Đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước
Trong giai đoạn 2021 – 2025, sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch, đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà nước.
Nhiều kết quả tích cực
Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 – 2025.
Nhìn lại giai đoạn 2016 – 2020, dự thảo đề án đánh giá việc triển khai thực hiện cơ cấu lại DNNN trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Cụ thể, về cơ chế chính sách, hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN đã được ban hành đầy đủ, tiếp tục được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước (NN), đồng thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa (CPH), thoái vốn (TV) và hạn chế thất thoát vốn, tài sản NN trong quá trình CPH, TV, cơ cấu lại DNNN.
Về triển khai thực hiện CPH, giai đoạn 2016 – 2020, đã CPH được 180 doanh nghiệp (DN), theo đó đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra là 137 DN, tuy nhiên chỉ có 39 DN thuộc kế hoạch CPH theo kế hoạch, còn 89 DN chưa hoàn thành công tác CPH. Về giá trị bán được, theo kế hoạch được phê duyệt, tổng giá trị dự kiến bán cho các đối tượng là 104.726 tỷ đồng tương đương 48% giá trị phần vốn NN tại DN. Tuy nhiên, thực tế triển khai bán cổ phần đã không thành công theo kế hoạch, tổng giá trị thực tế bán được là 22.748 tỷ đồng (đạt 23% kế hoạch dự kiến bán, tương đương 11% giá trị phần vốn NN tại DN). Tuy vậy, tổng giá trị thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN từ công tác CPH là 36.518 tỷ đồng (đạt 1,6 lần so với giá bán).
Đối với công tác TV, về TV NN tại DN theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo kế hoạch đề ra, trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ thực hiện thoái vốn tại 348 DN với tổng giá trị vốn NN theo sổ sách là khoảng 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết năm 2020 chỉ triển khai thoái vốn được tại 106 DN (đạt 30% về số lượng), với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách thoái được là 6.493 tỷ đồng (đạt 11% tổng giá trị phải thoái). Về TV NN tại các DN theo tỷ lệ vốn NN quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, đã thoái 3.785 tỷ đồng vốn NN, thu về 110.392 tỷ đồng, gấp gần 30 lần giá trị sổ sách.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Về công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, dự thảo đề án đánh giá, về cơ bản, các DNNN đã từng bước được cơ cấu lại hiệu quả hơn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thực hiện theo phương án cơ cấu lại được nâng cao, nhiều DN đã tạo ra được các sản phẩm có giá trị cao, xây dựng được thương hiệu có uy tín, ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế. Cùng với đó, các DNNN trong nhiều lĩnh vực trọng yếu đã có những đóng góp lớn trong việc đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, góp phần ổn định xã hội, đóng góp lớn trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
Phấn đấu hoàn thành sắp xếp doanh nghiệp nhà nước vào năm 2025
Dự thảo đề án đánh giá, trong giai đoạn 2016 – 2020, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan đại diện chủ sở hữu và DNNN đã có nhiều cố gắng triển khai các giải pháp theo các nhiệm vụ đề ra và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên thực tế khách quan cho thấy kết quả đạt được còn hạn chế. Do đó, yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2021 – 2025 là tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và đẩy nhanh việc xây dựng, triển khai quyết liệt các đề án cơ cấu lại để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đáp ứng một cách chủ động trước bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, cũng như sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo đó, dự thảo đề án đã đề ra nhiều nhiệm vụ cụ thể để tiếp tục triển khai công tác cơ cấu lại DNNN trong giai đoạn tiếp theo. Trước hết là hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 – 2025.
Thứ hai, xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của giai đoạn 2011 – 2020, theo hướng xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tình trạng ngừng hoạt động, thua lỗ kéo dài, thất thoát vốn NN; đồng thời xây dựng phương án và lộ trình thực hiện có hiệu quả phương án để xử lý dứt điểm tình trạng này, không để kéo dài, không để chậm trễ, gây thất thoát tài sản của NN, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Đặc biệt, xử lý theo nguyên tắc thị trường thay vì tiếp tục có sự can thiệp của NN; nếu không thể phục hồi được thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác cơ cấu lại DNNN, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các DNNN theo hình thức chủ yếu là CPH, TV các DNNN, đảm bảo công khai, minh bạch, đem lại hiệu quả cao nhất cho NN.
Theo đó, cần rà soát, đánh giá hiệu quả của phương án CPH, TV với phương án phá sản, bán toàn bộ DN, lựa chọn phương án phù hợp, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi một số tập đoàn, tổng công ty do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần do các cơ quan, tổ chức, đơn vị của NN chi phối.
