Đến nhà người bạn học giàu có, tôi hết sức kinh ngạc với “bí mật” sau căn phòng rộng vỏn vẹn 1m2
Hỏi ra mới biết, đây là thiết kế được nhà giàu ưa chuộng vì mang đến công năng “đỉnh chóp”.
Việc lưu trữ đồ để nhà cửa gọn gàng luôn là nỗi đau đầu của mọi người. Chắc hẳn ai cũng gặp tình trạng tủ đựng trong nhà thì ngày càng chật, ấy vậy mà đồ đạc lại tăng lên theo từng ngày, nhiều đến mức phải bày la liệt dưới đất.
Vì vậy, những gia đình có điều kiện đang có xu hướng bố trí thêm một phòng chứa đồ nhỏ trong nhà, thậm chí căn phòng này còn trở thành tiêu chuẩn trong thiết kế nội thất những năm gần đây. Từ xe đẩy em bé, xe đạp, thậm chí cả những món đồ mua sắm online đều cất hết vào đây được. Nhờ vậy mà không gian sống trở nên rộng rãi và sạch sẽ hẳn, không còn những góc bừa bộn, lung tung nữa.
Điều này được tôi “giác ngộ” sau khi đến chơi nhà người bạn học giàu có. Thực sự, tôi phải học tập sự thông minh này của họ khi thiết kế nhà!
Căn phòng nhỏ “bí mật” nhưng vô cùng lợi hại
Vậy những nơi nào có thể làm phòng chứa đồ?
Phòng chứa đồ không cần chiếm quá nhiều diện tích, thường chỉ cần khoảng 1-2m là bạn đã có thể thiết kế được một không gian lưu trữ cực kỳ hiệu quả.
Bản thân tôi đã dành thời gian tìm hiểu rất kỹ. Và giờ tôi sẽ nói cho bạn để bạn có thể tham khảo và “hô biến” những góc dưới đây thành “ nhà kho mini” của mình.
1. Phòng chứa đồ ở khu vực lối vào
Mặc dù diện tích lối vào không lớn nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng để tăng thêm không gian lưu trữ. Thậm chí với diện tích chưa đến 1m vẫn có thể chứa được rất nhiều đồ như xe đẩy em bé, vali, dụng cụ thể thao…
Để sắp xếp phòng chứa đồ, bạn nên chọn thiết kế kết hợp giữa kệ mở và giỏ đựng. Sự kết hợp này sẽ giúp tăng gấp đôi khả năng lưu trữ.
2. Phòng chứa đồ trên ban công
Đối với nhà nhỏ, bạn không chỉ cần chú ý đến thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo tính tiện dụng. Bố trí một phòng chứa đồ ở mép ban công không chỉ giúp che đi đường ống nước mà còn tận dụng được những góc không vuông vắn, biến không gian thừa thành nơi lưu trữ vô cùng hiệu quả.
Còn nếu nhà bạn có ban công dài, chỉ cần tận dụng một góc là đã thiết kế được một phòng chứa đồ riêng biệt. Từ đó không chỉ giải quyết nhu cầu lưu trữ đồ gia dụng mà còn giúp không gian trong nhà trông gọn gàng và thẩm mỹ hơn rất nhiều.
3. Phòng chứa đồ dưới cầu thang
Với những ngôi nhà dạng duplex, tận dụng không gian dưới cầu thang để làm phòng chứa đồ là một ý tưởng hay ho. Cách này giúp bạn khai thác tối đa từng centimet diện tích trong nhà.
Video đang HOT
Chi tiết cần lưu ý khi thiết kế phòng chứa đồ
Trước khi bắt tay vào lên kế hoạch thiết kế phòng chứa đồ, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng cụ thể của căn phòng này. Điều này sẽ giúp không gian được tối ưu và đáp ứng tốt nhất nhu cầusử dụng hàng ngày.
Kệ lưu trữ trong phòng chứa đồ thường được chia thành các tầng để tối ưu hóa không gian. Tầng trên dùng để chứa những món đồ ít sử dụng, tầng giữa là nơi lý tưởng để cất giữ đồ ăn vặt, thực phẩm khô, ngũ cốc, trong khi tầng dưới sẽ dành cho những món đồ có kích thước lớn và nặng.
Ngoài ra, kệ lưu trữ nên đực thiết kế với các tầng có thể điều chỉnh chiều cao giúp bạn linh hoạt thay đổi theo nhu cầu lưu trữ đồ đạc sau này. Bạn cũng có thể chọn ván có lỗ (dạng lưới) hoặc móc treo trên tường để mở rộng khả năng lưu trữ, tận dụng không gian trên tường hiệu quả.
