Đến nhà người yêu ra mắt, mẹ chồng tương lai chỉ hỏi: Lương cháu được bao nhiêu, nhà có đất cát gì không?
Chuẩn bị sẵn hàng tá câu trả lời để ghi điểm với mẹ chồng trong ngày đầu gặp gỡ nhưng cuối cùng tôi lại bị “lệch tủ” và không biết có nên tiến xa hơn không.
Thoắt cái, tôi và anh yêu nhau cũng đã được 2 năm. Cả hai đứa đã có công ăn việc làm ổn định, tuổi tác đã đủ chín chắn trưởng thành nên quyết định tiến tới hôn nhân.
Việc đầu tiên là chúng tôi quyết định ra mắt phụ huynh hai bên, anh sang nhà tôi trước. Mọi thứ đều diễn ra thuận lợi, bố mẹ tôi rất thiện cảm và phải nói thật là ưng cậu con rể tương lai lắm. Qua được một bước rồi, đến lượt tôi về nhà anh. Trấn an tinh thần cho tôi, anh bảo, bố mẹ anh đều là những người vui tính, chắc chắn họ sẽ yêu quý và cởi mở với tôi, nghe xong tôi yên tâm và tự tin lắm.
Những câu hỏi của mẹ chồng tương lai khiến tôi sốc toàn tập. (Ảnh minh họa)
Hôm ấy, tôi chuẩn bị quà cáp chu đáo, ăn mặc đủ xinh đẹp nhưng vẫn lịch sự. Tôi cũng chuẩn bị sẵn việc sẽ nói gì, trả lời ra sao trước những câu hỏi của bố mẹ chồng tương lai. “Đầu xuôi, đuôi lọt”, tôi muốn mình phải ghi điểm tuyệt đối.
Chúng tôi có màn chào hỏi khá thành công, tôi phụ bác gái nấu ăn, dọn cơm.
Ngồi vào mâm, tôi khá bất ngờ với câu hỏi đầu tiên của mẹ chồng tương lai dành cho mình: “ Cháu tốt nghiệp trường Đại học nào nhỉ? Đi làm lương được bao nhiêu?“. Hơi lúng túng một chút nhưng rất thật thà, tôi cũng nói về ngôi trường mình đã học và tiết lộ mức lương hiện tại vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Đưa tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, mẹ anh ráo hoảnh: “ Cũng không cao nhỉ!“
Video đang HOT
Cảm giác không thoải mái thoáng qua, tôi vẫn cố gắng nói chuyện vui vẻ nhất có thể. Thế nhưng, mọi thứ lại không đơn giản như vậy. Câu hỏi tiếp theo, bác gái bắt đầu “điều tra lý lịch” của tôi. Nào là nhà có mấy anh chị em, quê gốc ở đâu, bố mẹ làm gì? Sẵn tiện hỏi về chuyện nhà cửa, bác gái hỏi tôi: “ Nhà cháu có đất cát gì không? Hay chỉ có mỗi cái nhà đang ở, nhà được mấy chục mét hả cháu?”
Lúc này, mặc dù đã sốc toàn tập nhưng tôi vẫn cố gắng giữ bình tĩnh. Tôi bảo: “ Nhà cháu chỉ có duy nhất cái nhà đang ở thôi ạ, cũng không có xe cộ gì, bố mẹ cháu làm công chức nghèo, thu nhập chỉ đủ sống thôi chứ không có của ăn của để”
Tôi phải dừng lại khi tưởng rằng mọi thứ mới đang bắt đầu? (Ảnh minh họa)
Sự thất vọng hiện rõ trên gương mặt của mẹ anh. Từ lúc ấy đến khi ra về, tôi tuyệt đối không thấy thêm một nụ cười nào của bác. Chưa kể, lúc cả nhà ngồi ăn hoa quả sau bữa cơm, mẹ anh không quên bóng gió: “ Thằng cu Sơn nhà chú Quyết ấy thế mà giỏi giang, tốt số, lấy con bé vợ vừa xinh xắn, nhà lại có điều kiện. Vừa cưới xong nhà ngoại đã cho hết tiền mừng, hai vợ chồng bù thêm tí đỉnh mua ô tô rồi đấy!” Hay bác lại kể tiếp đến thằng cháu khác tên Quân, lấy vợ tuy không được xinh đẹp cho lắm, cơ mà nhà nhiều đất cát, chả phải lo chuyện kinh tế, nhà cửa.
