Đến năm 2025, tái canh và cải tạo 107.000 ha cà phê
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2025, trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 107.000 ha cà phê; trong đó, trồng tái canh 75.000 ha, ghép cải tạo 32.000 ha.
Vườn cà phê tham gia dự án tái canh cà phê gắn với phát triển bền vững ở Đắk Lắk. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, năng suất vườn cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân 3,5 tấn nhân/ha. Thu nhập/ha cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo tăng 1,5 – 2 lần so với trước khi tái canh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại 5 tỉnh vùng Tây Nguyên, diện tích tái canh cà phê giai đoạn đến năm 2025 khoảng 91.000 ha; trong đó trồng tái canh 64.000 ha, ghép cải tạo 27.000 ha.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích tái canh lớn nhất với 36.000 ha, tiếp theo là Đắk Lắk 24.000 ha, Đắk Nông 18.000 ha, Gia Lai 11.000 ha, Kon Tum 2.000 ha.
Các tỉnh trồng cà phê khác như Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 16.000 ha, gồm trồng tái canh 11.000 ha và ghép cải tạo 5.000 ha.
Để đạt mục tiêu trên, UBND các tỉnh trên sẽ hoàn chỉnh kế hoạch trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê trên địa bàn; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trồng tái canh và ghép cải tạo vườn cà phê đăng ký kế hoạch với UBND cấp xã và liên hệ với ngân hàng để vay vốn tái canh cà phê.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giải pháp khoa học công nghệ được ưu tiên để nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê cho các đơn vị khoa học công nghệ thuộc Bộ và các địa phương. Cụ thể là ngành sẽ nghiên cứu, chọn tạo các giống cà phê mới thích hợp cho từng vùng sinh thái theo hướng năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, có khả năng cơ giới hóa khâu thu hoạch, rải vụ thu hoạch…
Ngành nông nghiệp cũng xây dựng hệ thống vườn giống đủ tiêu chuẩn tại các địa phương, đáp ứng đủ nhu cầu giống trồng tái canh và ghép cải tạo vườn cà phê. Cùng với đó là tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý nhà nước về giống cà phê theo quy định của pháp luật để người trồng cà phê được sử dụng giống đúng tiêu chuẩn, giá cả phù hợp.
Video đang HOT
Ngành nông nghiệp rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê phù hợp với từng vùng sinh thái, nâng cao tỷ lệ diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê thành công; từng bước nhân rộng diện tích cà phê theo mô hình cảnh quan, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Các đơn vị, địa phương tuyên truyền, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê cho người sản xuất.
Các chính sách hỗ trợ tái canh cà phê bao gồm: tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất.
Các địa phương, doanh nghiệp có thể ban hành các chính sách mới như: gói tín dụng hỗ trợ tái canh cà phê; hỗ trợ đo đạc, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trồng tái canh cà phê; hỗ trợ cây giống, chồi giống trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thúc đẩy các biện pháp hợp tác với Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế khác để hỗ trợ vay vốn ODA thực hiện trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê với lãi suất thấp; tăng cường hợp tác công tư trong khâu trồng, chế biến, tiêu thụ cà phê.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk giảm mạnh, đây là cách trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Giá cà phân nhân Đắk Lắk hôm nay tiếp tục rớt giá. Đây là lần thứ 3 liên tiếp. Cà phê Robusta tại Đắk Lắk rớt giá kể từ đầu tháng 3. Hiện cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên cũng đang trên đà giảm mạnh. Bệnh nấm hồng gây hại thế nào đối với cây cà phê và làm thế nào để phòng, trị?
Giá cà phê nhân tiếp tục giảm sâu, dân "cắn răng" bán ra
Liên tiếp kể từ đầu tháng 3, giá cà phê nhân tại Đắk Lắk đã tụt dốc không phanh. Chỉ trong 4 ngày qua, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk đã mất gần 2.000 đồng/kg. Sáng 4/3, tại Đắk Lắk, cà phê Robusta chỉ còn được mua ở mức 39.200 đồng/kg.
Chỉ trong vòng 4 ngày qua, mỗi tấn cà phê đã bị mất gần 2 triệu đồng. Ảnh: Duy Hậu.
Trong khi đó, tại Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông, cà phê Robusta chỉ được mua trung bình ở mức 39.100 đồng/kg. Riêng Lâm Đồng, cà phê nhân đã tụt xuống mức 38.600 đồng/kg.