Khuyên chân thành: Làm 5 điều này, nhà bạn không chỉ sạch mà còn ngày càng thịnh vượng
Không cần phải dọn dẹp mỗi ngày, bạn nên để ý điều này để không gian sống luôn gọn gàng, sạch sẽ.
Thực tế thì mỗi người đều rất bận rộn với cuộc sống mỗi ngày nên khó có thể chăm chút nhà cửa chu toàn, thay vào đó làm đúng cách là được. Với kinh nghiệm cá nhân, bài viết này tôi sẽ chia sẻ vài mẹo giúp ngôi nhà luôn sạch đẹp, bạn càng ở càng cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng tích cực.
1. Mọi thứ đều có thể "giấu"
Thực tế, không nhất thiết phải bỏ đi đồ đạc để có một không gian sạch sẽ. Quan trọng là biết cách sắp xếp và cất giấu đồ đạc một cách gọn gàng để mọi thứ vẫn dễ tìm mà không gây cảm giác bừa bộn.
Lối vào
Lối vào là khu vực đầu tiên khi bước vào nhà. Đây không chỉ là "bộ mặt" của ngôi nhà mà còn phần nào phản ánh phong cách sống của chủ nhân.
Tưởng tượng xem sau một ngày làm việc mệt mỏi, vừa mở cửa vào nhà đã thấy bao nhiêu giày dép lộn xộn trước cửa thì tâm trạng càng xuống dốc.
Vì vậy, đừng để giày dép hay dép lê hàng ngày của bạn bày bừa ngay cửa mà hãy luôn cố gắng cất gọn gàng lên kệ, tủ. Khi lối vào được gọn gàng, tâm trạng của bạn khi về nhà cũng sẽ tự nhiên tốt hơn.
Phòng khách
Phòng khách là không gian sinh hoạt chính của cả gia đình nên khó tránh khỏi phải chứa nhiều vật dụng hàng ngày.
Vì vậy, bạn nên thiết kế thêm tủ đựng đồ cho phòng khách. Tủ này có thể bố trí ở tường TV, tường phía sau sofa hoặc thậm chí tận dụng không gian ban công, tùy thuộc vào kết cấu của căn hộ.
Nhờ vậy mà không gian sẽ đỡ bừa bộn, gọn gàng hơn. Không những vậy còn giúp năng lượng lưu thông tốt, tạo cảm giác thoải mái, thu hút may mắn và tài lộc vào nhà cho gia đình thêm thịnh vượng.
Nhà bếp
Nhà bếp là nơi tập trung nhiều đồ đạc nhất trong nhà. Thế nhưng diện tích thường khá nhỏ, vì vậy khi thiết kế, chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến giải pháp lưu trữ để tối ưu không gian.
Ví dụ, bạn có thể thiết kế một chiếc tủ cao trong bếp để chứa các thiết bị gia dụng nhỏ và các vật dụng lặt vặt. Đừng lo lắng về việc chiếm không gian mặt bàn bởi khi sử dụng, bạn sẽ thấy quyết định này rất sáng suốt và tiện lợi.
Hoặc bạn có thể làm thêm một bộ kệ lưu trữ cho bếp cũng sẽ giúp giải quyết đáng kể nhu cầu lưu trữ các đồ dùng lặt vặt. Tất nhiên, thiết kế cụ thể vẫn cần điều chỉnh theo kích thước của gian bếp.
Phòng chứa đồ
Tôi luôn cho rằng phòng chứa đồ là không gian không thể thiếu trong nhà. So với tủ lưu trữ, phòng chứa đồ không chỉ có khả năng chứa đựng "khổng lồ" mà còn không bị giới hạn về không gian lưu trữ,bạn có thể cất giữ nhiều loại vật dụng khác nhau một cách linh hoạt.
Vì vậy, nếu có điều kiện, các gia đình nên thiết kế một phòng chứa đồ. Phòng này không cần quá rộng, chỉ khoảng 1.5m là đủ để sử dụng hiệu quả.
2. Đừng tích trữ quá nhiều đồ
Nhiều người có thói quen tích trữ các vật dụng như giấy vệ sinh, đồ tẩy rửa, thực phẩm, dụng cụ bếp, đồ ăn vặt,... Tích trữ giúp họ an tâm hơn trong sinh hoạt và đôi khi tiết kiệm được một phần chi phí khi mua với số lượng lớn.
Tuy nhiên, hầu hết các đồ dùng hàng ngày đều có hạn sử dụng. Việc tích trữ quá mức dễ dẫn đến lãng phí nếu không kịp dùng và để chúng hết hạn, mặt khác cũng làm tốn nhiều không gian lưu trữ trong nhà, khiến nhà luôn trong tình trạng chật chội, bí bách.