Biết từng lời bác nói đều nhắm vào mình, tôi thực sự buồn không kể xiết. Hóa ra, xuất thân, gia cảnh lại quan trọng đến như thế, hơn cả con tính cách, đạo đức của một con người.
Rời nhà anh trong không khí chẳng ai vui vẻ, tôi chỉ trực rơi nước mắt vì tủi thân trước những lời mẹ anh nói. Dẫu vậy, điều tôi thấy thất vọng hơn cả chính là thái độ của anh, người mà tôi định lấy làm chồng. Anh có vẻ khá nghe mẹ, không có chính kiến, nghe mẹ xéo xắc tôi như vậy nhưng anh cũng không có phản ứng gì. Chẳng lẽ tôi phải dừng lại mọi thứ ở đây? Khi mà mọi chuyện tưởng chừng như mới đang bắt đầu?
Theo Afamily
Ngày về ra mắt, tôi choáng váng "bỏ của chạy lấy người" với bản nội quy của bố anh
Mẹ anh mất sớm, nhà neo người chỉ có 2 bố con. Tôi thương cho anh, nhưng không thể tiếp tục một đám cưới với bản nội quy dài 2 trang A4 như vậy được.
Tôi từng đọc rất nhiều chuyện về mẹ chồng nàng dâu vì thế từ trước khi yêu ai tôi đều hỏi thăm về người có khả năng trở thành mẹ chồng của mình. Tới khi yêu anh, nói không phải vô tình nhưng tôi thấy khá hài lòng vì mẹ chồng tôi mất từ sớm. Nhà neo người, chỉ có anh và bố.
Sau khi mẹ anh qua đời, bố anh không đi bước nữa mà quyết ở vậy nuôi anh. Anh kể, khi anh lớn, hiểu chuyện, hàng xóm mai mối cho bố nhiều mối tốt để nên duyên vợ chồng nhưng vì thương anh ông từ chối.
Rồi khi anh đi học, đi làm, anh cũng muốn bố có một gia đình hoàn chỉnh với 1 người vợ chăm sóc ông lúc trái gió vì người ta nói "con chăm cha không bằng bà chăm ông" mà. Tuy nhiên, ông một mực nói sẽ sống lo cho anh, cho cháu, khi nào chết thì về với mẹ anh. Tôi nghe xong cảm thấy quý người đàn ông này, tôi biết ông yêu mẹ anh tới nhường nào. Có lẽ, tình yêu đó cái chết chẳng chia cắt nổi 2 người.
Tôi bất ngờ khi lần đầu về ra mắt bố anh.
Ngày về ra mắt, tâm trạng tôi khá thoải mái vì tôi xác định khi lấy anh tôi sẽ xem ông như bố mình mà chăm sóc. Thế nhưng mọi chuyện không được như tôi nghĩ, ông thậm chí còn hơn cả 1 bà mẹ chồng khó tính.
Tôi nhận ra ông không phải ông bố chồng bình thường khi trong bữa ăn tôi để chiếc môi múc canh ngửa lên trên. Ông hơi nhìn tôi 1 chút rồi nghiêm mặt, tôi nhận ra điều bất thường nên để lại theo đúng "quy tắc" úp môi xuống dưới. Tôi hiểu ra, ông khó tính hơn tôi nghĩ!
