Đền Ngốc – ngôi đền thiêng bên dòng Mã Giang hùng vĩ

Theo dõi VGT trên

Trong diễn trình lịch sử giữa Đại Việt và Chăm pa từng diễn ra và để lại những dấu ấn sâu đậm.

Theo sách Thanh Hóa chư thần lục do Quốc sở quán triều Nguyễn soạn thì tỉnh Thanh Hóa có không ít các bà hoàng, thái hậu, công chúa người Chăm được phụng thờ. Qua khảo sát, ở miền xuôi có đền thờ Liệt nữ Mỹ Nương ở xã Diên Hy nay là xã Định Hưng, huyện Yên Định.

Đền Ngốc - ngôi đền thiêng bên dòng Mã Giang hùng vĩ - Hình 1

Cửa Hà (Cẩm Thủy). Ảnh: Cao Hùng

Bà sinh ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1242), mất ngày 12 tháng 6 thời Hưng Long. Thần tích chép:”Thần là phu nhân của nước Chiêm Thành tên là Nguyễn Mỹ Nương. Khi vua nước Chiêm Thành bị hại, nàng tự nghĩ thế cô khó chống, bèn tìm đến địa giới huyện Yên Định trấn Thanh Hóa dựng nhà, chiêu dụ nhân dân lập đông khai hoang trở thành dân xã này…

Nhân dân nghĩ nhớ công đức bèn lập đền thờ”. Trải các đời, triều đình phong kiến sắc phong cho bà mỹ tự: Cẩn tiết đoan thục liệt nữ Quý nương tôn thần.

Riêng ở huyện miền núi Cẩm Thủy có đền thờ Chiêm quốc Hoàng Phi tôn thần thờ ở thôn Ngoại Sơn; đền thờ Trung Liệt hiển uy công chúa tôn thần và đền Ngốc thờ công chúa con vua Chiêm Thành ở tổng Mông Sơn.

Đền Ngốc nằm bên bờ sông Mã, soi bóng núi Cửa Hà vốn nổi tiếng là “sơn kỳ thủy tú, nhất thắng địa dã… Vượng khí trung anh, cố nghi giáp ư thiên hạ dã”, trước khi rời non cao, dòng sông mở rộng lòng êm ả chảy về xuôi và hòa vào đại dương xanh thẳm. Đền này xưa thuộc thôn Trung Sơn, tổng Mông Sơn, nay thuộc xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, nơi sinh sống của đồng bào Mường – Việt tỉnh Thanh.

Theo các bậc cao niên, vùng này xưa có rất nhiều chim Ngốc (tiếng Mường), loài chim chuyên bắt cá ngược dòng ở đoạn thác có đá ngầm chắn ngang sông. Dân sơn tràng rất lo sợ khi phải vượt thác này: Năm ba ngọn thác đã từng/ Lòng còn e sợ Ngốc Cùng mà thôi. Bởi vậy, dân gian đã lấy tên loài chim bói cá – chim Ngốc để đặt tên cho ngôi đền và dòng thác hiểm trở.

Đền Ngốc nhìn ra sông Mã, phía Tây là dòng thác nước tung trắng xóa. Từ non cao, dòng Mã giang cuốn theo sỏi đá trôi về tới đây thì dạt vào trước đền Ngốc những hòn sỏi tròn lẳn, lấp lánh và ánh lên muôn màu sắc.

Dân gian nói rằng những viên sỏi kia có màu trắng tựa như dòng sữa của Trang Tiết Phương Nghi trải theo năm tháng tích tụ lại mà thành; những viên màu đen chính là màu của mái tóc dài với hương thơm lan tỏa; viên màu hồng tựa đôi môi tươi đỏ; viên màu xanh ngọc bích giống với đôi mắt buồn của thiếu nữ người Chăm và những viên đá sỏi thạch anh trong suốt như pha lê chính là những giọt nước mắt của công chúa có lúc thầm rơi lệ vì trong sâu thẳm con tim, lòng không chút nguôi ngoai vọng hồn về cố quốc.