Nếu phải tích trữ, hãy kiểm tra lại lượng hàng còn trong nhà để biết thừa thiếu cái gì. Với những thứ ít sử dụng, hãy mua dạng bao bì nhỏ, đừng vì thấy giá rẻ mà mua sắm thiếu kiểm soát.
3. Đừng tham đồ khuyến mãi
Hầu hết mọi người đều có tâm lý thích đồ miễn phí, vì vậy nhiều nhà bán hàng đã tận dụng để đưa ra các chương trình khuyến mãi tặng quà. Chẳng hạn như mua đồ nội thất tặng kèm ghế nhỏ, gối hay nồi chảo; mua sữa bột tặng đồ chơi tr.ẻ e.m, xe đẩy; hoặc mua mỹ phẩm tặng mẫu thử,...
Thế nhưng dù là hàng mua hay hàng tặng thì có thật sự cần thiết không? Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng không lấy phí thì phí, biết đâu sau này lại cần dùng đến. Thậm chí, có người không cần nhà bán hàng thuyết phục, vẫn chủ động mua chỉ vì muốn nhận quà tặng.
Tuy nhiên, hầu hết những món đồ miễn phí lại thường là thứ không cần thiết, có cũng được không có cũng chẳng sao. Tích trữ quá nhiều sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho không gian sống, trở thành hành vi "tiêu dùng không hiệu quả".
Vì vậy, hãy rèn luyện thói quen tiêu dùng hợp lý. Đừng vì ham mê những ưu đãi nhỏ từ nhà bán hàng mà cứ mua về nhà những món "rác" không cần thiết.
4. Sắp xếp đồ đạc khoa học
Thực tế, lý do chính khiến nhiều gia đình bừa bộn không phải vì quá nhiều đồ đạc hay do không chăm chỉ dọn dẹp mà là vì không có thói quen sắp xếp đồ đạc một cách khoa học và hợp lý.
Chẳng hạn như quần áo bẩn vứt bừa bãi sau khi thay ra, đồ đạc dùng xong không để lại nơi quy định, hay cốc nước uống xong lại đặt ở khắp các góc trong nhà.
Cứ như vậy thì chỉ tổ rước thêm bực vào người khi chỗ ở lúc nào bẩn thỉu, luộm thuộm. Hơn nữa, thần tài có đến thì cũng phải "bỏ chạy" vì chịu không nổi cảnh bừa bộn.
Đây không phải là vấn đề dọn nhà sạch mà là ý thức của từng thành viên trong gia đình. Nếu ai cũng có thói quen xử lý đồ đạc gọn gàng, dùng xong dọn ngay thì cho dù không dọn nhà cửa vẫn sạch.
5. Thường xuyên dọn dẹp đồ đạc
Tiết kiệm là một đức tính tốt, nhưng tiết kiệm thái quá hoặc tiết kiệm không hiệu quả lại phản tác dụng. Cần hiểu rằng, sự bừa bộn trong nhà không phải do một món đồ nào gây ra mà là do sự tích tụ của quá nhiều vật dụng.
Vì vậy, đừng nghĩ rằng một món đồ nào đó sẽ còn dùng được trong tương lai hoặc có thể tặng cho người khác mà giữ lại. Việc này chỉ khiến nhà cửa ngày càng bừa bộn, chật chội.
Vì vậy, hãy quyết đoán hơn khi dọn dẹp đồ đạc không sử dụng. Tốt nhất là nên dọn dẹp định kỳ. Khi đồ đạc ít đi, gánh nặng trong cuộc sống cũng giảm và không gian sống sẽ trở nên dễ thở, thoải mái hơn.
Không gian sống gọn gàng, sạch sẽ có thể giúp tạo ra một môi trường tích cực, giúp năng lượng lưu thông tốt hơn. Theo phong thủy, việc duy trì sự ngăn nắp và sạch sẽ sẽ giúp thu hút tài lộc và may mắn, đồng thời giảm bớt cảm giác căng thẳng và mệt mỏi, tạo điều kiện cho sự thịnh vượng và thành công.
Không giỏi cất giữ, làm sao để nhà cửa luôn gọn gàng? Có 1 sự thật như thế này, dù bạn có cố gắng tự mình sắp xếp mọi việc đến đâu, điều này cũng không mang lại hiệu quả như khi cả gia đình bạn cùng nhau thực hiện. Tuy vậy, việc bạn cần làm lúc này vẫn là tìm ra "chìa khóa" giải quyết vấn đề - chính là cách thức dọn dẹp...