Đèn ngủ lạ mắt hình chú cáo dễ thương
Tự may thú bông làm đèn ngủ là một ý tưởng khá độc đáo, vì những khi không sử dụng đèn sáng, bạn vẫn có thể trưng bày thú bông một cách dễ thương. Hãy thử với mẫu đèn chú cáo này nhé!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
- Vải: không quá dày và màu tương đối tươi sáng.
- Kéo, kim, chỉ, máy khâu
- Keo sữa
- Đèn lab dạng dây hoặc đèn nhấp nháy.
Bước 1:
In mẫu giấy và áp lên vải để cắt theo. Mẫu phóng to/nhỏ tùy ý, trung bình bạn nên in mẫu ở mức chiều cao của miếng thân cáo chừng 30cm .
Các bộ phận vải của cáo nhồi bông gồm: 1 miếng cằm, 1 miếng thân sau, 2 miếng mặt, 1 miếng thân trước, 4 miếng tai, 2 miếng đuôi.
Bước 2:
Nếu đây là lần đâu tiên may thú bông, bạn nên tìm hiểu lại các bài may thú bông cơ bản mà chuyên mục đã giới thiệu như: vịt bông, chim cánh cụt, hươu xinh,…
May ráp cằm vào thân trước tại đường cong đồng dạng.
May ráp hai miếng mặt tại đường biên vải dài nhất.
May ráp hai tai từng đôi một, chừa cạnh ngắn nhất không may.
Bước 3:
Sau khi may ráp hai miếng mặt bạn sẽ được một nửa phía trên khuôn mặt cáo, may ráp đoạn abc (đã đánh dấu như hình bên) vào phần cằm nhọn của cáo, chú ý ráp trùng các điểm a, b, c bằng kim ghim cho ổn định rồi mới may.
Bước 4:
Ráp tai vào vị trí đầu của thân sau nhưng theo hướng đi xuống chứ không phải hướng dựng lên như tai cáo thông thường, rồi đặt miếng thân sau khít lên trên miếng thân sau đã ráp tai. Sau đó may một đường bao quanh (trừ phần đáy) để ráp hai thân lại với nhau.
Chú ý chừa một đoạn ngắn ở một bên thân không ráp để còn ráp đuôi.
Hai miếng đuôi sau khi may ráp vào nhau thì được đặt vào trong con cáo (giữa hai lớp vải thân cáo) và may ráp cùng miếng thân nếu bạn muốn làm một con cáo nhồi bông bình thường chứ không phải dùng làm đèn.
Bước 5:
Nếu muốn dùng thú nhồi bông làm đèn ngủ thì bạn cần để thông các bộ phận vải, chẳng hạn phần đuôi sẽ không may ráp liền mà thay vào đó khoét một đường cong vừa để đút đuôi vào như ráp một cái ống.
Video đang HOT
Nhồi bông vào đuôi rồi ráp đuôi thì sẽ dễ dàng hơn và cũng tiện khâu vắt để gắn đuôi vào thân cáo.
Bước 6:
Nhồi bông từng ít một và căng mịn vải trên các bộ phận của cáo, có thể nắn dáng sao cho tự nhiên nhất.
Bước 7:
Giữ dáng vải là một bước rất quan trọng cho việc tạo đèn ngủ từ thú bông. Bạn dùng keo sữa hoặc bất cứ loại keo định dạng vải nào khác để phết lên toàn bộ thú bông, sau khi keo khô vải sẽ cứng và giữ dáng rất đẹp. Bọn có thể phết nhiều lần keo để vải cứng dáng hơn, giống như cách người ta đợi vôi khô lại quét tiếp lượt vôi nữa cho tường thêm trắng.
Bước 8:
Khi keo khô, bạn lại lấy toàn bộ số bông trong thú nhồi bông ra, tất nhiên bạn không nên bóp dáng vải để cố lấy bông ra dễ dàng mà nên quấn một ít băng keo vào đầu bút chì chẳng hạn rồi xoáy vào lòng thú bông để nhấc dần từng ít bông ra.
Xoáy bút chì nhẹ nhàng vào các ngóc ngách thú bông cho bông quấn vào phần băng keo rồi rút bông ra khỏi vải.
Bước 9:
Cắt một khuyết nhỏ ở phần đế dưới cùng, chỗ đó tiện cho việc bạn luồn dây điện ra mà không bị kênh thú bông.
Nhồi đèn nháy vào trong thú bông, để rải rác các bộ phận, kể cả đuôi.
Đặt thú bông ở tư thế đứng bằng phẳng và đặt vào góc kê đèn của bạn, luồn dây điện kín đáo phía sau, nhìn từ xa khi chưa có điện, trông bạn cáo này không khác gì thú bông trưng bày thông thường:
Nhưng cắm điện cho đèn là chú cáo sẽ lung linh lắm đấy, một chiếc đèn ngủ khá độc đáo và dễ thương phải không bạn?
Bạn có thể sử dụng các mẫu thú nhồi bông hay đồ chơi vải phù hợp để làm kiểu đèn ngủ đáng yêu này chỉ cần may chúng bằng vải không quá dày, thậm chí bạn có thể tận dụng thú bông có sẵn, chỉ cần phết keo sữa, đợi khô, tháo bông ra, thay vào đó là dây đèn lab là được. Chúc bạn thành công nhé!