Phía Nam kế bên đền Ngốc là Cửa Hà, ngọn núi như bức tường thành dựng bên sông, khởi đầu của dãy núi Mông Sơn cổ đổ bóng, chở che ngôi đền thâm nghiêm, cô tịch. Trên mái đền, vách đá còn lưu nét chạm bằng chữ Hán của nhà thơ khuyết danh đề vào năm Quý Tỵ, đời Thành Thái (năm 1893), ngợi ca vẻ non sông kỳ thú nơi này: Núi cao vời vợi nước trong xanh/ … Văng vẳng nhạc thiều êm sáo trúc/ Rì rầm suối ngọc khúc liên thanh… Sau đền có cánh đồng rộng, viền theo là dãy núi hình cánh cung bao bọc.

Đền Ngốc được khởi dựng từ thế kỷ XV, đến thời Tự Đức (năm 1872) thì được trùng tu, tôn tạo; đời Thành Thái, đền được mở rộng với quy mô bề thế hơn. Cấu trúc đền hình chữ đinh, tiền đường là ngôi nhà 5 gian làm bằng gỗ quý với đường kính phải hai người ôm mới xuể, chạm hình tứ linh, tứ quý: trúc hóa long, cúc mãi khai và cúc dây leo có ít nhiều ảnh hưởng của chạm khắc Chăm. Hậu cung là ngôi nhà dọc 3 gian, chạm khắc khá tinh xảo. Chính giữa hậu cung là một nhang án làm bằng đá, chạm khắc không cầu kỳ, dưới nhang án tương truyền là mộ theo kiểu “thượng sàng hạ mộ”.

Video đang HOT

Cấu trúc này khá giống với nhiều đền thờ các vị tướng là người xứ Thanh có công bình Chiêm hồi thế kỷ X-XIII. Trước đền có sân rộng, hai bên trồng cau và trầu tươi tốt – gợi nhớ về bộ tộc cau (phía Bắc) của xứ sở Chăm. Tam quan hai tầng mái uy nghi, đường lát đá và xây bậc dẫn ra bến nước. Trong đền có nhiều đồ thờ cổ. Thần vị ghi rõ duệ hiệu của triều đình phong tặng bà là: Trang Tiết Phương Nghi.

Về thần tích của công chúa được sách Thanh Hóa chư thần lục chép: “Trang Tiết Phương Nghi công chúa tôn thần: Xã Trung Sơn, huyện Cẩm Thủy thờ. Thần là con gái thứ hai của Vua Chiêm Thành. Khi nước có giặc Man làm loạn, công chúa cùng Thái phi chạy sang xã trên để luyện tập quân mã lo phục thù mà chưa được. Chợt một đêm mộng thấy rùa thần cắn. Vài tháng sau mắc bệnh rồi chết rất linh ứng. Nhân dân bèn lập đền thờ”.

Người coi đền và bà con trong vùng còn cho biết: Trang Tiết Phương Nghi sinh ngày 15 tháng 8 năm Mậu Thân. Ngày ấy Chiêm Thành có họa nên Hoàng hậu và công chúa phải dắc díu nhau dạt sang đất Đại Việt. Khi hoàng hậu và công chúa tới vùng đất Mông Sơn này thấy cảnh vật tốt tươi, núi sông hùng vĩ bèn cho rằng nơi đây là đất thiêng lại khuất nẻo, dễ bề gây dựng binh lực, đợi ngày quay về cố hương để đánh đuổi giặc Man, khôi phục giang san.

Đến vùng đất mới, công chúa và những người theo hầu đã khai sơn phá thạch, bắt đất đai và bãi bồi của phù sa sông Mã dâng cho con người sự sống.

