lưu hành có 2 loại chính gồm đèn chiếu sáng phía trước tự động (AHO) và đèn chạy ban ngày (DRL). Nguồn sáng của hai loại đèn này chia làm 2 kiểu bóng đèn gồm LED và Halogen.
Nghiên cứu của các doanh nghiệp và báo cáo của JAMA - Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Nhật Bản cho biết, hai loại đèn LED và Halogen dùng cho việc nhận diện xe trên đường đều có tuổi thọ và mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau.
Cụ thể, nguồn sáng LED có tuổi thọ khoảng 5000 giờ và nguồn sáng Halogen khoảng 1000 giờ. Giả sử, 1 ngày sử dụng khoảng 2 giờ thì đối với nguồn sáng LED thì có thể sử dụng được trong 2.500 ngày và đối với nguồn sáng Halogen có thể sử dụng được trong 500 ngày.
Các doanh nghiệp xe máy Việt Nam cho rằng, với chi phí trung bình của bóng đèn trên thị trường dao động trong khoảng từ vài chục đến vài trăm ngàn cho từng loại bóng đèn thì chi phí thay thế là không đáng kể.
Về mức tiêu hao nhiên liệu, trang bị đèn nhận diện ban ngày dẫn đến sự thay đổi rất nhỏ. Giả sử, một xe máy có mức tiêu hao nhiên liệu là 2 lít/100km, nếu bật đèn suốt quãng đường 100km thì sẽ tốn thêm 1 đến 3,2 ml xăng đối với đèn LED và khoảng 10,4 đến 13,2 ml xăng đối với đèn Halogen.
Cung cấp các con số này, Honda Việt Nam cho hay, việc phải trang bị đèn nhận diện ban ngày như dự kiến của Bộ Giao thông vận tải chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến giá sản phẩm, tùy thuộc vào loại đèn chuyển đổi, nhưng không đáng kể.
JAMA cho biết, hiện việc trang bị đèn nhận diện xe máy ở nhiều nước như Nhật hay Thái Lan đã áp dụng từ lâu. Chính phủ các nước này đã ra quy định về việc xe phải trang bị đèn chiếu sáng phía trước tự động (AHO) từ những năm 1990 đối với Nhật bản và từ 2005 đối với Thái Lan.
Nhờ trang bị đèn nhận diện ban ngày trên xe mô tô, xe gắn máy nên tỉ lệ tai nạn giao thông liên quan đến nhóm đối tượng này đều giảm.
Tại Thái Lan, báo cáo An toàn giao thông (ATGT) năm 2014 của Pichai cho thấy, sau khi áp dụng quy định xe phải trang bị AHO từ năm 2005 và đến năm 2014 tỉ lệ các xe trang bị AHO đã đạt được 80% và tỉ lệ các vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến nhóm xe này cũng giảm được 20%.
Tại Malaysia vốn có trước đây có tỷ lệ tai nạn liên quan đến xe máy chiếm 2/3 tổng số vụ TNGT, nhưng từ khi chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất phải trang bị đèn nhận diện ban ngày từ năm 1992, tỷ lệ TNGT đã giảm tới 29% (theo báo cáo của tổ chức Sohadi).
Tại Việt Nam, nhà máy Honda ở Vĩnh Phúc đang sản xuất 5 mẫu xe có đèn nhận diện ban ngày dạng bóng LED, gồm SH, SH Mode, Lead, Air Blade và Winner X.
Nhà máy Piaggio cũng đã trang bị đèn này trên tất cả các xe sản xuất ở Việt Nam, gồm 7 mẫu là Zip, Liberty, Medley, Vespa Primavera, Vespa Sprint, Vespa GTS và GTV.
Hãng Yamaha đang áp dụng trên tất cả 7 mẫu xe tay ga là FreeGo, Janus, Acruzo, Grande, Latte, NVX và xe số Exciter, Jupiter. Thương hiệu SYM chỉ áp dụng trên một vài mẫu xe tay ga như Shark Mini, Attila-V, Fancy, Venus và Elizabeth.
Như vậy, tác động của việc có thêm đèn nhận diện tới "túi tiền" người sử dụng là có và không đáng kể. Tuy nhiên, lo ngại về hiệu ứng "chói mắt", làm gia tăng nền nhiệt độ trong điều kiện Việt Nam có đa phần người dân đi xe máy vẫn chưa được các hãng xe làm rõ.
Mẫu Honda Air Blade 2020 với đèn nhận diện kiểu LED ở mặt trước
Đèn nhận diện kiểu DRL bóng LED trên mô tô Triumph
Mẫu Vespa Primavera và Sprint tích hợp đèn nhận diện cùng cụm đèn xi-nhan ở mặt trước
Người Việt mua hơn 8.000 xe máy mỗi ngày Theo Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Quý I/2020, Việt Nam tiêu thụ hơn 731.077 xe, có nghĩa trung bình mỗi ngày có hơn 8.000 xe được bán. Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) công bố, doanh số chính thức trong ba tháng đầu năm 2020 của các thành viên...