Theo MASK
Bé chơi thật vui với cún bông mẹ may
Mẹ may cho bé một chú cún bông bằng vải thật đáng yêu, như thế bé có thể ôm cún bông mọi lúc mọi nơi mà không lo bị rầy la cẩn thận kẻo lông cún bám vào người nữa nhé
Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
- Vải cotton hai miếng với hai màu sáng tối nhưng hài hòa nhau
- Bông nhồi, cúc làm mắt, một chút vải dạ trắng
- Mẫu giấy, kim ghim, kim khâu, chỉ, kéo, máy khâu,...
Bước 1: In mẫu:
In mẫu bên ra giấy, phóng to hay nhỏ tùy ý, nên phóng tới cỡ vừa tầm bé ôm.
Bước 2: Cắt:
Khi cắt mẫu giấy chỉ cần cắt mỗi bộ phận 1 miếng mẫu, nhưng khi ốp mẫu giấy lên vải bạn cần chú ý cắt đủ số miếng như đã chỉ dẫn trên hình mẫu.
Bạn dùng bút sang dấu từ giấy sang vải các vị trí cần khớp tai, đuôi, tay, và đính mắt.
Chú ý các mẫu cắt thành đôi phải đặt vải trái mặt nhau rồi mới cắt, tốt nhất nên gập đôi vải rồi áp mẫu giấy lên cắt liền lúc được 2 miếng giống nhau nhưng trái mặt vải với nhau.
Bước 3: May:
Ghép các bộ phận cún vào với nhau và ghim kim ở mặt trái vải hoặc khâu lược cho ổn định rồi mới thực hiện các đường may, chừa phần khe hở để nhồi bông thì không may. Nhớ bấm mũi kéo vào đường may, nhất là những chỗ đường cong để làm giảm độ co kéo vải khi lộn phải vải.
Nếu đây là lần đầu may thú bông, bạn cần tham khảo lại cách ghép các bộ phận thú bông ở mẫu thỏ bông, vịt bông,... cho dễ hiểu.
Bước 4: Nhồi bông:
Sau khi may và ráp các bộ phận cún bông, bạn lộn cún ra mặt phải vải rồi nhồi từng ít bông một.
Phần tay có thể nhồi bông riêng rồi khâu đính sau cùng so với các bộ phận khác, sau đó khâu đính cúc ở phía trên khớp nối tay sẽ tạo vẻ handmade rất dễ thương!
Nhồi đều và căng các bộ phận, những phần đầu tai, đầu mõm, cuối đuôi hay đầu tay chân bạn có thể nhồi thêm các loại hạt ngũ cốc sấy khô hoặc các hạt cườm để tạo độ ma sát vui tay, kích thích xúc giác vì bé hay cầm nắm vào các bộ phận đó của cún.
Bước 5: Khâu hoàn thiện:
Cắt một miếng vải dạ trắng hình tròn theo mẫu in rồi khâu mũi thùa khuy để gắn miếng vải dạ đó vào vị trí mắt cún, sau cùng khâu một cúc đen vào giữa miếng dạ trắng để làm con ngươi mắt của cún thêm sinh động.
Khi nhồi xong bông thì khâu kín khe hở đã chừa để nhồi bông bằng mũi khâu giấu chỉ.
Khâu thường một vòng quanh mép miếng vải tròn màu đen, rồi rút chun chỉ lại, nhồi bông vào trong, bạn sẽ được một quả bông vải tròn xinh làm mũi cún. Khâu mũi vào góc nhọn của miếng giữa đầu, phía mõm cún. Khâu hoặc thêu miệng cún tươi cười màu hồng là xong!
Bạn có thể phối màu vải tùy thích, nhưng màu nền tối sẽ hợp hơn với phần chính của cún, màu tươi sáng hoa nhỏ sẽ hợp với các phần cải màu vải cho tai, tay, bụng cún:
Bạn có thể chọn vải có hoa văn tươi sáng để may phần chính của cún và ngược lại các phần cải màu phụ thì dùng màu nền tối, tuy nhiên bạn cần chú ý để hai màu vải hài hòa nhau và các hoa văn không quá rõ nét để không làm mất đường nét dễ thương của cún bông:
Có thể biến tấu một chút cho đường thêu mắt và trang trí thêm cho cún với cổ đeo cà vạt hay là tai đính nơ chẳng han. Bé gái hay bé trai đều thích chơi cún bông như thế này, bạn chỉ cần chú ý chút trong cách phối màu vải cho phù hợp với giới tính của bé:
Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể nhồi cún bông bằng lá đinh lăng phơi khô sẽ rất tốt cho các bé ôm chơi vào ngày hè dễ ra mồ hôi này vì lá đinh lăng giúp cho cún bông thơm tho thoáng mát hơn rất nhiều! Chúc bạn thành công nhé!
Theo MASK
Làm thú bông cho con từ chiếc găng tay cũ Tận dụng đôi găng tay cũ không dùng nữa, mẹ khéo léo biến tấu thành thú nhồi bông cực xinh, bé sẽ thích mê cho mà xem! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: - Một đôi găng tay len cũ - Bông để nhồi - Một chiếc khuy áo hoặc một cục len / bông tròn màu đen để tạo...