Cùng lúc, nàng giả là nam nhi đứng ra chiêu mộ dân sở tại khai mường, lập ấp, lại mang theo những giống cây trồng lạ có năng suất cao, đơm hoa kết trái nơi vùng đất mới nên chẳng mấy chốc khiến cho vùng đất nơi thâm sơn cùng cốc này trở nên trù phú. Nhiều lần bọn giặc cỏ đi qua cướp phá, vốn thông minh lại cao cường võ nghệ, nàng và dân làng khiến cho giặc cướp phải kinh hoàng và không dám trở lại quấy phá nữa, cuộc sống của người dân lại bình yên no ấm như những ngày nào.

Vào một đêm xuân tháng Giêng, công chúa đang say giấc nồng thì mơ thấy có con Giải lớn từ ngoài biển bơi ngược sông Mã tới Cửa Hà rồi trồi lên mặt nước, băng qua bờ cát, trên mình ánh lên màu vàng sắc bạc… tiến đến trước công chúa và nói: Vua nước Chăm pa cho đòi công chúa về. Sáng ra, dân làng chẳng thấy nàng đâu nữa, ngay chỗ công chúa nằm ngủ có một tổ mối đùn lên thành ngôi mộ lớn, bèn lập đền thờ. Mỗi khi có công to việc lớn đến trước linh sàng kêu cầu tất được linh ứng.

Vào thế kỷ XV, trong một lần chinh phạt quân phiến loạn ở miền Tây Thanh Hóa, Vua Lê Thái tông đã cho quân dừng lại Cửa Hà, cắt cử quan quân vào rừng hái rau, kiếm củi… đợi sáng hôm sau thì vượt sông, nhưng chẳng may không rõ là vì ăn phải rau độc hay vì sơn lam chướng khí mà trong đoàn quân có nhiều người bị bệnh mà chết.

Vua bèn cho người đi dò hỏi thì được biết bên núi Mông Sơn về phía Đông Bắc có ngôi đền rất thiêng, vua liền soạn lễ và cầu đảo. Quả như điều linh ứng, trong khi giáp trận, trên không trung sấm sét nổi lên ầm ầm như có tiếng binh đao va vào nhau và vạch nên ánh sáng chói lòa…

Quân tạo phản thấy vậy hoảng hồn kinh sợ, quân của Vua Lê xông lên, không đánh mà tan. Trước khi lui binh trở về kinh đô. Đêm đó nhà vua thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ mang trang phục tựa Vũ nữ Apxara đến trước nhà vua mà lạy. Bừng tỉnh, Vua Lê Thái tông cho rằng linh khí núi sông và thần nhân nơi đây linh thiêng đã ngầm giúp cho nhà vua thắng giặc, vua bèn sức cho quan dân tu tạo, mở rộng ngôi đền khang trang hơn trước. Nhà vua đã ban sắc cho công chúa là Trang Tiết Phương Nghi.

Hàng năm tại đền Ngốc thờ Trang Tiết Phương Nghi có ba ngày tế lễ chính. Ngày 12 tháng Giêng hàng năm là lễ kỳ phúc và mở hội làng, ngày 13 tháng tư là giỗ kỵ của bà và ngày 15 tháng Tám là ngày sinh của công chúa. Trong 3 kỳ lễ, vào dịp lễ kỳ phúc (ngày 12 tháng Giêng) là lớn hơn cả. Lễ hội có rước kiệu thờ, rước cỗ tam sinh, bánh chưng, bánh dày… dâng thần. Cửa Hà, đền Ngốc vốn là bến tập kết lâm sản phong phú “Trống Đồng Cổ, gỗ Phong Ý”.