Ăn uống xong tôi rửa bát rồi cũng lên nói chuyện với anh và bố chồng tương lai định xin phép về sớm vì nhà tôi còn có việc ở nhà (1 phần vì tôi thấy hơi sợ bố anh). Lúc này, ông lôi từ trong túi ra 2 tờ giấy A4, tôi cứ ngỡ ông định viết di chúc sớm hay sáng tác thơ tặng tôi... nào ngờ đó là bản quy định dành cho con dâu nhà ông.
Ông nói, làm dâu nhà ông không phải chịu mẹ chồng nàng dâu nhưng cũng không phải tôi muốn làm gì là làm. Để gia đình đi làm khuôn phép, tôi cần phải thực hiện đúng, đủ những điều ông ghi ở đây.
Trong đó, có những điều cơ bản như: Ăn uống phải mời mọc, thưa gửi đàng hoàng. Khi cả nhà chưa ăn xong thì không được đứng lên trước. Nấu ăn không được thử, khi ăn không được phát ra tiếng, vào ngày giỗ mẹ anh phải làm cỗ đủ 3 mâm,... Thật ra những điều này ở nhà tôi cũng được dạy dỗ đàng hoàng nên không có gì to tát lắm.
Vấn đề bắt đầu từ điều thứ 30 trở đi: Sáng phải dậy đúng 5h sáng, đấm bóp cho ông, đi chợ, nấu ăn sáng, chuẩn bị đồ ăn trưa cho ông... Chiều về đúng 5h chiều để nấu cơm, chuẩn bị nước tắm cho ông (ông tắm nước lá), dọn sân nhà. Buổi tối, đúng 8h phải lên phòng đấm bóp cho ông, sau đó giặt giũ quần áo, lau 3 tầng nhà rồi muốn làm gì thì làm.
Tôi càng đọc càng không hiểu đây là lấy chồng hay lấy bố chồng, công việc tôi không thể 8h mới đi làm, 5h chiều đã về, nhiều đêm muộn vẫn phải làm việc tới 3-4h sáng sao có thể dậy đấm bóp cho ông vào lúc 5h. Hơn nữa, việc đó tôi làm cũng thấy hơi ngại, nếu là mẹ anh có thể tôi đồng ý, còn ông dù sao cũng là nam giới, tôi sao có thể...
Trong đầu chợt lóe lên 1 suy nghĩ hay là thuê giúp việc, 1 người chuyên đấm bóp, nấu ăn cho ông. Vừa nói dứt câu, ông đùng đùng nổi giận nói tôi là kiểu người tham của, tham tiền, ngại khó, ngại phiền. Đến chăm sóc bố mẹ chồng còn muốn chối bỏ, sau này ông già cả, nằm liệt giường chắc tôi đuổi ông ra ngoài cũng nên. Sau đó ông một mực đuổi tôi về mặc cho anh can ngăn hết lời.
Tốt thôi, dù sao tôi cũng chẳng muốn làm dâu nhà ông. Tôi cũng chẳng tham tiền con trai ông làm ra vì thu nhập của tôi cũng chẳng kém con ông miếng nào, nhà tôi cũng chẳng cần tôi phải chu cấp tôi tham cái cơ ngơi sắp lụi của ông làm cái gì.
Tôi ra về không quên nói với ông tôi sẽ không cưới con ông, dù cho con ông có cầu xin tôi cũng sẽ không thèm cưới. Còn ông cứ sống và mang 2 tờ A4 đó hết đời vì tôi biết chẳng con ngu nào dám bước chân vào ngôi nhà này đâu.
Theo Eva
Câu chuyện về bà mẹ chồng `trót` tặng con dâu nhẫn kim cương trong ngày cưới Muốn nở mặt với thông gia và bạn bè, ngoài số vàng báo trước, bà Yến (TP HCM) tặng con dâu thêm chiếc nhẫn kim cương... ảnh minh họa Bà Yến (60 tuổi, quận 3, TP HCM) làm nghề kinh doanh tự do. Hai năm trước, con trai bà đưa bạn gái là chị Thanh Tú (28 tuổi) làm trong ngành hàng không,...