Đến năm 2050, 1,3 tỷ người trên toàn thế giới có thể mắc tiểu đường
Một nghiên cứu gần đây ước tính đến năm 2050 sẽ có khoảng 1,3 tỷ người trưởng thành trên toàn thế giới mắc bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí The Lancet và The Lancet Diabetes & Endocrinology. Theo đó, số người mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng từ 529 triệu người năm 2021 lên hơn 1,3 tỷ người năm 2050. Tờ Guardian (Anh) cho biết theo nghiên cứu này, sẽ không có quốc gia nào ghi nhận tỷ lệ tiểu đường giảm trong 30 năm tới.
Các chuyên gia mô tả dữ liệu này là đáng báo động và cho rằng bệnh tiểu đường đang vượt xa hầu hết các bệnh khác trên toàn cầu, là mối đe dọa đáng chú ý đối với con người và hệ thống y tế.
“Bệnh tiểu đường vẫn là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất của thời đại chúng ta và dự kiến tăng mạnh mẽ trong 3 thập niên tới ở mọi quốc gia, nhóm tuổi, giới tính, đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu”, Tiến sĩ Shivani Agarwal tại Đại học Y khoa Albert Einstein ở New York (Mỹ) nhận định.
Trong một diễn biến khác, Liên hợp quốc dự đoán rằng vào năm 2050, dân số thế giới sẽ vào khoảng 9,8 tỷ người. Kết hợp với dự đoán trên, có thể thấy rằng, đến lúc đó, khoảng 1/7 hoặc 1/8 dân số toàn thế giới sẽ phải sống chung với bệnh tiểu đường.
Các tác giả nghiên cứu cũng nêu rõ: “Bệnh tiểu đường tuýp 2, chiếm phần lớn các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, có thể phòng ngừa được và trong một số trường hợp, có khả năng hồi phục nếu được chẩn đoán và xử lý sớm trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, tất cả các bằng chứng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang tăng trên toàn thế giới, chủ yếu là do tăng tình trạng béo phì bắt nguồn từ nhiều yếu tố”.
Tiến sĩ Alisha Wade, đồng tác giả và là giáo sư dự bị tại Đại học Witwatersrand (Nam Phi), cho biết: “Điều quan trọng là tác động của các yếu tố kinh tế và xã hội đối với bệnh tiểu đường được thừa nhận, hiểu rõ và đưa vào các nỗ lực nhằm hạn chế khủng hoảng bệnh tiểu đường trên toàn cầu”.
Video đang HOT
Tổ chức từ thiện Diabetes UK (Anh) từng nhận định rằng số người thừa cân hoặc béo phì cao – khoảng 64% người trưởng thành ở Anh – đang dẫn đến gia tăng các trường hợp mắc tiểu đường tuýp 2. Diabetes UK cho biết các yếu tố rủi ro của bệnh tiểu đường tuýp 2 là “đa dạng và phức tạp”, bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình và cân nặng.
Chris Askew, Giám đốc điều hành của Diabetes UK, phân tích: “Nghiên cứu quan trọng này nhấn mạnh quy mô của cuộc khủng hoảng bệnh tiểu đường mà chúng ta đang phải đối mặt, cả ở Anh và trên toàn thế giới. Chủng tộc của bạn, nơi bạn sống và thu nhập của bạn đều ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Sự chăm sóc mà bạn nhận được, sức khỏe lâu dài của bạn, tất cả những điều này đều có mối liên hệ với nhau. Cần có phối hợp hành động cấp bách giữa các chính phủ để giải quyết sự bất bình đẳng về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, cũng như các tình trạng cơ bản của sức khỏe kém, chẳng hạn như nghèo đói và sống chung với bệnh béo phì”.
Bảo mẫu bạo hành bé 1 tháng: 'Thật sự từ tâm tôi không có ác ý với cháu'
Nữ bảo mẫu rung, lắc mạnh cháu bé hơn 1 tháng tuổi thừa nhận hành động của mình sai với pháp luật và đạo lý làm người nhưng từ tâm cô không có ác ý với bé gái.
Sau 3 ngày bị cả xã hội lên án vì "nhận lương 60 triệu đồng/tháng vẫn bạo hành trẻ nhỏ", bảo mẫu Vũ Khánh Chi (sinh năm 2002, quê Giao Thủy, Nam Định) thừa nhận, trước hết là cô sai với pháp luật, sau là sai về đạo lý làm người. Nữ bảo mẫu cho biết mình xứng đáng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bản thân cũng đang nuôi con nhỏ 26 tháng, nên sau khi vụ việc xảy ra, Chi vừa chăm con, vừa phối hợp với công an để điều tra.
Chi làm bảo mẫu trông con cho gia đình anh B. (trú tại HH2C Linh Đàm, Hoàng Liệt), khoảng hơn một tháng trước, qua một ứng dụng của trung tâm chăm sóc trẻ. Công việc quy định sẽ làm tới 21h hàng ngày, tuy nhiên phía chủ nhà đánh giá Chi là người có chuyên môn, trong khi người mẹ cháu bé còn yếu nên đã ngỏ ý thuê cô làm việc 24/24h. Mức chi trả vì thế cũng được tăng gấp đôi. Chi đồng ý lời đề nghị này.