Lâm sản từ Cửa Hà – miền rừng núi tỏa đi muôn nơi, bởi vậy trong dịp lễ mùa xuân ở đền Ngốc đã thu hút dân chúng không chỉ trong vùng mà còn cả du khách và những người làm nghề “sơn tràng”, buôn gỗ, lâm sản ở khắp nơi hội tụ về đây dâng lễ và cầu mong Bà Chúa người Chăm và các vị thánh thần phù hộ cho họ có một năm làm ăn thuận lợi, dân khang vật thịnh, mùa màng bội thu, nghề sơn tràng gặp nhiều may mắn, người buôn gỗ, lâm sản được “xuôi chèo, mát mái”… Cùng với các nghi thức tế lễ thành kính và trang nghiêm, phần hội cũng diễn ra tưng bừng, náo nhiệt với các làn điệu hát xường, hát giao duyên, chơi đu, đẩy gậy, ném còn, đua ngựa, bắn nỏ… Cuộc thi đua thuyền ngược thác Ngốc Cùng trên dòng Mã giang hùng vĩ diễn ra sôi động.

Trong kỳ lễ hội xuân, tri ân công đức của tiền nhân cũng là dịp các làng chạ dắc díu nhau vào hội, thăm chạ anh em không kể đồng bào Kinh từ Mỹ Xuyên (Vĩnh Lộc), Phú Khê (Hoằng Hóa), làng Hoành (Yên Định)… lên, hay đồng bào Mường làng Muốt (Cẩm Thành) xuống hay Đồng Lão (Cẩm Ngọc) sang; di duệ của người Chăm hòa chung tâm thức với người Việt tưởng nhớ tới cội nguồn, thắt chặt mối dây đoàn kết nặng nghĩa đồng bào, đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em sống trên đất Việt.

Đền Ngốc – ngôi đền thiêng trên đất tỉnh Thanh là một minh chứng cho sự giao lưu về văn hóa, tín ngưỡng giữa Đại Việt và Chăm pa, cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ.

Tài liệu tham khảo:

- Quốc sử quán triều Nguyễn, Thanh Hóa chư thần lục, ký hiệu 11234 chữ Hán Nôm, bản đánh máy lưu tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa.

- Cao Sơn Hải, Một đền thờ công chúa Chiêm Thành, nguồn Báo Văn hóa – Thông tin, năm 2009.

Tháp cổ Po Sah Inư và chuyện tình đẫm lệ của công chúa Chăm Pa

Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư (Bình Thuận) vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn.

Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Tháp cổ Po Sah Inư và chuyện tình đẫm lệ của công chúa Chăm Pa - Hình 1

Tháp Chăm Po Sah Inư

Thiên tình sử đẫm lệ của công chúa Chăm Pa

Tháp Po Sah Inư hay còn gọi là tháp Chăm Phố Hài, tháp Bà Tranh, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm TP.Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) 7km về hướng đông bắc. Đây là một quần thể gồm 3 tháp được xây dựng từ khoảng thế kỷ VIII - IX.

Ẩn sau công trình hơn nghìn tuổi này là một truyền thuyết cảm động, một thiên tình sử đẫm lệ về nàng công chúa hồng nhan bạc mệnh của vương quốc Chăm Pa xưa, được cộng đồng người Chăm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chuyện xảy ra trước khi tháp Po Sah Inư được xây dựng ít lâu. Khi đó, vua Chăm Pa có một nàng công chúa xinh đẹp và hiền thục tên là Po Sah Inư. Nàng yêu say đắm Po Sahaniempar, một lãnh chúa theo đạo Hồi.

Vượt qua khác biệt tôn giáo, họ đến với nhau trong sự chúc mừng của cả hai vùng. Thế nhưng cuộc sống êm đẹp đó diễn ra chưa được bao lâu thì Po Sahaniempar phải trở về nguyên quán Ấn Độ một thời gian. Công chúa Pô Sah Inư buồn thương tiễn bước chân chồng đang rời xa, không quên lời nguyện ước sẽ đợi chàng chính nơi tiễn đưa khi chàng quay lại. Nhưng sự đời vốn phũ phàng. Em trai của công chúa là thái tử Po Dam là người ghét những người ngoại đạo nên đã lên kế hoạch chia rẽ đôi uyên ương trong ngày tái ngộ.

