Đến năm 2030, Hà Nội sẽ vào top 3 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số
Đây là một trong những mục tiêu chính được Hà Nội đặt ra trong Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo thông tin từ Sở TT&TT Hà Nội, cơ quan này đã trình UBND TP dự thảo Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của Chương trình là đưa Hà Nội phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao, tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Xây dựng Chính quyền số là một trong những ưu tiên hàng đâu của TP Hà Nội
Theo dự thảo, từ nay đến 2030, Hà Nội sẽ thực hiện song song, vừa phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu.
Đến năm 2025, Hà Nội đề ra mục tiêu lọt vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và an toàn – an ninh mạng.Và tới 2030, vị trí của Hà Nội sẽ là một trong 3 địa phương dẫn đầu cả nước về những chỉ số trên. Bên cạnh đó là đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu (Data Science) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Để thực hiện các mục tiêu lớn này, Hà Nội sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính gồm: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Với các giải pháp cụ thể về các mảng: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế; Phát triển Hạ tầng và nền tảng số; Thông tin và Dữ liệu số; Hoạt động chuyển đổi số; An toàn, an ninh mạng; Đào tạo và phát triển nhân lực.
Cụ thể, TP Hà Nội đặt ra các chỉ tiêu như 100% hồ sơ công việc tại cấp TP, cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Hoàn thành quá trình chuyển đổi số cho các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng của TP. Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đối với phát triển kinh tế số, tới 2030, Hà Nội xác định thành phần này sẽ chiếm trên 40% GRDP của TP.Năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm.Dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, 5G sẽ được phổ cấp. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. Đồng thời, Hà Nội sẽ là Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước.
Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để đón đầu tư nước ngoài
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung, Việt Nam đang đứng trước 3 xu thế vĩ mô hứa hẹn sẽ mang đến những chuyển biến tích cực trong dòng vốn đầu tư nước ngoài từ đó sẽ tác động không nhỏ lên thị trường lao động trong nước.
Thứ nhất là sự chuyển dịch sâu rộng cơ cấu kinh tế do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thứ hai là việc tái định vị dòng chảy hàng hóa, dịch vụ quốc tế do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Thứ ba là sự tăng tốc trong chiến lược đa phương hóa đối tác và tái cấu trúc chuỗi cung ứng của các tập đoàn doanh nghiệp (DN) đa quốc gia dưới ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19.
Thị trường lao động năm 2021 sẽ rất cần nguồn lao động chất lượng cao
Những xu thế vĩ mô này đã và đang làm thay đổi căn bản thị trường lao động thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều đó dễ nhận thấy có sự dịch chuyển cơ cấu lao động từ lao động tay nghề thấp sang lao động chất lượng cao. Hiện nay, tỉ trọng lao động trong một số ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao đang gia tăng nhanh chóng. Tỉ trọng lao động trong ngành điện tử và sản phẩm điện tử đã tăng liên tục trong những năm gần đây. Việc làm sử dụng lao động phổ thông, ít kỹ năng sẽ giảm dần, thay vào đó là việc làm yêu cầu lao động có trình độ cao hơn và nhiều kỹ năng hơn. Vì thế, người lao động (NLĐ), nhất là những lao động đã có tuổi, chưa qua đào tạo, ít kỹ năng, tay nghề yếu, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với các ngành nghề mới. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một phần lớn NLĐ ở Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ mất việc.
Trong năm 2021, các DN có xu hướng tuyển dụng tập trung vào các nhân sự chất lượng cao với các công nghệ cập nhật nhất nhằm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Để đón đầu các xu hướng đầu tư nước ngoài mới và để NLĐ Việt Nam được thụ hưởng lợi ích trong một nền kinh tế bền vững, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chủ động phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo xu hướng chuyển dịch trong lao động - việc làm, nhu cầu lao động trong nước và quốc tế để thường xuyên báo cáo, tham mưu cho Chính phủ. Đồng thời sẽ khảo sát, đánh giá sát sao hơn nữa thị trường lao động ở các địa phương trọng điểm, có các phương án chuẩn bị sẵn nguồn cung ứng lao động để đón nhận các dự án mới.
Agribank thúc đẩy ngân hàng số tại khu vực nông nghiệp, nông thôn Phát hành trăm ngàn thẻ cho khách hàng khu vực nông nghiệp, lắp đặt hàng ngàn máy chấp nhận thẻ (POS), máy giao dịch tự động (ATM), Agribank góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán ở nông thôn. Agribank đã phát hành gần 300.000 thẻ cho đối tượng khách hàng ở thị trường nông nghiệp, nông thôn. Tăng phủ sóng tài...