Đối với những DN tiếp tục triển khai CPH, cần tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại tài chính, hoàn thành việc xác lập pháp lý cho các cơ sở nhà, đất trước thời điểm tiến hành xác định giá trị DN; thực hiện quyết toán công tác CPH đúng thời hạn, nộp tiền thu từ CPH theo đúng quy định. Đối với công tác TV NN tại DN, yêu cầu tính đúng, tính đủ giá trị phần vốn NN tại DN khi TV, nộp tiền thu từ TV theo quy định của pháp luật…/.
Imexpharm tiên phong trong nâng cao chất lượng sản phẩm
Imexpharm luôn trung thành với sứ mệnh để ngày càng nhiều người dân Việt có thể sử dụng thuốc đạt tiêu chuẩn hàng đầu trên thế giới với giá thành phù hợp với túi tiền của mình.
Năm 2020 đi qua với quá nhiều khó khăn và thách thức cho nền kinh tế cũng như cho các doanh nghiệp. Ngành dược từ lâu đã có tính phòng thủ tốt, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh thì có thể hưởng lợi ở một số khía cạnh nào đó theo nhận xét của nhiều người.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng trong tình hình của đại dịch lần này, các doanh nghiệp dược cũng phải gánh chịu những hệ lụy từ sự suy giảm chung của tổng cầu và thu nhập của người dân giảm sút.
Nhà máy IMP2 (IMEXPHARM) - một trong những nhà máy đạt chuẩn EU-GMP
Trong năm vừa qua, đã có nhiều doanh nghiệp dược chứng kiến doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, nhưng không vì thế mà bức tranh ngành trở nên ảm đạm, vì vẫn có nhiều doanh nghiệp quản trị tốt rủi ro, kiểm soát chi phí và thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng tốt.
Trong hoàn cảnh đại dịch, ngành y tế nói chung và dược phẩm nói riêng đã hỗ trợ tích cực trong việc cung cấp các sản phẩm điều trị và phòng dịch, bên cạnh đó Việt Nam còn xuất khẩu một số thiết bị y tế và thuốc sang các nước khác, đây là một tín hiệu đáng mừng và thắp lên kỳ vọng về sự phát triển của ngành y dược Việt Nam trong tương lai.
Đối với Imexpharm, từ năm 2019, tiếp cận tốt hơn với thị trường ETC nhờ vào các giải pháp riêng biệt cũng như các chính sách của nhà nước dần ưu tiên cho thuốc sản xuất trong nước.
Thị trường OTC năm 2020 gặp nhiều khó khăn do phải chịu tác động từ nhiều phía bao gồm: suy thoái kinh tế từ đại dịch, thị trường bước vào giai đoạn bảo hòa và Thông tư 02 về quản lý thuốc kê đơn tại nhà thuốc.
Sự biến động chi phí nguyên phụ liệu đầu vào cũng góp phần thêm những thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Imexpharm trong năm 2020, nhưng công ty đã chủ động ứng phó tốt thông qua công tác dự báo và tích trữ nguyên vật liệu. Nhờ đó mà lợi nhuận sau thuế của Imexpharm trong năm 2020 tăng trưởng tốt ở mức 29,1%.
Năm 2021, theo Bộ y tế thì khó có khả năng kiểm soát được dịch bệnh trong 6 tháng đầu năm, cho nên ngành dược cũng như những ngành khác sẽ tiếp tục đương đầu với những khó khăn, thử thách.
Imexpharm vẫn tin tưởng sâu sắc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của chính phủ Việt Nam cũng như sự phát triển bền vững và tăng trưởng ổn định của ngành trong dài hạn.
Quỹ tiền tệ quốc tế đã dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 6,6% trong 5 năm tới, do đó, với sự già hóa dân số hiện nay thì chi tiêu cho dược phẩm dự đoán sẽ tăng cùng với GDP và ngành dược Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng tốt.
Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp dược trong nước đầu tiên sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn tiên tiến để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và góp phần thúc đầy sự phát triển ngành dược nước nhà. Theo nhiều chuyên gia dự đoán việc sử dụng các loại thuốc generic nội địa trong điều trị sẽ tăng trong giai đoạn sắp tới xuất phát từ việc chất lượng thuốc được cải thiện đáng kề và việc ưu tiên sử dụng thuốc nội của bộ Y tế.
Imexpharm nhìn nhận thách thức trong năm 2021 nhưng công ty cũng đầy lạc quan về một năm mới khi mà Imexpharm luôn có sự chuẩn bị để đối phó với những biến động thị trường cũng như luôn đi tiên phong trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng nhiều người dân Việt có thể sử dụng thuốc đạt tiêu chuẩn hàng đầu trên thế giới với giá thành phù hợp với túi tiền của mình.
Lãi suất huy động tiếp tục giảm, chờ tín hiệu từ lãi suất cho vay Với việc lãi suất huy động tiếp tục giảm, kỳ vọng lãi suất cho vay cũng giảm theo để hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2021... ... Doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm sau Tết Nguyên đán 2021 Trước kỳ nghỉ Tết, nhiều ngân hàng thương mại có vốn...