Kể từ sau Tết Nguyên đán, giá cà phê Robusta đã tăng dần từ mức dưới 40.000 đồng lên 42.000 đồng/kg. Điều này đã khiến không ít nông dân hi vọng giá cà phê sẽ tiếp tục tốt hơn. Vì thế đã không ít người cố gắng "cầm cự".
"Tôi cố gắng cầm cự để chờ giá cà phê nhích thêm tý nữa rồi mới bán. Nhưng không ngờ chỉ trong vòng mấy ngày tình hình đã xoay chuyển. Sáng nay, gia đình vừa bán ra 2 tấn cà phê nhân, mất gần 4 triệu đồng so với cách đây 4 ngày.
Chẳng còn cách nào khác, gia đình tôi đang cần tiền. Hơn nữa, nếu cố cầm cự thêm có khi lại tiếp tục bị mất tiền"- bà Lê Thị Lựu (xã Cư Suê, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) nói.
Cũng như bà Lựu, gia đình ông Trần Văn Sum (xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar) cũng vừa phải bán cà phê với mức giá 39.200 đồng/kg.
"Bây giờ mọi thứ đều tăng cao, gia đình chỉ mong kiếm thêm được đồng nào hay đồng đó nên đã cố cầm cự. Nhưng những ngày qua, giá cà phê tụt dốc không phanh, tôi chẳng dám chờ thêm"- ông Sum nói.
Làm thế nào để trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê?
Theo tiến sĩ Phạm Công Trí, nguyên cán bộ tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, bệnh nấm hồng có tác hại không nhỏ đối với cây cà phê. Nếu bị bệnh nặng, cây cà phê có thể bị chết cành, rụng quả.
Nếu bị bệnh nấm hồng nặng, cây cà phê có thể bị chết. Ảnh: Duy Hậu.
Biểu hiện của bệnh nấm hồng là trên quả hay cành cà phê xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng như bụi phấn. Sau đó, các vết này phát triển và tạo thành một lớp phấn mỏng có màu hồng. Vết bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới cành, cuống quả.
Bệnh phát triển chạy dọc theo cành cây. Trên cây cà phê, bệnh thường nặng hơn ở các cành tầng giữa và tầng trên. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ lây lan nhanh khiến cành cà phê khô dần rồi chết.
Để sớm phát hiện bệnh, vào đầu mùa mưa nông dân nên thường xuyên thăm vườn. Thời điểm mưa nắng xen kẽ là thời điểm thuận lợi để nấm hồng phát triển. Do đó nông dân cần chú ý thăm vườn nhiều hơn vào thời điểm này. Khi phát hiện có nấm hồng, nông dân cần cắt bỏ và tiêu hủy ngay các cành nhiễm bệnh để tránh lây lan.
Hiện nay, trên thị trường có chế phẩm sinh học Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP). Đây là một loài nấm đối kháng với một số nấm bệnh gây hại. Nông dân có thể sử dụng chế phẩm này để phòng trừ bệnh nấm hồng.
Ngoài ra, khi cây cà phê bị bệnh nấm hồng phổ biến, bà con cũng có thể sử dụng thuốc hóa học phun cho cây. Nông dân nên phun ngay khi nấm hồng vẫn đang còn màu trắng.
Cũng theo tiến sĩ Trí, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị bệnh nấm hồng. Tuy nhiên, đối với các hộ dân liên kết sản xuất cà phê bền vững thì cần phải lựa chọn thuốc phù hợp.
Đối với các hộ không sản xuất cà phê bền vững thì có thể sử dụng các loại thuốc như: Copper Hydroxide (Champion 77 WP); Carbendazim (Arin 25 SC); Hexaconazole (Anvil 5 SC); Validamycin (Validacin 3 SL; Vivadamy 5 SL)... để trị bệnh.
Trồng loài cây ví như "cây nhà giàu" trong vườn tiêu, nông dân này Đắk Lắk giàu lên thật luôn Trên nhiều diện tích trồng cà phê, cao su lâu năm, già cỗi và một phần diện tích trồng tiêu không hiệu quả ở xã Ea Tar, huyện Cư M'gar (tỉnh Đắk Lắk), nông dân ở đây cũng mạnh dạn phá bỏ, trồng xen cây sầu riêng Dona và bơ booth. Những năm trở lại đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém...