Đến năm 2022, đường sắt cần 3.800 tỷ đồng thay thế tàu cũ
Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam ( VNR) cho biết, giai đoạn 2021-2025, theo Nghị định 65/2018NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2017, các doanh nghiệp vận tải đường sắt sẽ phải thay thế các phương tiện hết niên hạn sử dụng.
Đến năm 2022, đường sắt cần 3.800 tỷ đồng thay thế tàu cũ. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Theo đó, tính đến ngày 31/12/2022, VNR và các công ty cổ phần vận tải đường sắt sẽ phải thanh lý khoảng 60 đầu máy, gần 1.000 toa xe hàng và 500 toa xe khách. Để thay thế hết số phương tiện này, dự kiến, VNR sẽ phải huy động khoảng 6.822 tỷ đồng.
Tuy nhiên, căn cứ theo nhu cầu thực tiễn trong tổ chức khai thác vận tải, VNR dự kiến nhu cầu đóng mới đầu máy, toa xe giai đoạn này với tổng mức vốn đầu tư khoảng 3.769 tỷ đồng. Trong đó, việc triển khai “Dự án đầu tư đầu máy giai đoạn 2016-2020″ của Công ty mẹ cần 1.109 tỷ đồng; các dự án đầu tư toa xe của công ty cổ phần vận tải đường sắt là 2.660 tỷ đồng.
Từ năm 2016 đến nay, VNR đã hoàn thành đóng mới và đưa vào khai thác 150 toa xe khách chất lượng cao với tổng mức đầu tư hơn 1.552 tỷ đồng; 300 toa xe chuyên chở container với tổng mức đầu tư 347 tỷ đồng và nâng cấp 37 toa xe khách với tổng mức đầu tư hơn 90 tỷ đồng.
Lãnh đạo VNR cho biết, nếu như trước đây, ngành đường sắt phải nhập khẩu 100% phương tiện vận tải thì hiện tại, VNR đã có thể chủ động sản xuất, cung cấp tất cả các loại toa xe đáp ứng nhu cầu vận tải với tỷ lệ nội địa hóa từ 20-40%.
Đường sắt chạy lại tuyến Hà Nội - Vinh, tăng tần suất tuyến Hà Nội - Hải Phòng
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) sẽ tiếp tục chạy lại tuyến Hà Nội - Vinh và tăng thêm tàu tuyến Hà Nội - Hải Phòng.
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) sẽ tiếp tục chạy lại tuyến Hà Nội - Vinh và tăng thêm tàu tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN
Cụ thể, từ ngày 7/9/2020, tuyến Hà Nội - Vinh chạy lại hàng ngày đôi tàu NA1/NA2. Tàu NA1 xuất phát tại ga Hà Nội lúc 22h45, đến ga Vinh lúc 5h16. Tàu NA2 xuất phát tại ga Vinh lúc 22h05, đến ga Hà Nội lúc 5h10.
Tuyến Hà Nội - Hải Phòng, từ ngày 1/9/2020, chạy thường xuyên hàng ngày đôi tàu LP3/LP8, nâng lên 2 đôi tàu chạy hàng ngày trên tuyến gồm: LP5/LP6 và LP3/LP8.
Tàu LP5 xuất phát tại ga Hà Nội lúc 15h20, ga Long Biên lúc 15h30 và đến ga Hải Phòng lúc 16h52; tàu LP6 xuất phát tại ga Hải Phòng lúc 9h05, đến ga Long Biên lúc 11h32 và ga Hà Nội lúc 11h40.
Tàu LP3 xuất phát tại ga Hà Nội lúc 9h17, ga Long Biên lúc 9h28 và đến ga Hải Phòng lúc 12h00; tàu LP8 xuất phát tại ga Hải Phòng lúc 15h00, đến ga Long Biên lúc 17h30 và ga Hà Nội lúc 17h38.
Ngoài ra, từ ngày 4/9/2020, chạy đôi tàu LP7/HP2 từ thứ Sáu đến Chủ nhật hàng tuần. Tàu LP7 xuất phát tại ga Hà Nội lúc 18h15, ga Long Biên lúc 18h26 và đến ga Hải Phòng lúc 20h55; tàu HP2 xuất phát tại ga Hải Phòng lúc 18h40, không dừng ở ga Long Biên và đến ga Hà Nội lúc 21h06.
Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, các đoàn tàu xuất phát hay kết thúc hành trình tại ga Long Biên. Riêng thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, tết, các tàu xuất phát hay kết thúc hành trình tại ga Hà Nội.
Ngổn ngang ngành đường sắt Dự kiến doanh thu giảm và lỗ hà-ng ngàn tỷ đồng trong năm 2020, các công ty bảo trì đường sắt phải đi vay tiền trả 11.000 nhân viên trong nhiều tháng qua. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN đánh giá toàn diện đề xuất điều...