Tháp cổ Po Sah Inư và chuyện tình đẫm lệ của công chúa Chăm Pa - Hình 2

Vào dịp Lễ hội Kate hàng năm, tháp chính thờ thần Shiva sẽ được mở để diễn ra lễ tắm bệ thờ ngẫu vật Linga - Yoni

Dưới sự dàn xếp của thái tử Po Dam, Po Sahaniempar sau chuyến hành hương quay trở về những mong đoàn tụ cùng người vợ Po Sah Inư xinh đẹp nhưng lại không thấy nàng ra đón mừng như lời thề trước lúc ly biệt. Không những thế, lúc này Po Sahaniempar lại nghe những lời dèm pha ác ý nên nghĩ rằng mình đã bị ruồng bỏ. Thế là chàng buồn bã từ bỏ mảnh đất đầy kỷ niệm của hai người mà xuôi về phương Nam. Cuối cùng, trái tim chàng bị lay động bởi một người con gái khác, đó là nàng Chargo kiều diễm người dân tộc Raglây.

Về phần Po Sah Inư, sau khi biết những chuyện em trai của mình làm để chia rẽ hai người đã vội vã đi tìm chồng để thanh minh mong được nối lại tình duyên. Nhưng đã quá muộn, tình yêu của Po Sahaniempar đã vĩnh viễn không còn thuộc về nàng. Cuối cùng, Po Sah Inư đành buồn bã quay lại quê hương. Nàng sống bình lặng và chỉ dạy cho nhân dân cách trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Cuộc sống những năm cuối đời của nàng trôi qua cùng niềm đau chôn giấu trong trái tim.

Sau khi Po Sah Inư mất, để tưởng nhớ đến đức hạnh cũng như tài năng của công chúa, các thần dân Chăm Pa đã xây đền tháp thờ nàng. Đó chính là tháp Po Sah Inư, với vẻ đẹp kiến trúc vẫn còn được gìn giữ sau biết bao đổi thay thời cuộc. Trong suốt nhiều thế kỷ, hàng năm cứ vào mùa vụ Katê (ngày 1/7 theo lịch Chăm, trong khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch), người Chăm trong vùng lại tổ chức lễ hội ăn mừng múa hát tại tháp Po Sah Inư để tôn vinh công đức của nàng công chúa xinh đẹp giàu lòng nhân hậu.

Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Tháp Po Sah Inu là một quần thể kiến trúc có giá trị nghệ thuật và văn hóa sâu sắc. Nơi đây thể hiện một phần lịch sử về thời kỳ hưng thịnh của vương quốc Chăm Pa. Quần thể tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai, một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chăm Pa. Hiện nay, tháp Po Sah Inư còn 3 tòa tháp: tháp chính, tháp vừa và tháp nhỏ.

Tháp chính cao 15m được chia thành 3 tầng, có một cửa chính hướng về phía đông, đây là hướng cư ngụ của các vị thần linh theo truyền thuyết Chăm Pa. Tháp này còn được thiết kế thêm 3 cửa giả ở các hướng tây, nam, bắc. Cửa Tây được chạm khắc trang trí bằng những hoa văn và hình tượng khá lạ mắt với lối kiến trúc có tính đối xứng đồng dạng.

Bên trong tháp chính thờ thần Shiva với bộ Linga - Yoni bằng đá trơn, biểu tượng của cơ quan sinh dục nam - nữ, vật linh thiêng nhất của người Chăm thể hiện khát vọng sinh sôi và phát triển. Tháp nhỏ với chiều cao khiêm tốn chỉ khoảng 5m, nằm ngay cạnh tháp chính, có một cửa duy nhất hướng về phía đông và bên trong thờ thần Lửa.