Bảo mẫu Vũ Khánh Chi làm việc với cơ quan công an. (Ảnh: HQ)
Chị H., mẹ cháu bé vốn có bệnh nền tiểu đường, sinh xong còn rất yếu, trong khi đó anh B., bố cháu bé thường xuyên phải đi làm xa nên phần lớn thời gian chỉ có bảo mẫu và mẹ cháu bé sống cùng nhau. Bản thân Chi từng trải qua những nguy cơ trầm cảm sau sinh chưa lâu nên cô rất thấu hiểu và thường xuyên động viên chị H.
Chính vì vậy, Chi cảm nhận được chị H. rất tin tưởng và thương yêu cô, chưa từng có hành động gây khó khăn. Thậm chí, chị H. cũng dặn nếu cô đi làm ở đâu không có nơi ở, gia đình chị sẽ chuyển sang thuê một căn hộ có 3 phòng ngủ và để riêng cho cô bảo mẫu một phòng.
Nhắc về nữ chủ nhà, Chi rưng rưng: "Tôi với chị H. không dừng ở mức chủ và người làm mà như chị em thân thiết".
Nhớ lại đêm xảy ra sự việc, nữ bảo mẫu cho hay "thật sự từ tâm tôi không có gì ác ý với cháu". Cô gái cho biết trước đó 2 ngày, cô bị ngộ độc thực phẩm nên đau và mất ngủ dẫn đến thần kinh rất căng thẳng.
Đến rạng sáng 31/5, cháu nhỏ quấy khóc nhiều. Nữ bảo mẫu cho ăn nhưng cháu bé vẫn không ngừng khóc. Đây là nguồn cơn khiến cô bảo mẫu có hành vi rung lắc mạnh, với mục đích được lý giải là "để cháu ngừng khóc một chút".
"Từng hành trình phát triển của cháu, tôi đều chia sẻ cho rất nhiều người. Mặc dù sinh non nhưng sau một tháng tôi chăm, cháu đã lên được 2 kg", Chi nói và khẳng định từ tâm cô không có ác ý với bé gái mới hơn một tháng tuổi.
Hình ảnh bảo mẫu Chi rung, lắc mạnh cháu bé được camera ghi lại.
Chi kể lại, cô từng vượt qua quãng đường hơn 160km mỗi ngày để đi học cách chăm trẻ. Trước đó hơn 1 năm, Chi từng vào miền Nam học về kỹ năng chăm sóc mẹ và bé, đồng thời cũng tự mày mò tìm hiểu, học hỏi các phương pháp.
"Tôi yêu nghề này, đó cũng là khoảng thời gian miền Bắc rét nhất nhưng tôi chưa từng xin nghỉ một buổi nào", Chi tiếp lời và cho biết sau đó cô lên Hà Nội để vừa học nâng cao vừa kết hợp đi làm. Cô nói luôn mơ ước, ấp ủ về ngày mình có một số vốn nhất định để mở một trung tâm chăm trẻ.
Tuy nhiên, từ hành động sai lầm với cháu bé hơn 1 tháng tuổi, mọi cố gắng, hy vọng của Chi tan biến. Được chồng và con động viên cố gắng vượt qua, nhưng cô thừa nhận nếu không chịu trách nhiệm trước pháp luật, cô sẽ luôn mang nỗi dằn vặt này suốt đời và "đây là hình phạt mà tôi đáng phải chịu". Ba ngày qua, khi phía công an liên lạc, cô chấp hành lên khai báo để phục vụ điều tra.
Gửi lời tới gia đình cháu bé và cộng đồng, Chi nói trước hết là cô sai với pháp luật, sau là sai về đạo lý làm người. " Và hơn hết, về tình cảm riêng giữa tôi với chị H. và cháu thì tôi có lỗi rất là nhiều. Thật tâm là tôi có lỗi và không có ý hại cháu bé như vậy", bảo mẫu Vũ Khánh Chi nói.
Theo báo cáo của UBND phường Hoàng Liệt, anh Nguyễn Văn B. thuê Vũ Khánh Chi (SN 2002, thị trấn Ngô Đồng, Giao Thuỷ, Nam Định) làm giúp việc chăm sóc con mới đẻ (1 tháng, chưa đăng ký khai sinh). Chi được thuê khoảng 1 tháng nay.
Ngày 31/5, anh B. xem camera tại phòng ngủ của con thì phát hiện khoảng hơn 2h cùng ngày, Chi có hành vi bạo hành con của anh B. Vì vậy, anh B. yêu cầu Chi đến Công an phường Hoàng Liệt làm việc.
Anh B. cho biết sức khoẻ cháu bé ổn định, không có thương tích. Công an phường Hoàng Liệt đã lập biên bản ghi nhận nội dung vụ việc trên, báo cáo Công an quận Hoàng Mai phối hợp xác minh theo quy định. Hiện Công an phường Hoàng Liệt và Công an quận Hoàng Mai đang điều tra, xác minh.
WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân Những sản phẩm ăn kiêng này không giúp giảm mỡ trong cơ thể về lâu dài mà thay vào đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn. WHO khuyến cáo mọi người nên giảm hoàn toàn độ ngọt trong chế độ ăn uống của mình. Ảnh minh họa: Shutterstock Trong hướng dẫn mới cảnh báo...