Theo thời gian những họa tiết trang trí trên tháp này chỉ còn lại những đường nét gốc khá đơn giản. Tháp vừa cao khoảng 12m, nằm cách tháp chính khoảng 50m, tháp thờ thần Bò Nandin, một vật cưỡi của vị thần nổi tiếng linh thiêng Shiva. Tháp được thiết kế tương tự như tháp chính, nhưng các họa tiết trang trí đơn giản hơn. Phần nền gạch của tháp Po Sah Inư cho thấy công trình kiến trúc rộng lớn như một ngôi đền với nhiều tầng bậc. Những viên gạch ở tháp được sắp đặt khéo léo vào nhau mà không cần một lớp vôi vữa nào vẫn liên kết với nhau chắc chắn một cách đặc biệt.

Tháp Po Sah Inư có mặt hình vuông, cũng giống như các kiểu kiến trúc tháp khác càng lên cao thì đầu càng nhỏ lại, cửa tháp được thiết kế bằng nhiều hình vòm cong tạc nhiều họa tiết tinh tế, kỹ xảo. Vào cuối thế kỷ XX, trong một cuộc khai quật khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một tháp lớn hơn rất nhiều so với 3 tháp nói trên, nhưng đã bị chôn vùi dưới lòng đất cách đây hơn 300 năm.

Khó ai có thể lý giải điều này, nhưng cũng đã phần nào cho thấy tại đây đã từng hình thành nên những công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc và ý nghĩa. Trải qua hơn 1.200 năm, những gì mà tháp Po Sah Inư còn lại ngày này đều là những giá trị đặc biệt, vô giá. Chính từ điều này mà vào năm 1991, tháp Po Sah Inư được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Với vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tháp Po Sah Inư là một trong những điểm du lịch đặc sắc ở tỉnh Bình Thuận. Hàng ngày, Ban Quản lý tháp Pô Sha Inư vẫn mở cửa đón khách du lịch thập phương đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính chứa đựng nhiều bí ẩn về nghệ thuật xây dựng của người Chăm xưa. Ngoài ra, tháp tọa lạc trên đồi Bà Nài, đứng nơi đây du khách có thể phóng tầm mắt nhìn lầu Ông Hoàng, nơi hẹn hò khi xưa của thi sĩ Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm. Bên cạnh đó, du khách còn thỏa thích ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên, với phía trước tháp là biển xanh, phía sau hướng về TP Phan Thiết.

Nếu du khách đến đây vào dịp lễ hội Katê, lễ hội lớn nhất trong năm của cộng đồng người Chăm ở tháp Po Sah Inư sẽ được chứng kiến những nghi thức lễ hội vô cùng long trọng, độc đáo. Theo đó, dưới sự điều hành của các chức sắc tôn giáo, lễ rước y trang của nữ thần Po Sah Inư diễn ra nghiêm trang nhưng không kém phần đặc sắc, với dòng người hòa trong tiếng trống, điệu múa... kéo dài từ sân lễ lên tháp chính, tái hiện Tết Katê độc đáo và lâu đời của người Chăm.

Tiếp nối là các nghi lễ mở cửa tháp chính, nghi thức tắm bệ thờ Linga - Yoni, mặc trang phục và đại lễ cúng mừng Katê tại tháp chính. Tháp Po Sha Inư không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Chăm, mà nó còn góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa lịch sử Việt Nam nói chung và văn hóa lịch sử tỉnh Bình Thuận nói riêng.

Nhuận Oanh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khám phá vẻ đẹp Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười
15:52:13 16/11/2024
Ngắm di tích quốc gia đặc biệt ngàn năm tuổi ở Phú Yên
09:55:50 16/11/2024
Vẻ đẹp xuyên thời gian từ Moscow đến Saint Petersburg
10:31:40 16/11/2024
Việt Nam có một ngôi chùa rất độc đáo, được xây dựng hoàn toàn từ san hô và vỏ sò, vỏ ốc
08:00:52 16/11/2024
Khám phá du lịch Quảng Bình mùa đông xuân
10:18:56 16/11/2024
Thêm một lý do Phú Quốc ngày càng hút khách quốc tế
10:23:55 16/11/2024
Ngắm dải Ngân Hà trong màn đêm và đón bình minh bồng bềnh ở đồi chè Long Cốc
15:43:45 16/11/2024
Eo biển giữa 2 lục địa Á - Âu, điểm đến nhiều người mơ trải nghiệm
09:07:07 17/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024

Tin mới nhất

Lên Tà Xùa săn... mây

09:10:14 17/11/2024
Mây ở Tà Xùa lúc thì đổ dồn vào các khe núi sâu thẳm, lúc thì cuồn cuộn lên cao như dòng thác khổng lồ, khiến khung cảnh thêm phần sống động và huyền ảo.

Hành trình leo đỉnh Samu khám phá rừng rêu và cây thần kỳ

09:04:02 17/11/2024
Cô gái thuộc thế hệ GenZ Thảo Ly vừa có chuyến đi 2 ngày một đêm, bước vào khu rừng rêu và cây thần kỳ đầy mê hoặc và chinh phục đỉnh Samu cao 2.756m.

Đà Lạt một sớm bình yên

08:54:30 17/11/2024
Đà Lạt - thành phố ngàn hoa, luôn là điểm đến du lịch hàng đầu được du khách trong và ngoài nước lựa chọn, bởi khung cảnh hữu tình và bầu không khí trong mát.

Những điểm đến hấp dẫn ở miền Tây Quảng Trị

08:50:49 17/11/2024
Nhằm góp phần bảo tồn văn hóa, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương, thời gian qua, các huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp thu hút

Trekking xuyên rừng khám phá thác Lụa ở Tuyên Quang

08:46:51 17/11/2024
Nằm tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện hơn 20km, thác Lụa là điểm đến còn khá hoang sơ, thích hợp để du khách yêu thích thiên nhiên tìm đến khám phá.

Rừng phong lá đỏ 'níu chân' du khách giữa đất trời Tây Bắc

08:42:56 17/11/2024
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cung đường hoang sơ cùng thảm thực vật đa dạng, huyện Bát Xát (Lào Cai) còn rất thơ mộng với sắc đỏ, vàng cam của những tán phong đang mùa thay lá.

4 tỉnh, thành Đông Nam Bộ tham gia chương trình Famtrip khảo sát điểm đến du lịch tại Thanh Hóa

08:39:38 17/11/2024
Nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (Sở VHTT-DL) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Famtrip tham quan

Tàu biển Bắc Hải lần đầu đưa hơn 1.100 khách du lịch Trung Quốc đến Hạ Long

08:32:50 17/11/2024
Sáng 16/11, chuyến tàu biển đầu tiên từ TP Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và đưa hơn 1.100 khách tới tham quan Quảng Ninh.

Hai điểm đến lý tưởng ở Bạc Liêu

08:30:11 17/11/2024
Đến Bạc Liêu, du khách sẽ rất ấn tượng bởi Nhà hát Cao Văn Lầu (hay còn gọi là Nhà hát 3 nón lá) và quảng trường Hùng Vương.

Khám phá Phan Thiết bằng xe bus

08:23:56 17/11/2024
Có thể nói, trong các thành phố nổi tiếng về du lịch, thì Phan Thiết là nơi chịu khó đầu tư xe bus vào du lịch nhất. Hầu hết các danh lam thắng cảnh ở quanh thành phố Phan Thiết đều có các tuyến xe bus đi qua

Có gì hấp dẫn ở Trà Quế (Quảng Nam) - làng du lịch tốt nhất thế giới?

08:15:26 17/11/2024
Làng rau Trà Quế ở tỉnh Quảng Nam là điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Lơ lửng ngắm núi rừng

08:12:25 17/11/2024
Tại đây, một số trò chơi mạo hiểm đã xuất hiện để thỏa mãn đam mê khám phá của người trẻ, cũng như tăng thêm phần thú vị cho mỗi chuyến đi.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.